Su-30MKI Ấn Độ tham chiến
Nếu tin tiêm kích Su-390MKI của Không quân Ấn Độ bắn hạ tiêm kích F-16 Không quân Pakistan được xác nhận thì dường như đây sẽ là chiến tích đầu tiên của dòng máy bay này.
Được biết Su-30MKI là loại máy bay do Nga nghiên cứu chế tạo theo yêu cầu riêng của Ấn Độ trên cơ sở tích hợp nhiều công nghệ mới và kết nối các loại vũ khí, trang bị có xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau như Pháp, Israel,... đều là những anh tài bậc nhất trong làng chế tạo vũ khí Thế giới.
Xét một cách khách quan nếu F-16 Pakistan đối đầu trong không chiến với tiêm kích Su-30MKI thì chiến đấu cơ do Mỹ chế tạo không có cửa thắng đối thủ do Nga sản xuất bởi lẽ "Ông ba mươi" vượt trội hơn về mọi khía cạnh, từ khả năng thao diễn cho tới hệ thống điện tử hàng không và vũ khí. Đánh quần vòng hay đánh ở xa, ngoài tầm nhìn thì Su-30MKI đều có lợi thế hơn hẳn.
Ngoài Su-30MKI, Không quân Ấn Độ còn có trong tay những con "át chủ bài" đầy uy lực khác đó là MiG-29 và Mirage-2000. Đó là chưa kể tiêm kích Rafale tối tân mà họ sắp nhận từ Pháp trong thời gian sắp tới.
Tiêm kích Su-390MKI của Không quân Ấn Độ
Trước khi xảy ra các cuộc không chiến căng thẳng ngày hôm nay (27/02/2019) thì trong cuộc xung đột quy mô lớn ở Kargil (hay còn gọi là cuộc chiến tranh Kargil) giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1999, cả 2 bên đều đã tung ra lực lượng mạnh nhất của mình.
Trong đó, tiêm kích MiG-29 Của Ấn Độ đóng vai trò quan trọng, quét sạch bầu trời, khống chế F-16 tạo điều kiện cho các loại máy bay khác đột nhập tấn công phá hủy các căn cứ quân sự của Pakistan.
Nhờ vậy, các máy bay MiG-21, MiG-27 và Mirage-2000 của Không quân Ấn Độ có thể dễ dàng hủy diệt các mục tiêu mặt đất mà không gặp phải trở ngại nào từ không quân Pakistan.
Các máy bay tiêm kích MiG-29 Ấn Độ mang đầy đủ vũ khí, có nhiệm vụ sẵn sàng không chiến đánh bại tiêm kích F-16 của Pakistan nhằm chiếm ưu thế trên bầu trời. Về cơ bản các loại máy bay khác, kể cả tiêm kích đánh chặn như F-16 cũng không thể đấu lại được dòng tiêm kích chiếm ưu thế trên không chuyên nhiệm như MiG-29.
Tại thời điểm đó, các máy bay MiG của Ấn Độ được trang bị tốt hơn và mang vũ khí không đối không tốt hơn so với các máy bay của Không quân Pakistan.
Lý do đơn giản để giải thích tại sao tiêm kích F-16 Pakistan không thể ngắm bắn MiG-29 Ấn Độ là vì chiến đấu cơ MiG được trang bị các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn (BVRAAM) do Nga sản xuất với cự ly diệt mục tiêu tới 80km trong khi đó F-16 Pakistan lại không có loại tên lửa hiện đại như vậy.
Tiêm kích MiG-29 Ấn Độ.
F-16 gặp Su-30MKI không khác gì "cua gặp ếch"
Cho tới sau này, rốt cục F-16 Pakistan cũng mới được trang bị tên lửa BVRAAM có tầm bắn lên tới 80 km nhưng đáng tiếc, lúc này Không quân Ấn Độ đã lại có một bước tiến vượt bậc khác, khiến F-16 khó có cửa đọ được.
Sở hữu radar mảng pha cực mạnh kèm theo hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiện và với tên lửa không đối không RVV-AE có tầm bắn 80-100km hay R-27 có tầm bắn tới 130km, Su-30MKI không cần vượt qua đường ranh giới kiểm soát thì chúng vẫn hoàn toàn có thể là mối đe dọa chết choc đối với F-16 Pakistan từ ngay trong không phận nước nhà.
Phi công Pakistan sợ Su-30MKI là có lý bởi họ biết rằng mình có thể bị bắn hạ ngay trước khi kịp áp sát để có cơ hội bắn đối phương.
Chính vì thế, mặc dù Pakistan đã tung F-16 ra trận nhưng chỉ được phép tuần tra trong không phận nước nhà và thậm chí không dám tới dần đường ranh giới kiểm soát vì sợ bị tên lửa ngoài tầm nhìn của Su-30MKI hay MiG-29 tiêu diệt.
Các tiêm kích Su-30MKI và MiG-29 Ấn Độ được trang bị tên lửa không đối không "chết chóc" ngoài tầm nhìn hoàn toàn có khả năng khóa mục tiêu và tấn công F-16 của Không quân Pakistan, buộc F-16 phải tránh xa.
Khoan chưa nói đến bên nào đúng, bên nào sai trong cuộc xung đột vừa bùng phát dữ dội, nhưng rõ ràng hôm nay, người ta đã chính thức được thấy "Ông ba mươi" Su-30MKI của Ấn Độ ra quân lập chiến tích đầu tiên: Bắn hạ F-16 Pakistan.
No comments:
Post a Comment