"Sức mạnh cứng" của Nga là điều đã được biết tới rất rõ. Tổng thống Vladimir Putin đã thể hiện quyền lực của loại sức mạnh này thông qua các hoạt động ở Ukraine và Syria.
Có lẽ cũng không ai quên được kho vũ khí hạt nhân của Nga. Chỉ vừa cuối tuần trước, Mỹ tuyên bố ngừng thực thi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với lý do Nga đã phát triển các tên lửa vi phạm thỏa thuận này.
Trong khi đó, dữ liệu mới nhất được Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI) công bố lại cho thấy một khía cạnh nữa tương đối khác biệt về sức mạnh của Moscow: Nga trở thành nhà cung cấp vũ trang và công nghệ quân sự chủ chốt cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đây là một loại "quyền lực mềm", tuy ít hiển diện hơn so với các động thái quân sự cứng của Nga nhưng nó lại bộc lộ những tác động tiềm ẩn to lớn về mặt địa chính trị.
Báo cáo thường niên của SIPRI đưa ra kết quả thống kê những nhà sản xuất vũ trang lớn nhất thế giới (Top 100) và khối lượng giao dịch của họ trên phạm vi toàn cầu. Trong thống kê năm 2018, SIPRI thông báo Nga đã vượt qua Anh trở thành nước sản xuất vũ khí lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ.
Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte trực tiếp tham dự buổi lễ tiếp nhận vũ khí Nga. Ảnh: Russia Insight
Các tập đoàn xuất khẩu vũ trang Nga chiếm khoảng 10% trong Top 100 đơn vị bán vũ khí lớn nhất thế giới, đạt 38 tỷ USD năm 2018. Dữ liệu của SIPRI cung cho biết, Nam và Đông Nam Á hiện chiếm tới trên 60% lượng vũ khí xuất khẩu của Nga. Theo hầu hết các tính toán, Nga là quốc gia xuất khẩu vũ trang lớn nhất cho toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo chuyên gia Matt Bartlett của Viện nghiên cứu Lowy (Australia), trong diễn biến chung này của khu vực, vai trò của các các quốc gia nhỏ hơn ở Đông Nam Á thường dễ bị đánh giá thấp.
Thời gian qua, phần đa sự chú ý bị cuốn vào thương vụ Nga và Ấn Độ mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga với trị giá tương ứng là 5,5 và 3 tỷ USD. Những hợp đồng kếch xù này giữa các cường quốc khỏa lấp đi một sự thực là các nước Đông Nam Á còn mua vũ khí Nga nhiều hơn cả Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại.
Chẳng hạn như Việt Nam, theo hãng thông tấn TASS, năm 2018 Việt Nam đã đặt mua số lượng vũ khí trị giá hơn 1 tỷ USD từ Nga, hay Philippines cũng là khách hàng chủ chốt khi vừa mua vừa nhận viện trợ các vũ khí và phương tiện quân sự của Moscow.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400. Ảnh: Sputnik
Nguyên nhân lý giải cho xu hướng tăng cường chi tiêu này không quá khó giải thích. Một mặt, Đông Nam Á vẫn phải tìm cách đối phó với các hành động hung hăng và những tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặt khác, khu vực này cũng đang đối diện với mối đe dọa an ninh đến từ chủ nghĩa khủng bố cực đoan.
Việc gia tăng các thương vụ vũ khí đã góp phần củng cố thêm tầm ảnh hưởng hay "sức mạnh mềm" của Nga trong khu vực. Hợp đồng vũ khí nên được hiểu là những yếu thúc đẩy mối quan hệ quân sự trong khi Nga vẫn đang tăng cường tham gia vào các cuộc tập trận chung cùng với các đối tác Đông Nam Á.
Động lực để Nga đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí sang khu vực Nam và Đông Nam Á nằm ở tham vọng mở rộng vai trò ảnh hưởng của Moscow.
Một khi những căng thẳng liên quan tới vấn đề tranh chấp trên Biển Đông vẫn còn tồn tại thì sẽ còn nhiều quốc gia "xếp hàng" mua vũ khí Nga.
Mỗi một hợp đồng vũ khí sẽ giúp củng cố mối quan hệ giữa Moscow và khách hàng của họ, đặt biệt là những nước quan ngại trước các hành động gây hấn của Trung Quốc.
Theo Matt Bartlett, xuất khẩu vũ khí để xây dựng sức mạnh mềm nhanh chóng trở thành "mỏ vàng chiến lược" mà Kremlin đang tận dụng mọi cơ hội để khai thác.
Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte tham dự buổi lễ tiếp nhận vũ khí Nga
No comments:
Post a Comment