Các máy bay thế hế thứ nhất lọt vào tay Mỹ từ Hàn Quốc. Những máy bay MiG-21 đầu tiên – từ tay Israel.
Sau này, vào cuối thập niên 70, sau khi tổng thống Ai Cập Sadat cắt đứt tất cả các mối quan hệ với Liên Xô, những mẫu máy bay hiện đại vào thời điểm đó như MiG-21 và MiG-23 đã được đưa tới Phương Tây, trong đó có Mỹ.
Khí tài này được nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng, chúng được thử nghiệm trong các cuộc huấn luyện chiến đấu với những máy bay tiêm kích của Mỹ.
Nếu như trước khi Liên Xô tan rã, các máy bay lọt vào tay Mỹ một cách bí ẩn nhờ những chiến dịch tình báo, thì sau năm 1991 không có bất cứ vấn đề nào. Đức đã chuyển sang phía bên kia đại dương lô hàng lớn khí tài của quân đội Đông Đức.
Các máy bay MiG-29 vẫn còn được lực lượng không quân của quốc gia này giữ lại. Người Đức không chỉ cho phép nghiên cứu khí tài quân sự nói trên, mà còn thường xuyên tham gia các cuộc tập trận chung, nơi mà người Mỹ tiếp thu được những kinh nghiệm tốt để chống lại loại máy bay này.
Tiêm kích MiG-29 của Không quân Nga.
Gần 20 chiếc MiG-29, bao gồm cả các phiên bản nâng cấp "9-13" đã được mua lại từ Moldova. Theo một số thông tin, một phần các máy bay này vẫn được sử dụng cho tới nay. Điều tương tự cũng xảy ra với các máy bay Su-27 của Ukraine.
Tiêm kích Su-27 của Không quân Ukraine.
Chúng đã giúp đỡ những phi công Mỹ luyện tập kỹ năng chiến đấu với các mục tiêu siêu cơ động.
Cũng cần phải nêu rõ rằng người Mỹ thường xuyên mời các đơn vị không quân đang sử dụng các cỗ máy của Nga tham gia vào những cuộc tập trận của mình.
Lấy ví dụ, các máy bay Su-30MKI của Ấn Độ đã tham gia vào cuộc tập trận "Cờ đỏ". Ngoài ra, những máy bay MiG-21 phiên bản nâng cấp của Ấn Độ cũng từng tham gia "chiến đấu" với các máy bay Mỹ.
Mig-29SMT lần đầu tiên được triển khai tới Syria
No comments:
Post a Comment