Điểm mạnh khi bảo vệ xe tăng Abrams bằng uranium nghèo
Một trong những đặc điểm của chiếc xe tăng Mỹ "Abrams" là các tấm giáp mà trong thành phần có chứa uranium nghèo.
Vào năm 1988, trong phiên bản M1A1HA đã bắt đầu sử dụng lớp chống đạn bằng uranium thế hệ thứ nhất được gọi là uranoceramic UO87.
Vào năm 1990, các xe tăng được trang bị lớp chống đạn bằng uranium thế hệ thứ hai UO1-100 trong các túi nhôm.
Vào thời điểm hiện tại, các phiên bản M1A2SEP có sử dụng lớp chống đạn thế hệ thứ ba UO100 với lớp uranium phủ than chì nằm trong lớp bọc bằng Titan.
Sắp tới người Mỹ dự kiến sẽ chuyển sang bảo vệ Abrams bằng UO thế hệ thứ tư.
Khả năng chịu đựng tương ứng của lớp giáp có uranium đối với các loại đạn xuyên giáp năng lượng động học (KE) là 960mm, còn đối với các loại đạn nổ lõm – 1600mm.
Để so sánh, lớp giáp bằng uranium thế hệ đầu tiên có khả năng chịu đựng đạn KE tương đương 470mm và đạn nổ lõm là 650mm. Có nghĩa là những chỉ số mới này có thể được coi là điểm cộng.
Xe tăng M1 Abrams phần lớn bị phá hủy là do bị tấn công từ khu vực sau tháp pháo.
Lớp giáp uranium vẫn có những khiếm khuyết
Độ đặc của uranium nghèo gấp khoảng 1,7 lần độ đặc của chì, do đó nó nặng hơn. Vì khối lượng của lớp giáp này nặng hơn, nên nó chỉ được sử dụng cho phần trước của tháp pháo và thân xe.
Do đặc điểm kết cấu, nên không thể uốn được các tấm giáp bằng uranium, từ đó dẫn tới sự "vuông thành sắc cạnh" và làm cho các xe tăng "Abrams" có kích cỡ rất cồng kềnh. Đó là một điểm trừ.
Một trong những khía cạnh không kém phần quan trọng là sự an toàn của tổ lái.
Mặc dù uranium nghèo ít có chất phóng xạ hơn uranium bình thường và khả năng phóng xạ của nó bị hạn chế bởi một lớp phủ, nhưng như bất cứ kim loại nặng nào khác, nó vẫn gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người.
Khi chiếc xe tăng bị tấn công và các lớp giáp bằng uranium bên trong xe bị hư hỏng, có thể sẽ tạo ra các hạt bụi phóng xạ cực nhỏ, mà khi hít phải sẽ tác động xấu tới sức khỏe.
Kể cả khi bị trúng đạn nhưng lớp giáp không bị xuyên thủng, thì vẫn xảy ra quá trình phát tán những thành phần phóng xạ nguy hiểm xung quanh chiếc xe tăng và gây ô nhiễm môi trường.
Độc tính và những thông số phóng xạ gây hại từ lớp giáp bằng uranium cũng tăng lên đáng kể nếu gặp hỏa hoạn. Tổ lái sẽ hít vào những chất khí nguy hiểm, tác động không tốt cho sức khỏe của lính xe tăng.
Trước đó ở Mỹ, nhóm các bác sĩ độc lập đã từng triển khai đánh giá ảnh hưởng của uranium hiếm đối với các tổ lái xe tăng từng có thời gian dài vận hành những cỗ máy được trang bị lớp bảo vệ bằng UO.
Họ bắt đầu rất hào hứng, tuy nhiên sau đó các cuộc nghiên cứu bất ngờ bị khép lại.
Có ý kiến cho rằng các bác sĩ đã không được tạo điều kiện để hoàn thành báo cáo, vì sự tác động thực sự của uranium lên sức khỏe có thể trở thành lý do để người ta không cho phép sử dụng nó.
Bởi vậy, công nghệ này vẫn được sử dụng và phát triển, bất chấp có rất nhiều ý kiến chỉ trích ở ngay bên trong nước Mỹ. Và không có bất cứ nghiên cứu y sinh nào chính thức được thực hiện. Ít ra, thì không có bất cứ kết quả nào được công bố công khai.
Xe tăng M1 Abrams của Mỹ.
No comments:
Post a Comment