Nguyên nhân ban đầu của sự cố xảy ra đối với chiếc máy bay chiến đấu của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng PK-KQ khi về hạ cánh ở sân bay ở sân bay Yên Bái.
Khi xả đà trên đường băng, có thể dù giảm tốc đã bị đứt khiến máy bay lăn hết đường băng vẫn chưa dừng lại được, sau đó đã trượt ra ngoài và đâm vào tường rào. Rất may phi công đã kịp kích hoạt hệ thống ghế phóng khẩn cấp và nhảy dù an toàn.
Chiếc máy bay gặp sự cố là loại tiêm kích bom Su-22 (hay còn gọi là cường kích Su-22) và với màu xanh da trời đặc trưng thì có thể đây là phiên bản Su-22M4 hiện đại nhất trong các phiên bản Su-22 của Không quân Việt Nam.
Theo thiết kế ban đầu, Su-22 được Liên Xô chế tạo với nhiệm vụ là máy bay cường kích chuyên về đánh đất sử dụng các loại bom, tên lửa không đối đất nên chúng không được trang bị radar dẫn bắn cho các loại tên lửa không đối không.
Máy bay Su-22M4 của Trung đoàn không quân 931 gặp sự cố ở sân bay Yên Bái.
Hệ thống chỉ thị mục tiêu và ngắm bắn của Su-22M4 là trạm định vị quang học (OLS) Klen PS/54 để điều khiển các loại vũ khí dẫn đường bằng laser hay quang truyền hình.
Các máy bay Su-22M4 của Không quân Việt Nam ngoài khả năng làm nhiệm vụ tấn công mặt đất còn có thể đánh biển khá hiệu quả nhờ được trang bị tên lửa không đối hạm dẫn đường bằng laser/ quang truyền hình Kh-29TE với tầm bắn tối đa 30km.
Nếu bị bắn trúng, đầu nổ có trọng lượng 320kg của tên lửa Kh-29TE có thể khiến chiến hạm có lượng choán nước tới 10.000 tấn bị thiệt hại nặng.
Tên lửa Kh-29TE có tầm bắn tối đa 30 km và mang theo đầu đạn nặng 320 kg, đủ sức vô hiệu hóa tàu chiến có lượng giãn nước 10.000 tấn và đặc biệt là chúng có thể được dẫn bởi hệ thống OLS Klen của Su-22.
Theo cơ sở dữ liệu chuyển giao vũ khí thế giới của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) thì Việt Nam đã nhập 100 quả tên lửa Kh-29 vào năm 2004.
No comments:
Post a Comment