Công nghệ tiêm kích tàng hình Su-57 suýt lộ mật
Hiện nay, đa số các chuyên gia quân sự Nga, cũng như các blogger và công chúng Nga đang tiếp tục theo dõi câu chuyện xung quanh nỗ lực tiếp theo của Tập đoàn chế tạo hàng không thống nhất (UAC) và Bộ Công thương Nga chiều lòng tiểu ban chấm thầu "sáng nắng chiều mưa" của Bộ Quốc phòng và Không quân Ấn Độ.
Những nỗ lực này của phía Nga nhằm gia tăng cơ hội thắng thầu của chiếc máy bay tiêm kích đa năng MiG-35 tại vòng tiếp theo của gói thầu cung cấp 110 máy bay tiêm kích hạng nhẹ cho lực lượng không quân chiến thuật Ấn Độ.
Tuy nhiên, ít người để ý tới việc chỉ cần "các chuyên gia đàm phán" của UAC và Công ty Sukhoi đi một nước cờ nhỏ thiếu chính xác để thỏa mãn "gói các yêu cầu" của Công ty HAL trong chuyển giao các công nghệ về đề án tiêm kích FGFA hiện đang bị "đóng băng", thì đã có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường cho toàn bộ dòng Su-57.
Câu chuyện này liên quan tới "gói" 40 công nghệ quan trọng mà các đại diện của Không quân và Bộ Quốc phòng Ấn Độ, cũng như Công ty chế tạo hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) đưa ra bằng hình thức dọa dẫm công khai (dưới lý do rút khỏi chương trình FGFA) nhằm mặc cả với UAC trong thời gian ngắn nhất.
Đương nhiên, chiến thuật hành động mang tính khó lường như thế của các cơ quan ngoại giao-quân sự Ấn Độ trong khuôn khổ nhiều gói thầu và khi ký kết các bản hợp đồng quốc phòng đã diễn ra trong suốt một thời gian dài.
Nó chứa đựng căn cứ rõ nét cho thấy nỗ lực chiếm đoạt những dữ liệu về nền tảng hệ thống điện tử của vũ khí tên lửa và các tiêm kích thế hệ tiếp theo, nhằm đáp ứng nhu cầu các đề án đầy tham vọng của Ấn Độ.
Lấy ví dụ, nếu thành công, Ấn Độ có thể ứng dụng những công nghệ này cho các đề án tên lửa tầm xa XR-SAM/SFDR (giai đoạn tăng tốc lặp lại thiết kế của tên lửa tầm xa MBDA "Meteor"), cũng như đề án tiêm kích đa năng hạng trung thế hệ thứ 5 AMCA.
Đồ họa tiêm kích FGFA mà Nga chào bán cho Ấn Độ.
Hàn Quốc tham gia cuộc chơi lớn
Căn cứ vào những dữ liệu "tươi mới", có thể phỏng đoán rằng phía Ấn Độ đặt cược vào sự giúp đỡ mang tính toàn diện từ phía gã khổng lồ trong lĩnh vực hàng không vũ trụ Hàn Quốc - Korea Aerospace Industries (KAI).
Ấn Độ mong KAI hỗ trợ trong việc nghiên cứu chế tạo hệ thống radar mảng pha chủ động, hệ thống kiểm soát bay từ xa, hệ thống điều khiển vũ khí và những yếu tố khác của hệ thống điện tử dành cho nguyên mẫu đầu tiên của chiếc tiêm kích tàng hình AMCA.
Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên trong gói thầu mới đây của quân đội Ấn Độ mua sắm các tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm ngắn, tiểu ban chấm thầu đã không chọn tổ hợp pháo tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Nga mà thiên về tổ hợp tên lửa phòng không "Biho".
Điều lạ lùng là so với Pantsir-S1, hệ thống phòng không do Hàn Quốc chế tạo được trang bị hệ thống pháo có tốc độ bắn chậm hơn và tên lửa phòng không điều khiển KP-SAM "Shin-Gung" cũ hơn với đầu đạn tự dẫn hướng hồng ngoại mà không có khả năng "đánh chặn" các mục tiêu có tín hiệu hồng ngoại siêu nhỏ (bom điều khiển, đạn súng cối,…).
Những công ty quốc phòng Hàn Quốc công khai thể hiện sự sẵn sàng cung cấp các công nghệ quan trọng của họ cho những đề án triển vọng của lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Ấn Độ.
Sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc với các Tập đoàn Lockheed Martin và Raytheon của Mỹ trong việc mua sắm và bảo dưỡng các tên lửa phòng không SM-2/6, cũng như các máy bay tiêm kích F-35A không hạn chế việc chia sẻ thông tin bí mật với các thông số kỹ thuật hệ thống điện tử cho đối phương.
Trong đó, gần như toàn bộ cơ sở mạng lưới chỉ huy trung tâm của Quân đội Hàn Quốc, đặc biệt là Hải quân, được xây dựng xung quanh mạng lưới trao đổi thông tin chiến thuật "Link-16" đang từng bước liên kết Quân đội nước này với các cơ quan của Quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua "Kill web".
Với Tập đoàn chế tạo hàng không thống nhất của Nga và các công ty con, bao gồm cả công ty Sukhoi thì tình hình hoàn toàn ngược lại.
Mọi hình thức chuyển giao cho khách hàng không đáng tin cậy các công nghệ quan trọng được ứng dụng trên Su-57 (từ cung cấp tài liệu kỹ thuật cho tới trang bị trên FGFA những phiên bản hoàn chỉnh radar mảng pha chủ động N036 Belka) được coi như cung cấp các dữ liệu quan trọng chiến lược trực tiếp cho kẻ địch.
Tiêm kích tàng hình Su-57 do Nga chế tạo.
Đương nhiên, yêu cầu cung cấp công nghệ của radar N036 Belka, động cơ giai đoạn hai "Izdelie-30", tổ hợp liên lạc S-111-N, cũng như trạm phát hiện các tên lửa tấn công và đánh chặn 101KS Atoll của Ấn Độ đã bị UAC từ chối. Chính điều này đã khiến cho chương trình FGFA bị "đóng băng".
Sau này, mọi người mới hiểu được rằng chương trình FGFA có ý nghĩa quan trọng với Nga hơn là việc thoả mãn các yêu sách của New Dehli.
Nga tránh được "quả đẳng" trong gang tấc
Chỉ vài ngày trước, hãng tin Business Standard của Ấn Độ dựa vào các nguồn tin ngoại giao-quân sự, đã thông báo về lời mời phía Ấn Độ (đương nhiên với danh nghĩa Công ty HAL) tham gia hợp tác trong khuôn khổ Đề án Nghiên cứu chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 "Tempest" của Anh.
Đề án này có sự hiện diện của các Công ty hàng đầu của Anh như BAE Systems, Leonardo, MBDA (về phần tên lửa không đối không và không đối đất) và Rolls-Royce.
Có thể thấy sự quan tâm của BQP Anh và ngành CNQP của quốc đảo Sương mù trong việc hợp tác với HAL - công ty đã quá quen về dây chuyền lắp ráp tiêm kích đa năng Su-30MKI, cũng như từng nắm một số thông tin về một vài tính năng trong hệ thống điện tử và thân vỏ của Su-57 do từng thực hiện các công việc trong khuôn khổ đề án FGFA.
Dễ nhận thấy rằng, mỗi một chi tiết tương tự là cấu phần quan trọng trong việc xây dựng "bức chân dung" đầy đủ các tính năng của Su-30SM và Su-57.
Hãy thử tưởng tượng xem số lượng các công nghệ mà có thể được ứng dụng vào hệ thống radar định vị và tổ hợp tác chiến điện tử của "Tempest". Điều đó hoàn toàn đã có thể xảy ra nếu Nga đáp ứng các yêu cầu của phía Ấn Độ.
Và như thế Moscow dễ phải nhận quả đắng vì những công nghệ quan trọng của tiêm kích tàng hình Su-57 tối tân nhất có thể lọt vào tay Anh.
No comments:
Post a Comment