Wednesday, April 24, 2019

Điều tàu sân bay tới Địa Trung Hải, Mỹ đanh thép tuyên bố: Nga phải biết mình là ai!

Điều tàu sân bay tới Địa Trung Hải, Mỹ đanh thép tuyên bố: Nga phải biết mình là ai!
Điều tàu sân bay tới Địa Trung Hải, Mỹ đanh thép tuyên bố: Nga phải biết mình là ai!
Washington cho rằng, Nga đang triển khai ngày càng nhiều lực lượng quân sự tới các khu vực có xung đột lợi ích ngoại giao với Mỹ.

Tàu sân bay Mỹ "song kiếm hợp bích"

Ngày 23/4, hai nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) của Hải quân Mỹ, gồm USS Abraham Lincoln và USS John C. Stennis đã bắt đầu các hoạt động song song trên Biển Địa Trung Hải. Hai nhóm tác chiến hùng hậu này gồm có hơn 10 tàu chiến, 130 máy bay và 9.000 thủy thủ và lính thủy quân lục chiến.

Thông thường, CSG gồm có một tàu sân bay, một tàu tuần dương, một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, một tàu ngầm tấn công và một tàu hỗ trợ hậu cần.

"Các nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ tiến hành huấn luyện chiến đấu với nhiều kịch bản đặt ra cùng với các đồng minh và đối tác chủ chốt ở mặt trận châu Âu", thông cáo báo chí chính thức của Hải quân Mỹ cho biết.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2016, hai tàu sân bay Mỹ cùng được triển khai hoạt động trên biển Địa Trung Hải.

Đại sứ Mỹ tại Nga, ông Jon M. Huntsman Jr. đã làm việc với Tư lệnh các lực lượng hải quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi - Đô đốc James Foggo, tại căn cứ hải quân Naples và đưa ra một số bình luận cứng rắn liên quan tới quan hệ Nga - Mỹ hiện nay.

"Mỗi một tàu sân bay Mỹ hoạt động trên biển Địa Trung Hải lần này đại diện cho 100.000 tấn ngoại giao quốc tế", ông Huntsman phát biểu đầy ví von.

"Đối thoại và truyền thông ngoại giao cùng với một khả năng phòng thủ mạnh mẽ mà các tàu sân bay này mang lại sẽ cho Nga thấy rằng nếu họ thực sự muốn tìm kiếm mối quan hệ tốt hơn với Mỹ, họ phải từ bỏ các hoạt động gây mất ổn định trên khắp thế giới".

Điều  tàu sân bay tới Địa Trung Hải, Mỹ đanh thép tuyên bố: Nga phải biết mình là ai! - Ảnh 1.

F/A-18E Super Hornet Hải quân Mỹ hạ cánh xuống tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN 72). Ảnh: Hải quân Mỹ

Mỹ phát đi thông điệp cứng rắn: Nga phải biết mình là ai! 

Phía Mỹ cho rằng, Nga đang triển khai ngày càng nhiều lực lượng quân sự tới các khu vực có xung đột ngoại giao với Mỹ. Tại Syria chẳng hạn, Moscow duy trì ở đây một sự hiện hiện quân sự quy mô lớn và đang xúc tiến thuê cảng Tartous dài hạn.

Ở biển Đen, Hải quân Nga đã nâng cấp đáng kể cảng Sevastopol, Crimea và triển khai tới đây nhiều tàu chiến và tàu ngầm cải tiến mới. Mỹ và các đồng minh cũng cáo buộc Nga đang ngày càng quyết đoán và gia tăng sự hiện diện ở Đại Tây Dương và Bắc Cực.

"Chúng tôi sẽ không bị cản trở bởi bất cứ đối thủ tiềm ẩn nào. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bảo vệ các lợi ích của Mỹ cũng như của đồng minh trên khắp thế giới". Đô đốc James Foggo tuyên bố khi đang có mặt trên tháp điều khiển tàu sân bay Abraham Lincoln.

Việc đồng thời triển khai hai nhóm tác chiến tàu sân bay như đề cập ở trên là minh chứng cho sức mạnh quân sự của Mỹ và được đánh giá là nỗ lực gây áp lực với Nga, trước hết về sự hỗ trợ của Moscow đối với chính phủ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.

Theo nhiều nguồn tin được loan tải và thậm chí là cả những tuyên bố ở ngoại giao cấp cao, Mỹ đang công khai cân nhắc tiến hành một hành động quân sự ở Venezuela sau khi nỗ lực lật đổ chính quyền của Tổng thống Maduro "bằng các biện pháp mềm" có vẻ như đã thất bại.

Một mục tiêu khác nữa là Mỹ muốn thể hiện tầm ảnh hưởng đối với các đồng minh và đối tác chủ chốt ở châu Âu.

Các vấn đề ở Ukraine ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với chính quyền Washington sau khi diễn viên hài Volodymyr Zelensky giành được chiến thắng quyết định trước ông Petro Poroshenko trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống cuối tuần trước.

Điều tàu sân bay tới Địa Trung Hải, Mỹ đanh thép tuyên bố: Nga phải biết mình là ai! - Ảnh 2.

Tàu sân bay USS John C. Stennis. Ảnh: Hải quân Mỹ

Hiện đang có những mối lo ngại cho rằng, chính sách thực sự của Tổng thống mới đắc cử Zelensky sẽ khác biệt đáng kể so với người tiền nhiệm Poroshenko. Số phiếu ủng hộ cao mà ông Zelensky giành được rõ ràng đang khiến các "đối tác phương Tây" quan ngại.

Trong bối cảnh này, Washington và các đồng minh từ chính phủ Ukraine hiện tại phải chuẩn bị cho chính bản bản thân họ điều kiện an toàn trước những "thay đổi bất ngờ" có thể diễn ra trong chính sách mới của Ukraine.

TIN LIÊN QUAN
  • Vũ khí cực kỳ lợi hại của Trung Quốc đang bảo vệ Thủ tướng một cường quốc quân sự?

  • Mỹ hãy lắng nghe đây: Những gì Nga chưa làm được ở Syria thì sẽ phải làm được ở Venezuela!

  • Tiền đồ "tối đen như mực" của KQ Nga: MiG-35 không thể cất cánh, Su-57 chẳng ai thèm mua?

Cuộc tập trận quy mô lớn mà Mỹ triển khai ở Địa Trung Hải còn có một mục tiêu nữa là bảo đảm các lợi ích của Mỹ ở Libya. Washington đang tìm mọi cách để ngăn chặn sự bành trướng rõ rệt của Nga và cả Trung Quốc trong khu vực ngay cả khi Quân đội Quốc gia Libya do tướng Khalifa Haftar lãnh đạo giành quyền kiểm soát Tripoli.

Trong khi tình hình ở Syria vẫn còn tương đối yên ả, chưa thấy dấu hiệu leo ​​thang rõ rệt nào thì việc gây áp lực lên Iran được cho là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông.

Điều này buộc người ta phải nghĩ tới việc, mặc dù truyền thông Mỹ chĩa mũi dùi vào Nga, nhưng có vẻ như nó đang che giấu đi các hành động gây áp lực chống Iran.

Do đó, không loại trừ kích bản, các lực lượng Mỹ đang tập trung trong khu vực có thể sẵn sàng hành động nếu Nhà Trắng ra lệnh tấn công Iran và các tổ chức có liên hệ với Iran ở Trung Đông.

Hai tàu sân bay Mỹ triển khai tới Địa Trung Hải nhằm gửi thông điệp mạnh mẽ tới Nga

No comments:

Post a Comment