Monday, October 8, 2018

"Gấu Nga bị cướp trắng trợn, liên tiếp vồ hụt cá lớn": Siêu cường thất thế?

"Gấu Nga bị cướp trắng trợn, liên tiếp vồ hụt cá lớn": Siêu cường thất thế?
Vào tháng 1/2019, Công ty LOTN của Slovakia sẽ bàn giao cho các lực lượng vũ trang Afghanistan chiếc máy bay trực thăng Mi-17V-5 thứ 2 mới được tu sửa mà "không cần người Nga".

Cuộc đối đầu của Slovakia và Nga giành quyền sửa chữa các máy bay trực thăng Mi-17V-5 tại Afghanistan từng bước đang biến thành cuộc tranh cãi vì giá trị hợp đồng lên tới hàng chục triệu USD. Vấn đề liên quan tới các máy bay trực thăng Mi-17 danh tiếng mà Mỹ mua của Nga từ năm 2011 để chống lại lực lượng Taliban.

Sau đó gói thầu cung cấp dịch vụ bảo dưỡng các máy bay này đã được niêm yết. Tuy nhiên, một Công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng Slovakia, những năm gần đây đang cố gắng giành các hợp đồng của Công ty Trực thăng Nga (Russian Helicopters, thành viên của Tập đoàn Rostec).

Được biết, vào tháng 1/2019 tới đây, Công ty LOTN của Slovakia sẽ bàn giao cho các lực lượng vũ trang Afghanistan chiếc máy bay trực thăng Mi-17V-5 thứ 2 mới được tu sửa mà "không cần người Nga".

"Nẫng tay trên" công việc của người Nga

Đương nhiên, trên thế giới tồn tại một thực tế khi một công ty thì sản xuất khí tài quân sự, còn công ty khác thì bảo dưỡng. Tuy nhiên, trường hợp liên quan tới việc của Công ty LOTN (Slovakia) sữa chữa các máy bay trực thăng Mi-17V-5 do Nga chế tạo lại hơi khác một chút.

Russian Helicopters tuyên bố rằng Công ty đến từ Slovakia không có giấy phép và quyền thực hiện công tác đại tu các máy bay trực thăng vận tải quân sự do Nga chế tạo.

Gấu Nga bị cướp trắng trợn, liên tiếp vồ hụt cá lớn: Siêu cường thất thế? - Ảnh 1.

Máy bay trực thăng Mi-17V-5 do Nga chế tạo trong biên chế Quân đội Afghanistan.

Tuy nhiên, điều này không khiến LOTN phải e dè bởi cách đây không lâu, tờ Hospodarske Noviny của Slovakia công khai đưa tin về dự định của đơn vị này rằng họ sẽ sửa chữa từ 10 đến 36 chiếc Mi-17 (trong tổng số 45 chiếc của Quân đội Afghanistan).

Tổng giá trị bản hợp đồng tiềm năng này lên tới 122 triệu USD - con số vượt gấp 10 lần doanh thu hàng năm của toàn bộ LOTN.

Slovakia vi phạm quy định như thế nào?

Tất cả những điều này được nêu rõ trong văn bản của Bộ Quốc phòng Afghanistan, cụ thể như sau:

"Toàn bộ linh kiện trong 45 chiếc máy bay được tu sửa sẽ không được tái xuất và chuyển giao cho các quốc gia khác mà không được sự chấp thuận của Nga.

Tuy nhiên, giấy chứng nhận ủy quyền sửa chữa từng được Nhà máy trực thăng Moscow mang tên Mil (đơn vị thuộc Russian Helicopters) cấp cho công ty LOTN để tu sửa các máy bay Mi-8/Mi-17 đã hết hạn từ năm 2016".

Có thể thấy Slovakia "thích làm gì thì làm", bất chấp các quy định cấm. Công ty LOTN đã nghĩ ra lời biện hộ chính thức. Giám đốc của công ty này tuyên bố rằng theo một điều khoản trong bản hợp đồng có nói:

"Công tác tu sửa có thể được thực hiện ở trong nước, theo giấy chứng nhận được cấp bởi chính quyền Slovakia với sự đồng thuận của Mỹ".

"Được bảo kê" bởi Washington?

Sự ngang ngược tương tự ở cấp độ quốc tế một lần nữa chứng tỏ rằng Phương Tây, kể cả những quốc gia nhỏ như Slovakia, không sẵn sàng tuân thủ những điều kiện đơn giản trong hoạt động kinh doanh.

Đương nhiên, Công ty LOTN hành xử kiểu "bất chấp mọi thứ" vì đã nhận được sự hậu thuẫn phi chính thức của Nhà Trắng.

Dường như Mỹ đã lợi dụng bối cảnh tinh thần bài Nga gia tăng ở nhiều quốc gia để "ngấm ngầm hoặc trắng trợn" khuyến khích các biện pháp cấm vận, nhằm bằng mọi giá ngăn chặn Công ty Trực thăng Nga (Russian Helicopters) có được bản hợp đồng sửa chữa các cỗ máy chiến đấu Mi-17V-5 tại Afghanistan?

No comments:

Post a Comment