Thursday, February 14, 2019

Chấn động: Phong trào Hamas chuyên tấn công Nhà nước Do Thái do chính Israel tạo ra?

Chấn động: Phong trào Hamas chuyên tấn công Nhà nước Do Thái do chính Israel tạo ra?
Chấn động: Phong trào Hamas chuyên tấn công Nhà nước Do Thái do chính Israel tạo ra?
Quân Syria bí ẩn bắn nhiều pháo sáng trên bầu trời tỉnh Hama
Quân Syria bí ẩn bắn nhiều pháo sáng trên bầu trời tỉnh Hama
Syria thực hiện nghệ thuật quân sự "phi tiếp xúc", đánh phá lực lượng thánh chiến ở Idlib
Mỹ
Mỹ "chơi" đồng minh Israel vố đau: F-16 "đào thoát" bất thành trước S-300 Syria
Hamas sử dụng các chiến thuật như đánh bom tự sát, nã tên lửa tự chế bừa bãi và các chiến thuật du kích khác, nhằm mục đích hủy diệt sự tồn tại của Nhà nước Do thái Israel.

Trong bài viết mang tựa đề "Was Hamas Really Created By Israel? - Hamas có phải thực sự do Israel tạo ra?" đăng trên Al-Masdar News, tác giả Robert Inlakesh đã tiết lộ những thông tin chấn động.

Chủ đề nói trên thông thường sẽ được các nhà phân tích bỏ qua, đó là kết quả sau nhiều cuộc tranh luận không có hồi kết. Phong trào Hồi giáo Hamas hay Harakat Al-Muqawamah Al-Islamiyyah, là một đảng phái chính trị của người Palestine thành lập vào năm 1987.

Đối với người phương Tây, chỉ tiếp cận duy nhất thông qua truyền thông phương Tây miêu tả tập trung về các đặc điểm của Hamas tương đồng với một tổ chức khủng bố. Hamas sử dụng các chiến thuật như đánh bom tự sát, nã tên lửa tự chế bừa bãi và các chiến thuật du kích khác, nhằm mục đích hủy diệt sự tồn tại của nhà nước Do thái Israel.

Nói một cách đơn giản hơn, Hamas được người phương Tây coi là một nhóm khủng bố trực thuộc al-Qaeda.

Ngay cả khi hàng loạt thay đổi trong hệ thống chính trị và các cuộc đàm phán hòa bình giữa Palestine-Israel diễn ra, quan điểm đối với Hamas vẫn được duy trì và gây ra sự chia rẽ trong nhận thức của người phương Tây về tình hình thực tế diễn ra.

Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần phải khẳng định là Hamas không chỉ hoàn toàn không tương đồng với Al-Qaeda hay bất kỳ tổ chức khủng bố nào khác trong các mục tiêu hoạt động, nó còn là một tổ chức lớn hơn nhiều so với những gì truyền thông mô tả.

Chấn động: Phong trào Hamas chuyên tấn công Nhà nước Do Thái do chính Israel tạo ra? - Ảnh 1.

Các chiến binh của phòng trào Hamas

Hamas là một tổng hợp thành công của các phân nhánh quản lý xã hội dân sự, quân sự và cả chính trị thông qua hệ thống đảng phái.

Hamas là một tập hợp nhiều bộ phận khác nhau về chức năng, với những người điều hành khác biệt về cách thức vận hành và đối tượng vận hành ở Palestine.

Hamas hoàn toàn không phải là một tổ chức được đồng thuận của người Palestine, họ tiếp tục nhận được những khoản ủng hộ lớn từ trong nước lẫn nước ngoài, nhưng cũng có vô số người dân Palestine phản đối Hamas, đặc biệt là ở Dải Gaza, do các chính sách, ý thức hệ và hành động của Hamas.

Hamas đã nắm quyền một cách dân chủ tại Dải Gaza năm 2006 và tuyên bố kiểm soát hoàn toàn Dải Gaza năm 2007, sau khi gây ra cho đối thủ, lực lượng đối lập lớn nhất ở đây là Phong trào Fatah một thất bại quân sự sau một cuộc giao tranh đẫm máu.

Tuy quân đội Israel đã rút khỏi Dải Gaza và việc kiểm soát quyền lực đã khiến Hamas trở nên nổi tiếng trên toàn cầu, Israel vẫn tiếp tục chính sách phong tỏa Dải Gaza và không có cuộc bầu cử nào xảy ra sau đó để tiếp tục đưa ra các ý kiến của người dân Palestine về vấn đề duy trì quyền lực của Hamas.

Đây là lý do chính chúng ta cần phải tóm lược về tổ chức này để đưa ra một bức tranh trả lời câu hỏi: Hamas thực sự là tổ chức như thế nào.

Việc này sẽ góp phần phản bác các quan điểm sai lầm về Hamas trước đây.

Chấn động: Phong trào Hamas chuyên tấn công Nhà nước Do Thái do chính Israel tạo ra? - Ảnh 2.

Một tay súng của phong trào Hamas ở Gaza. Ảnh: Israel National News.

Tổ chức MUJAMMA AL-ISLAMIYYAH

Nếu chúng ta đi ngược về nguồn gốc tạo nên Hamas hiện tại, cần phải nhìn lại thời điểm trước khi Hamas thành lập.

Tổ chức từ thiện Hồi giáo Mujamma Al-Islamiyyah, thường được coi là tiền thân của Hamas, do sự tương đồng của các vị trí lãnh đạo và ý thức hệ, được thành lập vào năm 1973 bởi Sheikh Ahmed Yassin* người mà sau này cùng với các thành viên Mujamma khác tuyên bố thành lập Hamas.

(* Sheikh là một khái niệm chỉ có trong thế giới Hồi giáo, một người lãnh đạo tôn giáo - chính trị - quân sự và quản lý một khu vực dân cư nhất định).

Vào thời điểm đó, Ahmed Ahmed Yassin được mô tả là người đứng đầu chi nhánh Palestine của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo.

Gia đình Sheikh Yassin là những người tị nạn từ làng al-Jura vào năm 1948, ngôi làng Al-Jura, hiện là một phần của lãnh thổ Israel ngày nay.

Có một sự giống nhau đáng ngạc nhiên giữa Ahmed Ahmed Yassin với Abu Muhammad al-Joulani, lãnh đạo của Tổ chức vũ trang đã bị liệt vào danh sách khủng bố là Hội đồng giải phóng vùng Sham (HTS) hoạt động tại khu vực Idlib, Tây Bắc Syria hiện tại.

Cả hai đều được sinh ra và lớn lên ở các vùng đất Arab bị Israel chiếm đóng – Joulani sinh ra tại Cao nguyên Golan và bí danh Joulani không có gì khác là "người Golan''.

Mujamma Al-Islamiyyah là một tổ chức tập trung vào các hoạt động dân sự như xây dựng trường học, các nhà nguyện Hồi giáo, các thư viện, Đại học Hồi giáo, thành lập các tổ chức tôn giáo, các phòng khám y tế, phân phát thực phẩm và các viện trợ khác cho những người Palestine cần thiết.

Tổ chức này ở Dải Gaza được người dân đánh giá cao và các hoạt động tương tự như Mujamma này được Hamas sau này tái thực thi.

Tuy nhiên, yếu tố then chốt trong những gì Mujamma đã làm (tương tự như các chi nhánh của Huynh đệ Hồi giáo khác ở Trung Đông) đó là tuyên truyền các quan điểm đặc biệt bảo thủ về Hồi giáo đối với người dân Dải Gaza.

Nhiều thành viên của tổ chức này đã có các hành động gây hấn và bạo lực thay mặt tổ chức, chống lại những người Palestine "đối lập" theo chủ nghĩa dân tộc, tự do, cộng sản.

Để được an toàn sau các hoạt động bạo lực đó, Mujamma cần phải có một sự bảo trợ từ một đối tượng khác, đối lập với hệ tư tưởng của họ, đó là những kẻ đang chiếm đóng Gaza, Israel. Và ngược lại, Israel cũng cần một tổ chức ngầm để kiểm soát Dải Gaza khỏi sự đe dọa nổi dậy đối với họ.

Hàng trăm nhân chứng người Palestine đã đưa ra các bằng chứng xác thực cách tiếp cận của Israel, nhằm vào Mujamma. Người dân đã nhìn thấy những người lính Israel dừng lại, vui vẻ quan sát các thành viên Mujamma tấn công bạo lực những người Palestine đối lập.

Năm 1979, Israel thậm chí đã chính thức công nhận sự tồn tại của Mujamma và cho phép tổ chức này tham gia các dự án từ thiện của Israel. Israel đã đưa các các thành viên của Mujamma lên mục tiêu nhằm vào các vị trí quyền lực chi phối Dải Gaza.

Mặc dù công khai rằng các nhà tài trợ của Mujamma, chủ yếu là các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh. Nhưng thực tế theo tuyên bố của các cựu nhân viên tình báo  Mossad thì Israel đã tài trợ hàng trăm nghìn USD cho Mujamma.

Mục tiêu của Israel, thông qua hỗ trợ cho Mujamma, chính là sự phân liệt về chính trị ở Dải Gaza và trở thành đối trọng với các phe phái đối địch.

Và chúng ta cần xác định Mujamma lúc này không phải là một tổ chức vũ trang, nó hoàn toàn là một tổ chức từ thiện xã hội Hồi giáo liên kết chặt chẽ với tổ chức Huynh đệ Hồi giáo.

Chấn động: Phong trào Hamas chuyên tấn công Nhà nước Do Thái do chính Israel tạo ra? - Ảnh 3.

Sự thành lập HAMAS và hỗ trợ của Israel

Với sự hỗ trợ của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, Hamas được thành lập năm 1987. Tổ chức này ban đầu không phải là một tổ chức vũ trang, mà mãi đến 5 năm sau đó (năm 1992), cánh vũ trang của nó mới tồn tại dưới cái tên "Lữ đoàn Izz Ad-Deen Al-Qassam".

Tuy vậy, Hamas đã cực đoan hơn tiền bối của nó là Mujamma, một hỗn hợp pha trộn bởi chủ nghĩa dân tộc của người Palestine, hệ tư tưởng Hồi giáo cứng rắn và mục tiêu là một phiên bản của cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran.

Cựu dân biểu Texas, Hoa Kỳ, Tiến sĩ Ron Paul, đã có một bài phát biểu mà tới nay vẫn được sử dụng như một điểm tham chiếu để bảo vệ các quan điểm rằng Hamas là một "sáng tác" của Israel và tiếp tục các ý tưởng cho rằng Hamas vẫn do Mossad kiểm soát.

"Nếu ta nhìn vào lịch sử, Hamas được Israel khuyến khích phát triển, vì Israel và Hamas có một điểm đồng thuận đó là chống lại (nhà lãnh đạo Palestine quá cố) Yasser Arafat và phong trào Fatah của ông.".

Mặc dù những gì Ron Paul nói, rất gần với sự thật, nhưng nó lại chỉ là một phần sự thật. Quan điểm này trở nên quá lớn đối với sự thật và thường bị hiểu theo một cách hoàn toàn sai lầm.

Thực tế cho thấy trong một thời gian dài, Israel vẫn cho phép Hamas hoạt động công khai, Mossad tiếp cận họ tương đồng với cách tiếp cận như đã làm với Mujamma.

Hoàn toàn đúng khi nhận xét rằng Israel sử dụng Hamas như một đối trọng với phong trào Fatah, tuy nhiên không có bằng chứng nào về sự hợp tác vượt qua được mục tiêu này với Hamas.

Năm 1984, người sáng lập Hamas, Sheikh Yassin, đã bị Israel bắt, và được phóng thích một năm sau đó là kết quả của một cuộc trao đổi tù nhân vì tội buôn lậu vũ khí.

Israel không còn là đối tác (như đã từng đối với Mujamma) ngay khi Hamas nhận thức rõ hơn về tham vọng của mình trong việc đấu tranh giành độc lập của Palestine.

Sự khác biệt quan trọng nhất giữa Hamas và nhiều tổ chức chi nhánh của Huynh đệ Hồi giáo khác, là Hamas mang trong mình một tham vọng giải phóng quê hương Palestine khỏi những kẻ chiếm đóng Israel, cùng một mục tiêu của các đối thủ chính trị Palestine mà Israel đã hy vọng ngăn chặn sự phát triển bằng cách ủng hộ Mujamma.

HAMAS và "tiến trình hòa bình"

Đối với những người am hiểu về lịch sử xung đột Palestine - Israel, có thể thấy rõ các cáo buộc chống lại Hamas cố tình phá hủy tiến trình hòa bình là hoàn toàn chính xác.

Vụ đánh bom tự sát của người Palestine đầu tiên nhằm vào một mục tiêu Israel, được thực hiện bởi các thành viên của Hamas ở Afula (phía bắc của Bờ Tây sông Jordan).

Cuộc tấn công này là phát súng đầu tiên của làn sóng tấn công và là một phản ứng đối với vụ xả súng giết hại 29 người Hồi giáo Palestine, trong Nhà nguyện Hồi giáo Al-Ibrahimi, được thực hiện bởi một người Mỹ gốc Do thái.

Mục đích của Hamas khi khai hỏa chiến dịch đánh bom tự sát, là phản ứng phẫn nộ với các hành động phân biệt đối xử của Israel với người Palestine và cũng là để phá hủy tiến trình hòa bình, sau khi Hiệp định Oslo được ký kết.

Nhiều nhà phân tích cho rằng Israel đã thông qua Hamas để phá hủy tiến trình hòa bình. Tuy nhiên, từ lâu đã không còn các vụ đánh bom tự sát, không có mục tiêu Hamas cần phải tiêu diệt được giới lãnh đạo Israel yêu cầu các lực lượng an ninh và vũ trang của họ và quá trình thực thi Hiệp định Oslo này đã không đi đến đâu.

Hamas đã cố tình ngăn Yasser Arafat ký một thỏa thuận đem lại hòa bình mà trong mắt Hamas, đó là từ bỏ mục tiêu giải phóng hoàn toàn Palestine.

Thực tế là nếu không có Hamas, Israel có thể đã thoát khỏi vũng lầy Palestine và đưa ra nhiều thỏa hiệp đối với Yasser Arafat và Phong trào Fatah.

Thay vào đó, Israel đã bị tổn thất nặng nề và phải trả giá đắt cho sự chiếm đóng của họ, chính phủ Israel buộc phải có những nhượng bộ để ưu tiên những gì họ gọi là ''Chiến lược an ninh" và chuyển mục tiêu sang các khu vực lãnh thổ tiềm năng khác mà họ đang chiếm đóng.

Vậy HAMAS ngày hôm nay là gì trong mắt?

Hamas đã tái định nghĩa chính bản thân nó, và được coi là lý do chính khiến Israel phải rút quân khỏi Dải Gaza năm 2005.

Hamas được miêu tả là một lực lượng tương tự như Hezbollah ở Lebanon, tổ chức chính trị - quân sự - dân sự được mệnh danh là "nhà nước trong nhà nước" có sự kháng cự mãnh liệt dẫn đến sự rút lui của Israel khỏi Nam Lebanon năm 2000 và chiến dịch quân sự thất bại của Israel ở Lebanon năm 2006.

Dù chúng ta có xem xét sự tương đồng hay liên hệ giữa Hezbollah và Hamas hay không, việc tự định nghĩa bản thân của Hamas mới điểm quan trọng nhất.

Cho tới nay, Hamas chưa bao giờ thể hiện ý định từ bỏ ý tưởng dùng các hoạt động quân sự để giải phóng Palestine, mặc dù đôi khi (do áp lực quân sự hay kinh tế) Hamas trở nên dễ dàng ngoại giao hơn và sử dụng các kênh bí mật để đàm phán với Israel.

Các cáo buộc cho rằng Hamas đã nhận được sự hỗ trợ của Israel trong những năm 1990, nhưng không có bằng chứng nào được xác thực. Ngược lại các lãnh đạo của Hamas, cũng như gia quyến, đã bị Israel giết hại liên tiếp, không ngoại trừ ai kể cả người sáng lập tổ chức, Ahmed Ahmed Yassin, vào năm 2004.

Cuối cùng, ngay cả chúng ta vẫn tin rằng giữa Hamas và Mossad có một mối dây liên hệ vô hình, thì cũng cần biết một số thông tin dưới đây, để có thể hiểu rõ về những gì đang xảy ra giữa Hamas và Israel ngày nay

Cánh vũ trang của Hamas là Izz Ad-Din Al-Qassam không giống như các nhà lãnh đạo chính trị của họ, chủ yếu là những người Hồi giáo Palestine bình thường, những người chỉ quan tâm đến hai điều, đó là sở hữu đất đai và Thiên Chúa Allah. Ta có thể dễ dàng xác nhận điều này bằng cách đơn giản là nói chuyện người dân ở Gaza.

Mặc dù Cánh chính trị của Hamas bị người dân Palestine lên án, các chiến binh của lữ đoàn al-Qassam lại được ca ngợi là anh hùng kháng chiến. Ba lý do mà Hamas vẫn còn tồn tại ở hiện đại, là do các chiến binh al-Qassam dũng cảm, tận tụy và nền kinh tế yếu kém của Palestine.

Các vụ không kích của Israel ngày hôm nay cho thấy một sự sợ hãi,  năm 2018 Israel bắn phá quy mô lớn nhằm vào Dải Gaza, cho thấy họ đã sợ hãi đến mức nào đối với ý tưởng thực thi một cuộc tấn công trên mặt đất.

Lữ đoàn al-Qassam, trên thực tế đã đánh bại bằng quân sự các đối thủ của Hamas như Phong trào Fatah, bất chấp rằng chính người Mỹ đã đứng sau hỗ trợ tài chính cho phong trào này.

Al-Qassam, cũng đã gây thương vong lớn cho binh lính Israel trong các chiến dịch tấn công của họ. Trong năm 2014, al-Qassam đã giết chết 67 binh sĩ Israel và gây thương tích cho 469 người khác.

Đỉnh cao của nghệ thuật tác chiến của lực lượng vũ trang này, khi nói đến cuộc chiến trên mặt đất, là một hệ thống địa đạo, hầm ngầm tinh vi ở Gaza, mà Israel không thể phá hủy hoàn toàn nếu không có các hoạt động quân sự mặt đất.

Không dừng ở đó, các cố vấn al-Qassam đã tham gia một thời gian ngắn trong cuộc nội chiến ở Syria (trong giai đoạn 2013) ủng hộ các phiến quân có liên hệ với Huynh đệ Hồi giáo xây dựng một hệ thống địa đạo tương tự ở khu vực Đông Ghouta nằm sát Thủ đô Damascus.

Phải mất tới 5 năm các lực lượng chính phủ Syria được sự hậu thuẫn của Nga và Iran mới giải quyết được bằng một cách duy nhất – vây hãm và dùng hỏa lực và đàm phán hòa bình để di chuyển phiến quân và gia quyến đến khu vực khác.

Thực tế này không phải là một điều tích cực cho Israel. Việc lực lượng quân sự hàng đầu khu vực (được cho là những người Viking ở Trung Đông) gần như bị mắc kẹt trong các cuộc giao tranh tầm gần trên mặt đất Hamas, nói lên một điểm quan trọng về sức nặng mà lực lượng vũ trang của Hamas mang lại đối với tổ chức.

Tên lửa tự chế của HAMAS

Một câu hỏi quan trọng khác xuất hiện khi ta nói đến Hamas, là việc họ khai hỏa các tên lửa tự chế bừa bãi vào các khu vực dân cư của Israel.

Người ta thường tìm hiểu lý do tại sao Hamas lại làm như vậy? Nó được định hướng đến những cáo buộc về sự giật dây Hamas của Mossad.

Điều này được giải thích rằng các tên lửa được bắn bởi Hamas không gây thiệt hại nặng nề cho các lực lượng quân sự Israel, và ngược lại Israel có đầy đủ lý do để san phẳng Dải Gaza bằng các vũ khí tối tân mà họ dư thừa trong trang bị.

Người dân Palestine ở Dải Gaza phản đối Hamas vì đã bắn tên lửa tự chế trong và xung quanh khu vực lân cận nhà họ, và thực tế là nhà của họ bị Israel lấy làm mục tiêu phản kích, các chỉ trích này hoàn toàn chính xác.

Để giải thích việc Hamas khai hỏa tên lửa và tại sao nó xảy ra, chúng ta phải nhìn sâu hơn vào các báo cáo chính thống.

Đầu tiên, không chỉ các lữ đoàn Al-Qassam của Hamas bắn tên lửa tự chế vào Israel, mà các nhóm Jihad Hồi giáo cực đoan và những phe phái vũ trang khác cũng làm việc tương tự.

Thứ hai, chúng ta phải hiểu chiến thuật đang được Hamas và các phe phái vũ trang khác sử dụng ở đây. Hezbollah, trong các giao tranh với Israel, đã sử dụng chiến thuật khai hỏa bắn tên lửa vào các mục tiêu quân sự của Israel, để đáp trả sự xâm lược của Israel.

Chiến thuật Hezbollah cho thấy sự hiệu quả nhất định và truyền cảm hứng cho các hoạt động quân sự của Hamas ở Dải Gaza. Vấn đề ở Gaza, đó là số lượng và chất lượng của tên lửa không thể so sánh với kho vũ khí của Hezbollah.

Thứ ba đó là ta cần hiểu về lý do của các cuộc tấn công bằng tên lửa tự chế, đó là quân đội Israel hạn chế hoàn toàn việc đối đầu với Hamas trên mặt đất và Dải Gaza hoàn toàn không có các hệ thống phòng không.

Hamas cần duy trì hình ảnh của họ như một phong trào kháng chiến mạnh mẽ và việc này sẽ đem lại niềm tin của người dân Palestine đau khổ ở  Dải Gaza, họ phải xuất hiện và có hành động để thể hiện.

Thứ tư và có lẽ là quan trọng nhất để hiểu về các cuộc tấn công tên lửa, đó là Hamas hoàn toàn không cung cấp cho Israel một cái cớ để không kích Gaza.

Các vụ tấn công bằng tên lửa là một phần của chiến dịch tuyên truyền nhằm bôi nhọ Gaza, nhưng chính điểm này lại là lý do khiến thế giới Hồi giáo, những kẻ địch của Israel thấy rằng Israel có thể dễ dàng bị các tên lửa tự chế và không thông minh tấn công và hệ thống phòng không tinh vi của họ dễ dàng bị vượt qua.

Israel không cần tên lửa tự chế của Hamas như một cái cớ để tiến hành hoạt động quân sự, thực tế là không có gì kìm hãm Israel cả.

Chúng ta đã thấy trong các cuộc biểu tình ở biên giới vẫn đang tiếp diễn, lính bắn tỉa Israel có thể giết chết hàng trăm người Palestine, còn tại Syria, Israel tự do không kích bất cứ khi nào họ muốn, vào bất kỳ mục tiêu nào mà họ có thể với tới mà không cần thông báo trước – và chỉ chịu hạn chế khi có áp lực quân sự của các hệ thống phòng không của Nga.

Nhìn vào lịch sử các cuộc không kích vào Gaza với quy mô lớn của Israel, không một cuộc tấn công nào bắt nguồn từ tên lửa tự chế của Hamas.

Israel phát động hàng trăm cuộc tấn công bằng pháo binh, không quân và hải quân nhằm vào Gaza mỗi năm và lý do là tên lửa tự chế của Hamas, nhưng ở Dải Gaza, không phải lúc nào cũng là xung đột.

  • GS. Carl Thayer nêu bài học từ sự kiện 1979: Các nước nên đề phòng chiến tranh phức hợp của TQ

  • Xe tăng Trung Quốc: "Type gì thì Type, K gì thì K" - Động đến Việt Nam chỉ có một kết cục là tan xác

  • Chuyện ít biết: Không vận vũ khí cho các đơn vị sau lưng địch - Tất cả để đánh thắng quân TQ xâm lược

Israel mới là bên chủ động chọn thời điểm khi nào họ muốn xung đột nổ ra. Các cơ quan tuyên truyền của Israel nói rằng Hamas bắn tên lửa một cách ngẫu nhiên nhưng nó hoàn toàn là một phản ứng đáp trả trước việc Israel tấn công Gaza.

Trên thực tế, trong năm 2018, chỉ có có một lần duy nhất khi tên lửa tự chế của Hamas khai hỏa trước khi Israel tấn công vào Gaza.

Trong khi đó cả năm 2018 và đầu năm 2019, Israel đã chủ động khai hỏa vào các mục tiêu của Hamas, giết chết các thành viên Hamas và tên lửa trong các vị trí ẩn giấu khai hỏa để đáp trả.

Kết luận: Sự hiểu biết về Hamas mà người phương Tây có, chủ yếu đến từ các nguồn tuyên truyền do Israel kiểm soát, khiến chúng ta đưa ra các kết luận sai lầm.

Trong khi đó cuộc xung đột Palestine-Israel khá phức tạp, đặc biệt là quan hệ và xung đột của các phe phái chính trị Palestine, việc sử dụng các chiến thuật quân sự và lịch sử của Gaza khá cụ thể, tuy vậy nó mang nhiều sắc thái và cần điều tra thêm để hiểu một cách chính xác.

No comments:

Post a Comment