Theo đó, các hình ảnh do LNA công bố cho thấy họ đã bắt sống một tổ hợp tên lửa phòng không vác vai FN-6 (MANPAD) do Trung Quốc sản xuất từ tay Quân Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) trong các trận chiến ở ngoại ô Tripoli.
Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai FN-6 có tầm bắn tối đa 6km. Loại tên lửa phòng không tầm thấp này có tốc độ tối đa 360m/s khi bắn đón và chúng được trang bị đầu do hồng ngoại với khả năng phóng và quên.
Dòng tên lửa này chưa từng được sử dụng trong Quân đội Libya trước đó. Các chuyên gia cho rằng chúng được cung cấp cho GNA bởi Qatar hoặc Sudan. Chỉ có 2 quốc gia thuộc khối Ả Rập này có sử dụng tên lửa FN-6 do Trung Quốc sản xuất.
Các cấu phần của tổ hợp tên lửa phòng không vác vai FN-6 (MANPAD) do Trung Quốc sản xuất bị LNA bắt sống.
Đồng thời, 2 quốc gia kể trên được cho là đã chuyển giao cho phiến quân khủng bố ở Syria ngay từ những năm đầu xảy ra cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông này.
Vài ngày trước, Babak Taghvaee, một nhà phân tích quốc phòng Iran tuyên bố chính lực lượng GNA đã dùng 1 tên lửa FN-6 bắn hạ tiêm kích MiG-21 của Không quân Libya (thuộc LNA) vào ngày 14/04/2019. Các bức ảnh vừa được công bố càng khẳng định nhận định của chuyên gia này là chính xác.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Kênh truyền hình Egyptian ON TV (Ai Cập) cách đây 2 năm, Thiếu tướng Ahmed al-Mesmari, một người phát ngôn của LNA cáo buộc Qatar đã cung cấp loại tên lửa này cho các lực lượng GNA và nhiều nhóm cực đoan khác ở Libya.
Người phát ngôn này cho biết tên lửa phòng không vác vai FN-6 được sử dụng không chỉ để chống lại các máy bay chiến đấu của LNA mà thậm chí còn nhằm bắn cả vào chiến đấu cơ của Không quân Ai Cập.
Loại MANPAD này đã đặt ra một mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm đối với tình hình an ninh và ổn định ở khu vực Bắc Phi. Các tên lửa này được cung cấp cho phiến quân Syria đã rơi vào tay khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS/ISIS) và xuất hiện ở các khu vực lân cận Iraq và Li-băng.
No comments:
Post a Comment