Thursday, February 14, 2019

Liên tục nâng cấp vỏ giáp nhưng xe tăng Mỹ vẫn bó tay trước "ông già gân" B-41

Liên tục nâng cấp vỏ giáp nhưng xe tăng Mỹ vẫn bó tay trước
Liên tục nâng cấp vỏ giáp nhưng xe tăng Mỹ vẫn bó tay trước "ông già gân" B-41
Mặc dù ra đời đã hơn 6 thập niên, nhưng súng chống tăng RPG-7 (VN gọi là súng B-41) vẫn đủ sức xuyên thủng lớp giáp tổng hợp của các loại xe bọc thép chiến đấu khiến QĐ Mỹ đau đầu.

Bất kể các kịch bản chiến tranh có thể thay đổi, nhưng tăng - thiết giáp vẫn tiếp tục là xương sống của phần lớn các binh chủng mặt đất QĐ Mỹ; đây là lực lượng quan trọng hàng đầu trong việc hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho bộ binh, đồng thời là những công sự di động cũng như điểm tựa quan trọng cả trong tiến công lẫn phòng ngự.

Tuy nhiên, các phương tiện tăng, thiết giáp của quân đội Mỹ đã dần trở lên lạc hậu; không an toàn trước những loại vũ khí chống tăng mới, thậm chí cả với những vũ khí chống tăng có tuổi đời đã hơn nửa thế kỷ như PRG-7 hay còn gọi là súng chống tăng B-41 ở Việt Nam.

Những loại xe tăng, thiết giáp chủ yếu của lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ sẽ phải thiết kế lại hoặc phải nâng cấp, để có thể đối phó với những mối đe dọa hiện tại cũng như trong tương lai.

Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams

Ra đời vào cuối thời kỳ chiến tranh Lạnh, xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) M1A1 Abrams một thời từng không có đối thủ; nhất là trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (năm 1991).

Được thiết kế cho một cuộc chiến tranh tổng lực với Liên Xô, M1 Abrams được trang bị lớp giáp tổng hợp Chobham, đủ sức chống lại tên lửa chống tăng và đạn pháo 125mm của xe tăng T-72 của Liên Xô khi đó.

Sau cuộc chiến vùng Vịnh lần 1, M1 Abrams đã tham gia nhiều cuộc chiến hơn, và nó đã phải từ bỏ uy tín bất khả chiến bại của nó.

Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần 2 (năm 2003), lúc này quân đội Mỹ phải đối phó với một cuộc chiến trong môi trường đô thị và phi đối xứng. Những chiếc M1 Abrams lúc này mới bộc lộ những điểm yếu chí tử, khi liên tiếp bị các phương tiện nổ tự chế (IED) hoặc các loại súng chống tăng cầm tay RPG tiêu diệt.

Liên tục nâng cấp vỏ giáp nhưng xe tăng Mỹ vẫn bó tay trước ông già gân B-41 - Ảnh 1.

Xe tăng M1 Abrams do Mỹ chế tạo bị phá hủy.

Phần dễ bị tổn thương của M1 Abrams đó chính là vùng phía sau; để chống lại các loại vũ khí chống tăng cầm tay, quân đội Mỹ đã liên tục nâng cấp bằng cách tăng độ dày vỏ giáp.

Kết quả cải tiến đã biến M1A1 Abrams thành MBT có trọng lượng nặng nhất, vượt mức chịu tải của các cây cầu ở châu Âu và không thể vận chuyển bằng đường hàng không; một yếu tố sống còn trong các cuộc can thiệp nhanh của quân đội Mỹ. Bắt buộc quân đội Mỹ phải đệ trình Quốc hội phát triển một mẫu xe tăng có trọng lượng nhẹ hơn.

Xe chiến đấu bộ binh Bradley

Phục vụ trong quân đội Mỹ từ thập niên 80 của thế kỷ XX, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley đã chứng tỏ mình là một thành phần không thể thiếu trong đội hình bộ binh cơ giới của quân đội nước này.

Mặc dù đã trải qua nhiều lần nâng cấp, nhưng những chiếc Bradley vẫn không tạo được sự tin tưởng cho binh lính Mỹ trên chiến trường; là loại xe chiến đấu bộ binh hạng nặng, phần bán cầu trước của xe được gia cố bằng các tấm hợp kim nhôm kèm lớp bọt polyurethane chống cháy, có thể chống được đạn xuyên giáp tốc độ cao đến 30mm.

Hai bên thành xe được lắp thêm giáp phản ứng nổ có thể chống lại đạn lõm của súng chống tăng cá nhân; sàn xe được gia cường bằng một tấm thép chống mìn. Trên thực tế, giáp xe chỉ có thể bảo vệ được từ những mảnh văng của đạn pháo và mìn sát thương.

Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần 1, Bradley lần đầu được thử nghiệm trong thực chiến, có một kết cục đáng buồn đó là những chiếc Bradley không chịu được sức công phá của súng chống tăng RPG-7 và các loại tên lửa chống tăng có điều khiển của Iraq; kể cả tên lửa chống tăng Malyutka (Việt Nam gọi là B-72) kiểu cũ.

Liên tục nâng cấp vỏ giáp nhưng xe tăng Mỹ vẫn bó tay trước ông già gân B-41 - Ảnh 2.

Bradley không chịu được sức công phá của súng chống tăng RPG-7 và các loại tên lửa chống tăng.

Các phiên bản hiện đại hóa M2A2 và M2A3 đã lắp đặt lớp giáp treo bên ngoài xe ở phía trước và hai bên thành xe với kích cỡ mỗi tấm thép 305x457x50,8mm để bổ sung khả năng bảo vệ cho xe.

Nhưng ngay cả khi được tăng cường lớp giáp, thì những chiếc Bradley vẫn dễ bị tiêu diệt bởi hỏa lực pháo tăng và tên lửa chống tăng có điều khiển; chưa hết, mối lo ngại nhất đối với những chiếc Bradley đã được hiện đại hóa tham chiến tại Iraq và Afghanistan đó chính là "ông già gân" RPG-7.

Ít chiếc Bradley nào sống sót nguyên vẹn khi trúng đòn đánh của loại vũ khí chống tăng cầm tay này.

Xe chiến đấu bộ binh Stryker bánh hơi

Stryker là dòng xe chiến đấu bánh lốp 8x8 bánh do công ty General Dynamics Land Systems chế tạo cho quân đội Mỹ, bắt đầu được biên chế từ tháng 10/2003. Xe nặng gần 19 tấn, tốc độ tối đa 99 km/h và tầm hoạt động tối đa 502 km; được bọc lớp giáp dày 14,5 mm; có thể chống được các mảnh văng của đạn pháo, cối và mìn sát thương.

Để tăng cường khả năng bảo vệ trước các loại súng chống tăng xách tay, xe được trang bị lớp giáp lồng.

Xe chiến đấu Stryker được thiết kế để sử dụng trong trường hợp xung đột cường độ thấp; tuy nhiên những kết quả chiến đấu của loại xe này cũng không mấy khả quan.

Trong cuộc chiến vùng Vịnh lần 2, những chiếc Stryker lần đầu sử dụng đã bộc lộ điểm yếu, kết quả là lính Mỹ phải lấy bao cát vây quanh xe, biến những chiếc Stryker thành những "lô cốt di động"; hệ quả là họ thường xuyên phải thay lốp, động cơ cũng như các hệ thống truyền động vì trọng lượng các bao cát; đồng thời tốc độ xe đã phải giảm đi rất nhiều.

Liên tục nâng cấp vỏ giáp nhưng xe tăng Mỹ vẫn bó tay trước ông già gân B-41 - Ảnh 3.

Xe chiến đấu bộ binh Stryker

Trong khi chờ đợi phát triển các loại phương tiện bọc thép chiến đấu mới, phương án khả thi và nhanh nhất đó là nâng cấp các phương tiện vũ khí hiện có trong biên chế.

Khi nâng cấp vỏ giáp của các loại phương tiện trên đến độ tới hạn; quân đội Mỹ phải theo xu thế của Nga và Israel đó là lắp đặt các hệ thống phòng hộ chủ động cho các phương tiện bọc thép của mình.

Việc lắp các phương tiện phòng hộ chủ động như hệ thống Trophy của Israel có nhiều ưu điểm, hệ thống có thể đánh chặn được các loại tên lửa chống tăng cũng như các loại đạn của súng chống tăng cầm tay.

Nhưng hệ thống này có nhược điểm là khi phóng đạn đánh chặn tên lửa của đối phương, sẽ gây nguy hiểm cho bộ binh đi gần xe; lên các nhà thiết kế Mỹ cũng không mặn mà với phương tiện phòng hộ chủ động.

Như vậy những phương tiện bọc thép chủ lực của quân đội Mỹ không thể đáp ứng yêu cầu trong cuộc chiến hiện nay; điều này đã buộc Lầu Năm Góc phải giải bài toán: Tiếp tục nâng cấp các loại xe hiện có hay phát triển xe bọc thép mới để thay thế các phương tiện cũ này; tuy nhiên vấn đề kinh phí là vấn đề không đơn giản.

  • GS. Carl Thayer nêu bài học từ sự kiện 1979: Các nước nên đề phòng chiến tranh phức hợp của TQ

  • Tên lửa hiện đại nhất VN áp sát biên giới TQ: Chiến dịch quân binh chủng hợp thành quy mô lớn

  • Chiến tranh biên giới 1979: Tên lửa hiện đại nhất Việt Nam lên biên giới, sẵn sàng bắn rơi máy bay Trung Quốc

Không chỉ quân đội Mỹ, đồng minh của Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở Afrina cũng phải đối mặt với vấn đề an toàn trên các phương tiện bọc thép của họ. Những xe chiến đấu bộ binh ACV-15, được chế tạo ra trên cơ sở của xe bọc thép M113 của Mỹ luôn là nỗi ám ảnh vì lớp giáp nhôm mỏng manh của nó.

Và để đảm bảo an toàn, lính Mỹ ở Syria, Afghanistan hay Iraq phải tự nghĩ cách đảm bảo an toàn cho các phương tiện bọc thép của họ bằng "phương pháp cổ điển" đó là các "bao cát".

Tuy nhiên, "phương pháp cổ điển" như vậy không có khả năng bảo vệ với ngay cả những đạn chống tăng RPG truyền thống và những người lính Mỹ vẫn phải đối mặt với những mối đe dọa ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ./.

No comments:

Post a Comment