Tàu chiến là một phần quan trọng của hạm đội trên mặt nước, chúng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào khả năng và chức năng của chúng. Hai loại tàu chiến phổ biến được sử dụng trong hầu hết các hải quân là khinh hạm (frigate) và khu trục hạm (destroyer).
Cả hai đều được thiết kế để có khả năng cơ động nhanh chóng và có thể được sử dụng để hộ tống và bảo vệ các tàu lớn hơn khỏi các mối đe dọa trên không, trên mặt nước và dưới nước.
Sự giống nhau giữa khinh hạm và khu trục hạm đã dẫn đến việc một số hải quân châu Âu sử dụng các thuật ngữ lẫn lộn cho nhau. Theo đánh giá của Global Fire Power Index 2019 trên thực tế sử dụng thì khinh hạm phổ biến hơn.
Hầu hết hải quân trên thế giới sở hữu khinh hạm như một phần của hạm đội hải quân, trong khi chỉ có 13 quốc gia sở hữu khu trục hạm. Vậy khác biệt chính giữa chúng là gì?
"Gã khổng lồ" Khu trục hạm tàng hình DDG-1000 lớp Zumwalt của Mỹ.
Hầu như mọi lực lượng hải quân trên thế giới đều có khinh hạm
Trong số 55 quốc gia sở hữu khinh hạm, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới với 52 khinh hạm thuộc ba lớp khác nhau, theo sau và đáng ngạc nhiên lại là Đài Loan (24) và Mỹ (22).
Khu trục hạm thì ngược lại, nó kém phổ biến hơn nhiều, chỉ có một số ít hải quân có tiềm lực mới sở hữu loại tàu chiến này. Hải quân Hoa Kỳ sở hữu số lượng khu trục nhiều nhất với 68 chiếc hiện đang phục vụ. Đứng thứ hai là Nhật Bản (37), tiếp theo là Trung Quốc (33).
Một số quốc gia có nền kinh tế đáng kể trên thế giới, chẳng hạn như Tây Ban Nha và Đức, chính thức không có khu trục hạm mặc dù đa phần khinh hạm của họ gần giống với những gì các quốc gia kể trên sẽ xác định là khu trục hạm.
Khu trục hạm Taizhou (số 138) của Hải quân Trung Quốc.
Khác biệt cơ bản: Khu trục hạm thường lớn hơn, nhiều chức năng hơn và nhanh hơn
Khu trục hạm có nhiều kích cỡ. Các loại khu trục hạm nhỏ như lớp Daring Type 45 của Hải quân Anh và hay lớp Project 956 Sovremenny của Nga, có chiều dài khoảng 150m, với chiều rộng mép nước khoảng 17-18m.
Các loại khu trục hạm lớn như lớp Zumwalt của Hải quân Hoa Kỳ , một "gã khổng lồ" dài 190m với chiều rộng mép nước 24,6m.
Lớp Zumwalt nặng gần 16.000 tấn, gấp đôi trọng lượng của các khu trục hạm nhỏ hơn, nặng chỉ khoảng 8.000 tấn khi đầy tải.
Tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ HQ-012 thuộc lớp Gepard là một Khinh hạm. (Ảnh: Trần Hiệp/TTXVN)
Trong khi các tàu khu trục khác nhau rất nhiều về kích thước thì các khinh hạm chủ lực như lớp Đô đốc Gorshkov của Nga và lớp Sachsen của Đức nhỏ hơn nhiều nếu so với tàu khu trục, chúng có chiều dài khoảng 130m-150m và chiều rộng gần bằng với tàu khu trục.
Tiến sĩ Sidharth Kaushal, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh cho biết:
"Sự khác biệt chính giữa khinh hạm và khu trục hạm là kích thước và mở rộng ra là chức năng".
Vì nhờ có kích thước lớn hơn, các khu trục hạm có thể dễ dàng mang theo radar có độ phân giải cao và mạnh mẽ hơn, đặc biệt là các ống phóng tên lửa thẳng đứng.
Do khu trục hạm có tên lửa phòng không, tên lửa tấn công mặt đất và khả năng phòng thủ cho các hạm đội như nhóm tác chiến tàu sân bay nên chúng thường chỉ tập trung vào chức năng này.
Khu trục hạm thường được tích hợp chính thức vào các nhóm tác chiến tàu sân bay như một thành phần không thể thiếu được cho chức năng phòng không hoặc sử dụng tên lửa tấn công mặt đất.
Khinh hạm thì thường hoạt động riêng lẻ và được sử dụng làm tàu hộ tống để bảo vệ các tuyến đường trên biển hoặc chỉ là thành phần phụ trợ cho các hạm đội tấn công.
Trái ngược với kích thước, khinh hạm thường chậm hơn khu trục hạm.
Mặc dù có kích thước ấn tượng, nhưng khu trục hạm lớp Zumwalt có thể di chuyển tới 30kn, chậm hơn một chút so với các lớp nhỏ hơn như Sovremenny và Daring (trung bình 32kn).
Các khu trục hạm hiện đại đạt tốc độ cực đại khoảng 33kn (61km/h), khu trục hạm nhanh nhất từng được ghi nhận là Le Terrible của Pháp đạt 45,1kn (83,5km / h) trong các thử nghiệm trên biển vào năm 1935.
Một trong những khinh hạm có tốc độ cao là lớp Shivalik của Hải quân Ấn Độ có tốc độ tối đa là 32kn (59km/h), trong khi những khinh hạm khác dao động trong khoảng 26-30kn (48-55km/h).
Khu trục hạm tàng hình DDG-1000 lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ.
Năng lực của vũ khí trang bị và tác chiến điện tử khác nhau
Không có gì đáng ngạc nhiên, cả khinh hạm và khu trục hạm đều được trang bị các hệ thống vũ khí và phòng thủ tiên tiến nhất, đây là yếu tố rất quan trọng để thực hiện vai trò hộ tống hay bảo vệ của chúng.
Một số khinh hạm, như lớp Duke của Hải quân Anh, có khả năng tác chiến chống tàu ngầm (ASW) chuyên dụng và được trang bị các thiết bị sử dụng sóng sonar và ngư lôi.
Khinh hạm chống ngầm thường có nhà chứa đi kèm với máy bay trực thăng có khả năng nhận dạng và tấn công tàu ngầm hạt nhân sử dụng ngư lôi và bom chìm.
Lớp Duke được trang bị hai ống phóng ngư lôi đôi Sting Ray đi kèm một máy bay trực thăng Westland Lynx được trang bị hai ngư lôi hoặc một Westland Merlin với bốn ngư lôi.
Khinh hạm Type 31 của Hải quân Anh.
Tiến sĩ Sidharth Kaushal cho biết thêm:
"Khinh hạm có thể cung cấp khả năng phòng không hạn chế cho chính nó và các tàu gần đó nhưng không có khả năng tạo thành các lưới phòng không.
Chúng có xu hướng được sử dụng chủ yếu cho vai trò tác chiến chống ngầm cũng như phòng không tầm ngắn như là một phần bổ sung cho hạm đội.".
Một số khu trục hạm đã có những sửa đổi đặc biệt để có thể phóng tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không dẫn đường.
Các lớp Zumwalt và Arleigh Burke của Hoa Kỳ cũng như lớp Daring của Anh và lớp Sovremenny của Nga đều có khả năng này.
Khu trục hạm HMS Iron Duke của Hải quân Anh.
Hệ thống phòng thủ toàn diện Sea Viper của lớp Daring cho phép Hải quân Anh theo dõi các mục tiêu cách xa tới 400km bằng cách sử dụng radar quét mảng pha điện tử chủ động Sampson và Hệ thống 48 ống tên lửa thẳng đứng Sylver 4 (VLS) với các tên lửa đất đối không Aster 15 và Aster 30.
"Gã khổng lồ" Zumwalt đi kèm với 20 mô-đun Mk57 VLS với 80 ống phóng và có thể bắn tên lửa Evar Sea Sparrow và tên lửa hành trình chiến thuật Tomahawk.
Chênh lệch chi phí giữa tàu khu trục và tàu khu trục
Rất khó xác định đơn giá sản xuất của một số loại tàu chiến. Tuy nhiên, đây là một số ước tính của các tàu chiến đắt nhất.
Các khu trục hạm đắt nhất thế giới là lớp Zumwalt của Hải quân Hoa Kỳ.
Chiếc đầu tiên DDG 1000 có giá khoảng 4.2 tỷ USD theo USNI News. Từ chiếc thứ hai và thứ ba chi phí sản xuất ước tính rẻ hơn, tương ứng là 2,8 tỷ USD và 2,4 tỷ USD.
Chúng được cho là đắt đỏ nếu so với các khu trục hạm lớp Daring của Hải quân Anh có giá hơn 1 tỷ bảng (1,36 tỷ USD).
Ngược lại, khinh hạm có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Lớp Duke của Hải quân Anh có giá khoảng 130 triệu bảng mỗi chiếc, hay khinh hạm Type 31 có giá khoảng 250 triệu bảng/chiếc (thời giá năm 2017), theo thông tin của Chính phủ Anh.
Lớp Sachsen của Đức là một trong những lớp khinh hạm đắt nhất, trị giá khoảng 2,1 tỷ euro (2,4 tỷ USD) cho tổng số 3 chiếc.
Khinh hạm lớp Sachsen của Đức được cho là khinh hạm đắt nhất thế giới.
No comments:
Post a Comment