Mỹ được cho là đã phát đi mệnh lệnh không chính thức với Ấn Độ, rằng nếu New Delhi đưa ra một cam kết mua các máy bay chiến đấu F-16 thì Washington sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật Chống các Đối thủ của Mỹ thông qua Trừng phạt (CAATSA) trước việc Ấn Độ đã ký mua các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 của Nga.
Tuy nhiên, nhà báo Kamlendra Kanwar của kênh truyền hình News Nation cho rằng, động thái này của Mỹ là "một hành động tống tiền trắng trợn rất đáng lên án".
Theo Kamlendra Kanwar, mặc dù Ấn Độ chắc chắn đã từ chối đưa ra một bảo đảm như vậy nhưng sức ép lên Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi sẽ vẫn không ngừng tăng. Rõ ràng, chẳng có mục một mục đích cao thượng nào của Mỹ ẩn sau việc phản đối thương vụ S-400 giữa Ấn Độ và Nga cả. Động cơ của Mỹ rất trắng trợn và vụ lợi.
Trong những ngày cầm quyền cuối cùng, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã bán các máy bay F-16 cho Pakistan - một đối thủ của Ấn Độ, bất chấp hồ sơ tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố của chính phủ nước này.
Do đó, những tuyên bố ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực của Mỹ rõ ràng chỉ là những lời nói vô nghĩa và phục vụ lợi ích vị kỷ của Washington.
Theo kế hoạch dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman sẽ có chuyến thăm song phương tới Mỹ lần đầu tiên vào giữa tháng 12/2018 và rất có thể nhân sự kiện này, Mỹ lại tiếp tục tìm cách gây sức ép đòi Ấn Độ mua chiến đấu cơ F-16 hoặc F-18.
Tiêm kích F-16 Fighting Falcon. Ảnh: Lockheed Martin
Một trong những lý do chủ chốt mà Ấn Độ từ chối mua F-16 của Mỹ là bởi chúng không tương thích với các tên lửa Brahmos và thực tế các máy bay này đã có trong kho vũ khí của Pakistan từ 3 thập kỷ nay.
Việc Mỹ "mời chào" Ấn Độ mua F-16 đã được chủ động đưa ra trong hội nghị 2+2 giữa Ấn Độ và Mỹ với sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và những người đồng cấp Ấn Độ là bà Sushma Swaraj và Nirmala Sitharaman.
Trong bài phát biểu tuần trước với báo giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã úp mở đe dọa khi tuyên bố Ấn Độ sẽ "sớm nhận được câu trả lời" liệu Mỹ có áp đặt lệnh trừng phạt lên New Delhi hay không.
Mặc dù để nhận được quyền miễn trừ theo đạo luật CAATSA, bên cạnh rất nhiều các yêu cầu khác, thì những quốc gia được áp dụng phải cắt giảm đáng kể sự phụ thuộc vào vũ khí Nga. Lệnh trừng phát sẽ kích hoạt ngay cả khi New Delhi chỉ chi trả một phần cho hợp đồng mua hệ thống tên lửa S-400 từ Nga, điều có thể diễn ra ngay trong năm nay.
Xét tới thực tế Ấn Độ vô cùng cần thiết phải có các trang thiết bị vũ khí mà New Delhi mua từ Nga trước đây thì việc mong chờ Ấn Độ ngưng tất cả hoạt động nhập khẩu quốc phòng của Moscow là một điều phi thực tế.
Việc Ấn Độ có thể đang chuẩn bị cho khả năng mua F-16 hay F-18 nảy sinh từ thực tế Không quân Ấn Độ đã công bố Đề nghị Cung cấp Thông tin (RFI) về 114 máy bay chiến đấu theo một tiến trình đấu thầu cạnh tranh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Ấn Độ sẽ chọn F-16 hay F-18.
Nhà báo Kamlendra Kanwar cho rằng, nếu cứ nhất quyết ép Ấn Độ từ bỏ S-400 để được miễn trừ lệnh trừng phạt thì Mỹ đã không đánh giá đúng thực tế New Delhi đặc biệt cần những vũ khí này để đối phó với các thách thức đến từ Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng đã mua các hệ thống phòng thủ tiên tiến S-400 từ Nga và theo Kamlendra Kanwar, đây chính là một mối đe dọa rất lớn đối với các lợi ích an ninh của Ấn Độ và hệ quả kéo theo sẽ làm tổn hại chính các kế hoạch toàn cầu của Mỹ.
Hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga thực chiến
No comments:
Post a Comment