Theo thông cáo từ Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 12/2, Công ty Northrop Grumman đã trúng hợp đồng của Bộ Tư lệnh tác chiến không quân hải quân về việc thiết kế chương trình tăng hạn 44 máy bay chiến đấu F-5 N/F cho hải quân và thủy quân lục chiến.
Tổng giá trị hợp đồng ước tính 16,8 triệu USD bao gồm nhiều hạng mục như kiểm tra, sửa chữa, đại tu, sửa đổi, hỗ trợ kỹ thuật và mua sắm các thành phần cần thiết duy trì hoạt động cho các máy bay F-5N/F.
Công việc dự kiến được hoàn thành vào tháng 9/2019.
F-5N/F là phiên bản cải tiến của dòng tiêm kích F-5 do Northrop Grumman thiết kế phát triển cho Chương trình Viện trợ Quân sự hỗ trợ các nước đồng minh Mỹ vào những năm 1960.
Dòng máy bay này không được không quân hay hải quân Mỹ trọng dụng mà chủ yếu dành cho việc xuất khẩu hay viện trợ cho các quốc gia đồng minh.
Mỹ đã từng đưa số lượng lớn máy bay tiêm kích F-5 tới Việt Nam và trang bị chúng cho VNCH.
Sau ngày 30/4/1975, Không quân Nhân dân Việt Nam thu giữ được một số máy bay F-5A/B/E/F và tiếp tục duy trì và sử dụng hiệu quả trong chiến dịch biên giới Tây Nam 1979.
Do đó, việc Bộ Quốc phòng Mỹ chi tiền để tăng hạn sử dụng mẫu máy bay chiến đấu lạc hậu thời chiến tranh Việt Nam rõ ràng là quyết định kỳ lạ.
Tuy vậy, theo nguồn tin của Bộ Quốc phòng Mỹ, các máy bay F-5N/F Tiger II được tăng hạn để sử dụng cho vai trò đặc biệt - đóng giả tiêm kích "phe địch" huấn luyện phi công không chiến.
Với kiểu dáng nhỏ gọn, những chiếc F-5 được xem là phù hợp để đóng giả các loại tiêm kích MiG của Liên Xô.
Mà thực tế, đã từ rất lâu không quân cũng như hải quân Mỹ đã sử dụng F-5 đóng giả máy bay Liên Xô nhằm huấn luyện chiến đấu cho phi công.
Sau này, người Mỹ đưa vào sử dụng thêm các tiêm kích F-15, F-16, F/A-18 đóng giả máy bay MiG và Sukhoi nhưng vẫn không từ bỏ F-5.
- F-5N là phiên bản cải tiến từ những chiếc F-5E mà Mỹ mua lại từ Không quân Thụy Sĩ trang bị cho hải quân luyện tập "không chiến".
Sự thay đổi chủ yếu của nó so với F-5E là việc trang bị loại radar AN/APG-69 hiện đại hơn hẳn so với AN/APQ-159 lỗi thời.
- F-5F là phiên bản hai chỗ ngồi được phát triển trên cơ sở F-5E có thể dùng để huấn luyện phi công.
Hai phiên bản F-5 trang bị động cơ tuốc bin phản lực J85 cho tốc độ tối đa 1.700km/h, tầm bay khoảng 1.400km, trần bay 15.800m.
Nó có 7 giá treo vũ khí cho phép mang tối đa 4 tên lửa không đối không AIM-9 hoặc AIM-120; tối đa hai tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick và các loại bom thông thường cùng rocket.
Tiêm kích F-5 của Thủy quân Lục chiến Mỹ đóng vai "máy bay MiG"
No comments:
Post a Comment