Wednesday, February 13, 2019

Xe tăng Trung Quốc: "Type gì thì Type, K gì thì K" - Động đến Việt Nam chỉ có một kết cục là tan xác

Xe tăng Trung Quốc:
Xe tăng Trung Quốc: "Type gì thì Type, K gì thì K" - Động đến Việt Nam chỉ có một kết cục là tan xác
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam 1979, phía Trung Quốc đã huy động tới 6 trung đoàn xe tăng thuộc các quân đoàn, quân khu Quảng Tây và Côn Minh với số lượng lên tới 550 chiếc.

Tuy nhiên, về chủng loại thì chủ yếu có 2 loại - đó là xe tăng Type 62 và xe thiết giáp chở quân K63.

Xe tăng Type 62

Xe tăng hạng nhẹ kiểu 62 (Type 62) là loại xe tăng do hãng Norinco của Trung Quốc sản xuất. Đây là một phiên bản thu nhỏ của xe tăng T-59 (1 bản sao của xe tăng T-54) nên hình dạng của nó rất giống T-54A nhưng nhỏ hơn, giáp mỏng hơn, pháo nhỏ hơn. Tên công nghiệp của nó là WZ132. Ở Việt Nam, nó được gọi là xe tăng T-58.

  • Chiến tranh biên giới 1979: Dù chiến thuật "biển người" hay "biển xe tăng", Trung Quốc đều thảm bại

Tính năng chủ yếu:

Loại: xe tăng hạng nhẹ. Khối lượng: 21 tấn; Kíp chiến đấu: 4 người (Trưởng xe, lái xe, pháo thủ và nạp đạn).

Chiều dài: 7,9 m (cả pháo) hoặc 5,6 m (chỉ riêng thân xe); Chiều rộng: 2,9 m; Chiều cao: 2,3 m.

Chiều dày vỏ giáp: 35 mm (tối đa ở thân xe), 15 mm (tối thiểu ở thân xe), 50 mm ở tháp pháo.

Vũ khí chính: Pháo 85mm kiểu 62-85TC. Cơ số đạn: 47 viên.

Vũ khí phụ: Súng máy song song loại K53 cỡ 7,62mm. Cơ số đạn 2000 viên.

Súng máy cao xạ DShK 12,7mm loại 54, cơ số đạn 1.250 viên hoặc súng máy K53 cỡ 7,62mm.

Động cơ: Diesel kiểu 12150L-3 V-12, làm mát bằng nước. Công Suất: 430 mã lực (321 kW). Công suất riêng: 20,5 mã lực / tấn

Vượt chướng ngại vật - Vượt tường cao 0,8 m; Hào chống tăng: 2,85 m; Vượt dốc và đi dốc nghiêng: 30°; khả năng lội nước sâu: 1,4 m (5 m khi được trang bị một ống thở).

Tầm hoạt động: 500km; Tốc độ: 35-60km/h

Xe tăng Trung Quốc: Type gì thì Type, K gì thì K - Động đến Việt Nam chỉ có một kết cục là tan xác - Ảnh 2.

Xe tăng Trung Quốc bị Sư đoàn 346 tiêu diệt ở Bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng sáng 18-2-1979.

Khi xe tăng Type-59 được sản xuất, nó đã gặp nhiều khó khăn khi hoạt động ở vùng phía nam Trung Quốc. Đây là khu vực mà địa hình bị chia cắt nhiều, chủ yếu bao gồm các dãy núi, đồi, ruộng lúa, hồ và sông ngòi mà cầu đều yếu không chịu được trọng lượng của xe tăng T-59 hay T-54.

Xe tăng Trung Quốc: Type gì thì Type, K gì thì K - Động đến Việt Nam chỉ có một kết cục là tan xác - Ảnh 3.

Vì vậy, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã đề nghị sản xuất một loại xe tăng có sức chiến đấu lại tương đương T-54 nhưng có thể hoạt động dễ dàng ở khu vực này.

Qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm đến năm 1963 thì việc nghiên cứu kết thúc và mẫu chính thức Type-62 ra đời, được biên chế vào quân đội TQ.

Xe tăng Type-62 sau đó cũng được xuất khẩu hoặc viện trợ cho một số quốc gia khác trên thế giới như Anbania, Bangladesh, Bắc Triều Tiên, Congo, Mali, Sudan, Tanzania, Cambodia.

Do vỏ giáp mỏng, khối lượng nhẹ hơn, lại có công suất riêng khá lớn (hơn 20 mã lực/ tấn) nên Type-62 có khả năng cơ động việt dã tương đối tốt, thích hợp với nhiều loại địa hình.

Trong khi đó, pháo 85 mm với cơ số đạn 47 viên đủ các loại đạn nổ phá sát thương, xuyên và xuyên dưới cỡ cộng với 2 khẩu đại liên trên xe cũng là một cụm hỏa lực đáng kể.

Song cũng do vỏ giáp mỏng nên khả năng phòng vệ của Type-62 khá yếu, chúng dễ dàng bị các loại đạn chống tăng B40, B41,DKZ xuyên thủng và đốt cháy. Mặt khác, do xích mỏng mảnh, bụng xe cũng mỏng nên nếu gặp mìn chống tăng sẽ bị loại khỏi vòng chiến đấu.

Trong thực tế chiến đấu tại biên giới phía Bắc, các đơn vị của Việt Nam đã tiêu diệt khoảng hơn 100 xe Type-62. Đặc biệt, chỉ 1 đại đội song với lối đánh phù hợp, bộ đội ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 12 xe Type-62 trong một trận đánh tại Cao Bằng.

Với những ưu khuyết điểm như vậy, hiện tại Type 62 tuy vẫn còn được sử dụng trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cùng quân đội một số quốc gia khác song chúng đang được hiện đại hóa dần lên.

Xe tăng Trung Quốc: Type gì thì Type, K gì thì K - Động đến Việt Nam chỉ có một kết cục là  tan xác - Ảnh 4.

Xe thiết giáp chở quân K63

Xe thiết giáp chở quân K63 là cách gọi của Việt Nam đối với loại xe bọc thép chở quân Type 63 (tên công nghiệp YW-531) do Tổng Công ty Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc sản xuất, chính thức đi vào biên chế năm 1964. Ngoài sử dụng nội địa, xe K63 còn được xuất khẩu hoặc viện trợ cho một số nước, trong đó có Việt Nam.

Các tính năng chủ yếu:

Trọng lượng chiến đấu: 12,8 tấn. Kíp xe: 2 người (Trưởng xe và lái xe). Chiều dày vỏ thép: 14 mm.

Xe dài: 5,476 mét; Xe rộng: 2,978 mét; Xe cao: 2,510 mét và 2, 563 (tính cả súng 12, 7mm); Đáy xe cách mặt đất: 0,433 mét.

Động cơ diesel công suất 260 mã lực; Công suất riêng: 20,3 mã lực/tấn; Tốc độ lớn nhất trên cạn: 60 km/h; Tốc độ bơi lớn nhất: 6 km/h. Hành trình trên bộ: 500 km; Hành trình bơi nước: 60 km.

Khả năng vượt chướng ngại vật - Vượt tường cao: 0,6 mét; Vượt hào: 2,1 mét; Lên dốc: 32o; Xuống dốc: 30o; Đi dốc nghiêng: 25o; Dốc bến lên: 20o; Dốc bến xuống: 25o.

Vũ khí: 01 khẩu đại liên 12,7 mm

Khả năng chuyên chở tối đa: 13 người (1tiểu đội bộ binh).

Thân xe thiết giáp Type-63 làm bằng thép hàn, chỗ dày nhất đạt 14 mm có khả năng chống lại các loại vũ khí bộ binh cỡ nhỏ.

Vị trí động cơ ở phía trước góp phần nâng cao khả năng bảo vệ cho bộ binh. Cửa lên xuống ở phía sau tạo điều kiện lên xuống thuận lợi và nâng cao khả năng sống còn cho bộ binh trong quá trình chiến đấu.

Xe có trọng lượng nhẹ và công suất riêng khá lớn (20,3 mã lực/tấn) nên khả năng cơ động việt dã khá cao trên mọi dịa hình. Xe có khả năng bơi khi tốc độ nước không quá 1m/s và gió cấp 3 nên đảm bảo khả năng vượt các vật cản nước tương đối tốt, đặc biệt là sông hồ trong nội địa.

Xe tăng Trung Quốc: Type gì thì Type, K gì thì K - Động đến Việt Nam chỉ có một kết cục là tan xác - Ảnh 5.

Xe thiết giáp chở quân K63 của Trung Quốc trên đường rút chạy.

Xe được trang bị 1 đại liên cỡ 12,7 mm có uy lực khá mạnh. Xe có 2 cửa nóc nên bộ binh có thể nhô ra chiến đấu khi đang cơ động. Khi kết hợp đại liên 12,7 mm với các loại vũ khí của tiểu đội bộ binh trên xe sẽ tạo thành một ổ hỏa lực tương đối mạnh.

  • Biên giới phía Bắc 1979: 5 ý đồ của Trung Quốc khi tấn công Việt Nam

  • Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979

  • Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng "chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần"

Tuy nhiên, nhược điểm của loại xe này là vỏ giáp mỏng nên khả năng bảo vệ tương đối yếu. Nó dễ dàng bị tiêu diệt bởi các loại súng chống tăng B40, B41, DKZ, mìn chống tăng và cả súng bộ binh cỡ lớn như 12,7 mm, 14,5mm...

Bộ xích của xe cũng mỏng mảnh, dễ bị trật, đứt khi đi qua các địa hình phức tạp. Bên cạnh đó, xe bơi bằng xích nên nếu các hộp xích bị móp méo, hỏng thì xe sẽ mất khả năng bơi.

Trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, đã có khoảng hơn 100 xe loại này bị các đơn vị của Việt Nam loại khỏi vòng chiến đấu.

Tuy vậy, do sự tiện lợi trong sử dụng với danh hiệu "ta-xi chiến trường" cho đến nay Type-63 vẫn đang được sử dụng trong quân đội của nhiều nước.

No comments:

Post a Comment