Hai làn sóng
Một làn sóng xuất hiện trên các trang mạng xã hội và những lời bình luận trên các trang tin tức Nga về thông tin liên quan tới sự việc. Làn sóng thứ hai - mạnh mẽ hơn nhiều, chạy trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây, mà thể hiện rõ sự vui mừng một cách đầy cay độc về những gì xảy ra.
Đúng, hai tổ hợp TLPK hiện đại Pantsir-S1 bị phá huỷ chỉ trong vòng một đêm. Đó là điều không hề vui vẻ chút nào. Nhưng sự việc không phải là thảm kịch so với cái chết của các binh lính Nga tại Syria, chúng chỉ là một đống sắt bị phá huỷ mà thôi…
Và, sứ mệnh của vũ khí là tham gia vào các hành động quân sự, nơi mà nó hoàn toàn có thể bị tiêu diệt. Chiến tranh là chiến tranh.
Và chỉ nó mới có thể là sự kiểm chứng thực sự tính hiệu quả của các giải pháp thiết kế kỹ thuật, chất lượng hoạt động của các nhà máy quân sự và tất cả những thứ còn lại - những điều làm nên ý nghĩa của vũ khí.
Các tổ hợp Pantsir-S1 do Nga chế tạo.
"Đáng lẽ không nên đưa khí tài tối tân tới Syria?" Có thể không cần đưa tới - chỉ có điều đến lúc nào đó, sớm hay muộn, các tổ hợp Pantsir-S1 đó cũng sẽ phải ngăn chặn một kẻ địch thực sự đâu đó ở ngay ngoại ô Moscow.
Bốn binh lính Syria tử nạn - đó mới là thảm kịch. Vĩnh biệt họ… Tuy nhiên, nếu không kiểm tra khí tài thông qua một cuộc chiến thực sự, thì làm sao biết được trình độ huấn luyện chiến đấu tới đâu.
Kinh nghiệm đáng sợ tại Afganistan, nơi mà quân đội Liên Xô đã tiến vào với lực lượng hoàn toàn chưa được đào tạo và đã phải nhanh chóng thay đổi mọi thứ - từ điều lệ và chỉ dẫn chiến trường cho tới trang phục và đồ quân dụng cho binh lính, chính là minh chứng cho điều này.
Vì sao Pantsir-S1 bị phá hủy dễ thế?
Tổ hợp Pantsir-S1 không phải bị phá huỷ bởi một quả lựu đạn của phiến quân Hồi giáo cực đoan, mà bởi các phi công của lực lượng không quân được coi là trong nhóm tốt nhất trên thế giới và có nhiều kinh nghiệm chiến đấu.
Tổ hợp TLPK ban ngày đánh chặn hàng chục tên lửa và bom điều khiển chỉ bị "hạ gục" vào ban đêm khi cuộc tấn công được triển khai cùng lúc từ ba hướng, bằng những vũ khí huỷ diệt hiện đại nhất.
Và chỉ đạt được thành công khi tổ hợp đã bắn hết cơ số đạn và có vẻ chưa kịp nạp đạn mới hoặc… Yếu tố con người? Hoàn toàn có thể, nhưng biết hỏi ai bây giờ?
Các xe tăng T-34 huyền thoại cũng bị thiêu rụi trên chiến trường. Thế nhưng chính xích sắt của chúng đã tiến thẳng vào Berlin năm 1945 chứ không phải xe tăng Tiger tiến vào Moscow. Chiến tranh không phải một sớm một chiều.
Ở đây có thể nhắc tới câu chuyện lịch sử, khi những con át chủ bài của Quân đội phòng vệ Israel từng coi mình là chúa tể bầu trời Trung Đông cho tới khi chạm mặt với hệ thống phòng không Liên Xô. Khi đó mọi thứ cũng không diễn ra êm thấm và chóng vánh như mong muốn. Các trận chiến gay go đã diễn ra.
Chiến lược và chiến thuật đã được xây dựng nhưng không mang lại hiệu quả tức thì và phải trả cái giá khá đắt. Chỉ sau khi Israel bị "dính đòn", những phi công của họ sợ phải cất cánh vì biết rằng phía trước sẽ là cuộc chạm mặt với "người Nga điên rồ". Mọi thứ từng diễn ra như thế…
Còn tạm thời thì "các bạn hữu" của Nga đang vô cùng vui sướng. Tờ báo Haaretz của Israel vội vàng tuyên bố rằng, những cuộc không kích "đã cho cả thế giới thấy rằng Nga yếu ớt đến mức nào, sự không hài lòng của Nga với những hành động của Israel không bảo đảm sự miễn chịu các cuộc tấn công".
Các phương tiện truyền thông Ukraine còn tung hô mạnh hơn khi nói rằng "những thất bại tại Syria đã khiến cho các khách hàng nước ngoài giảm bớt đáng kể sự quan tâm tới những phương tiện phòng không của Nga", còn "sự tiếp tục tham dự của Nga vào cuộc chiến tranh tại Syria sẽ chỉ dẫn tới những vấn đề lớn liên quan tới các hợp đồng bán vũ khí của Nga, bởi vì Israel đang ở một đẳng cấp hơn hẳn".
Tổ hợp Pantsir-S1 của Syria bị Israel tiêu diệt
Có đúng như vậy hay không? Không nên bình luận cảm xúc của những kẻ luôn vui sướng trước mọi nỗi đau hay vấn đề nào đó của Nga. Kiev rất muốn mọi thứ diễn ra đúng như thế vì sự cạnh tranh với Nga trên thị trường vũ khí thế giới.
Các chuyên gia có tiếng sau sự việc xảy ra tại Syria đề cập, trước tiên, tới sự phối hợp chưa nhuần nhuyễn của hệ thống phòng không Syria do Nga trang bị và huấn luyện.
Những thiệt hại tương tự sẽ còn tiếp tục cho tới khi nào toàn bộ hệ thống phòng không chưa hoạt động như một cơ thể thống nhất, không sai sót và không gián đoạn. Mọi thứ cần phải có thời gian. Có lẽ người ta sẽ rút ra những kết luận từ sự việc này và quá trình hoàn thiện chiến đấu sẽ được đẩy nhanh một cách tối đa.
Còn có thêm một điều nữa: Các cuộc không kích của Israel sẽ chấm dứt vĩnh viễn nếu như những hệ thống S-300 được Nga chuyển giao cho Syria xung trận. Tại sao chúng lại không tham chiến? Chưa sẵn sàng hay không nhận được mệnh lệnh cần thiết?
Cả hai phương án đều có thể xảy ra, bởi vì tiêu diệt các máy bay của Israel chắc chắn sẽ dẫn tới tình hình căng thẳng và bất ổn trong toàn bộ khu vực.
Nói tóm lại, nếu sự thành công đạt được trong cuộc không kích lúc nửa đêm làm cho Tel-Aviv và giới tướng lĩnh Israel đầu óc quay cuồng, thì nhiều khả năng sẽ phải sử dụng phương án S-300. Và khi đó chúng ta sẽ ngồi chờ xem mèo nào cắn mỉu nào.
No comments:
Post a Comment