Ngày 17/2/1979, Trung Quốc xua 60 vạn quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới.
Ngay từ những ngày đầu tiên, các chuyên gia quân sự Xô Viết đang công tác ở Việt Nam hay ở các nước lân cận khác, đã lập tức có những hành động chung tay cùng các bạn Việt Nam chống lại cuộc xâm lược đó.
Tiến sĩ sử học Aleksandr Okorokov là tác giả của hàng chục cuốn sách nghiên cứu lịch sử.
Trong cuốn "Những cuộc chiến bí mật của Liên Xô ", do NXB Veche xuất bản tại Moskva năm 2012 và cuốn "Những điều đã bị lãng quên ở Việt Nam", A.Okorokov đã công bố nhiều tư liệu cho thấy Liên Xô đã sát cánh thế nào bên chúng ta trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh biên giới.
Bìa cuốn sách "Những cuộc chiến bí mật của Liên Xô" của tác giả Aleksandr Okorokov
Ông viết trong cuốn "Những cuộc chiến bí mật của Liên Xô":
Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Lào, thiếu tướng (và sau này là trung tướng) A.G.Gaponenko đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột Việt Nam-Trung Quốc.
Ông đã có mặt tại Việt Nam trong thời điểm này. Trong cuộc trò chuyện với tác giả (A.Okorokov), ông nói:
"Cuối năm 1978, khoảng trước năm mới, tôi đến Lào và bắt đầu công việc từ tháng 1/1979, trong một bối cảnh khá phức tạp. Quân tình nguyện Việt Nam đã tiến vào PnomPenh, lật đổ chế độ Pol Pot, nói chung là tình hình khá căng.
Tổng tham mưu trưởng, nguyên soái Liên Xô Ogarkov gọi điện cho tôi, yêu cầu gửi báo cáo tình hình cho Nguyên soái Ustinov, Bộ trưởng quốc phòng".
Bộ trưởng Quốc phòng Ustinov sau đó đã yêu cầu thiếu tướng Gaponenko sang ngay Campuchia để nắm tình hình trực tiếp. Gaponenko ở Campuchia 12 ngày và sau đó quay trở lại Lào.
Tướng Gaponenko cho biết vào thời điểm xảy ra chiến tranh biên giới, ở Việt Nam có khoảng 50 chuyên gia quân sự Liên Xô, đứng đầu là trung tướng Vladen Mikhailovich Mikhailov (Sau này là Cục trưởng Cục tình báo quân đội GRU, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô).
Tướng A.G.Gaponenko
Nhưng thật trớ trêu, vào ngày 17/2 thì vị tướng này lại đang nằm viện tại...Moskva. Do đó, Gaponenko là vị tướng Liên Xô duy nhất có mặt tại Đông Dương.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Liên Xô ngay lập tức yêu cầu tướng Gaponenko cấp tốc bay sang Hà Nội để nắm tình hình.
Không chỉ nghe báo cáo từ Bộ quốc phòng Việt Nam, vị tướng này đã lên biên giới và sau đó đã có những báo cáo đầu tiên gửi về Moskva.
Đến ngày 19/2, Moskva gửi tiếp một đoàn chuyên gia cao cấp sang Việt Nam, đứng đầu là Đại tướng Ghenady Ivanovich Obaturov (Xem chi tiết tại đây )
Song song với việc đó, Liên Xô cũng có những hành động thị uy với Trung Quốc. Sáu quân khu đã được báo động trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Một cuộc diễn tập quy mô lớn nhất diễn ra trên lãnh thổ Mông Cổ, huy động tới 6 sư đoàn bộ binh cơ giới và sư đoàn tăng, trong đó có 3 sư đoàn được điều động tới Mông Cổ từ Sibir và Zabaikal.
Trong khuôn khổ cuộc diễn tập này còn có sự góp mặt gần 3 sư đoàn không quân, 2 lữ đoàn độc lập và một số liên binh đoàn và đơn vị tăng cường.
Tướng Gaponenko còn cho biết thêm rằng, vào thời điểm chiến tranh biên giới xảy ra, Liên Xô đã trục xuất các nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc.
"Họ bị trục xuất không phải bằng đường hàng không, mà là bằng đường xe lửa liên vận.
Và trên tuyến xe lửa này, hẳn các nhân viên sứ quán Trung Quốc đã chứng kiến được cảnh hàng đoàn xe tăng Liên Xô đang rầm rập tiến về hướng Đông, từ vùng núi Ural cho đến vùng biên giới Mông Cổ-Trung Quốc.
Rõ ràng là là sự sẵn sàng (của quân đội Liên Xô) đã được Bắc Kinh chú ý, và sau đó quân lính Trung Quốc đã buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, trở về nơi chúng đã xuất phát".
No comments:
Post a Comment