Sunday, December 16, 2018

Trận hải chiến đẫm máu Anh - Đức: Những giây phút nghẹt thở

Trận hải chiến đẫm máu Anh - Đức: Những giây phút nghẹt thở
Trận hải chiến đẫm máu Anh - Đức: Những giây phút nghẹt thở
Trận Jutland là trận hải chiến lớn nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất diễn ra giữa Hạm đội công hải của đế chế Đức và Đại hạm đội của Anh.

Phần 1: Trận hải chiến đẫm máu Anh - Đức: Cuộc đối đầu ác liệt của thiết giáp hạm (Xem  tại đây )

Phần 2:

Diễn biến

Theo các kế hoạch hành quân đã định, từ nửa đêm ngày 30 rạng sáng ngày 31/5, hai hạm đội của Anh và Đức lần lượt ra khơi; trong đó, Đại hạm đội của Anh nhổ neo sớm hơn, từ 22 giờ ngày 30/5.

Ra Biển Bắc, Đại hạm đội của Anh hướng về phía Đông, trên hai hải trình riêng rẽ. Phía Bắc là đại quân do Đô đốc John Jellicoe trực tiếp chỉ huy; phía Nam là cánh quân trinh sát của Đô đốc Beatty. Trong khi đó, vào khoảng 1 giờ sáng ngày 31/5, Hạm đội Đại Dương của Đức bắt đầu nhổ neo. Họ men theo bờ biển Đan Mạch, hướng lên phía Bắc.

Trận hải chiến đẫm máu Anh - Đức: Những giây phút nghẹt thở - Ảnh  1.

Reinhard Scheer, chỉ huy Hạm đội Đức. Ảnh: Wiki

Các cánh quân của hạm đội này đi trên cùng một hải trình, bộ phận trinh sát do Đô đốc Hipper chỉ huy đi phía trước, đại quân của Hạm đội Đại Dương do Scheer chỉ huy đi sau khoảng 80km.

Vào lúc 14 giờ ngày 31/5, hai cánh quân trinh sát của Anh và Đức đều đến cửa ngõ phía Tây của biển Baltic, vùng biển Jutland.

Cụm tàu trinh sát của phía Đức giữ hải trình, tiếp tục tiến lên phía Bắc; trong khi đó, cụm tàu trinh sát của Anh bắt đầu chuyển hướng về Đông Bắc để tới nơi hội quân đã định.

Nhưng, vào lúc 14 giờ 22 phút, bộ phận trinh sát phía trước của đội tàu trinh sát Anh phát hiện những cột khói tàu ở phía Đông nên họ lại điều chỉnh hướng đi, chuyển hướng về phía Đông Nam để xác định mục tiêu.

Tăng cường cho nỗ lực này, vào lúc 15 giờ 8 phút, Đô đốc Beatty, chỉ huy đội tàu trinh sát Anh, cho máy bay trên tàu sân bay đi cùng cất cánh về phía những mục tiêu khả nghi. Với sự chuyển hướng đó, đến khoảng 15 giờ 30 phút, đội tàu trinh sát Anh chỉ ở cách đội tàu trinh sát Đức khoảng 24km.

Ở cự ly này, hai đoàn tàu đối địch dần hiển hiện trước mắt nhau. Nhận thấy các tàu Anh ở phía Tây, Đô đốc Hipper, chỉ huy đội tàu trinh sát Đức, cho đội tàu của mình quay đầu về phía Nam nhằm dụ đội tàu Anh đến chỗ đại quân của mình để tiêu diệt.

Trong khi đó, về phía Anh, Đô đốc Beatty lệnh cho lực lượng của mình tăng tốc, bám đuổi các tàu Đức. Lúc này, một bộ phận gồm 4 thiết giáp hạm của đội tàu trinh sát Anh bị tụt hậu nên thực tế lực lượng thực hiện bám đuổi các tàu Đức của phía Anh chỉ có 48 tàu tuần dương và tàu khu trục.

Việc phía Đức quay đầu về Nam và phía Anh thực hiện bám đuổi đã rút ngắn khoảng cách giữa hai lực lượng đối địch nhanh chóng hơn. Vào khoảng 15 giờ 48 phút, khoảng cách giữa hai đội tàu trinh sát đối địch rút xuống còn 14km. Từ đây, các tàu tuần dương và khu trục của hai bên vừa chạy - đuổi vừa bắn pháo và phóng lôi vào nhau.

Mở màn, các tàu tuần dương chủ lực của hai bên đấu pháo hạm hạng nặng. Pháo từ các tuần dương hạm chủ lực của phía Đức bắn nhanh, chính xác. Bởi thế, ngay từ những phút đầu giao chiến, phía Anh đã bị thiệt hại đáng kể về người và phương tiện. Ba trong số 6 tuần dương hạm chủ lực của Anh bị trúng đạn.

Vào lúc 16 giờ, soái hạm Lion của đội tàu trinh sát Anh bị mất một tháp pháo do trúng đạn pháo 300mm từ soái hạm Lutzow của đội tàu trinh sát Đức. Hai phút sau lúc 16 giờ 2 phút, tuần dương hạm chủ lực Indefatigable bị mất tháp pháo phía trước, nổ buồng đạn và nhanh chóng chìm xuống biển. Trong số 1.019 thủy thủ đoàn của tàu này, chỉ có 2 người được cứu sống.

Trong khi đó, phía Anh hiệp đồng chiến đấu không chặt chẽ và bắn pháo không chính xác nên trong thòi gian này, họ chỉ làm hư hại một số tàu tuần dương của Đức (tàu Seydlitz của Đức bị mất 1 tháp pháo). Mặc dù nhiều thiệt hại như vậy, nhưng đội tàu trinh sát của phía Anh vẫn không từ bỏ nỗ lực bám đánh đội tàu trinh sát của phía Đức.

Vào lúc 16 giò 15 phút, khi 4 thiết giáp hạm từ phía sau tối hội quân, toàn bộ đội tàu trinh sát của Anh dịch hải trình sang phía Đông, tiến sát đội hình của các tàu Đức, thực hành đánh gần.

Các thiết giáp hạm và tuần dương chủ lực của Anh tập trung tấn công các tàu chủ lực của Đức; bên cạnh đó, các tàu khu trục và tuần dương hạng nhẹ của Anh cũng phối hợp tấn công các tàu tuần dương và tàu phóng lôi của Đức

Tuy thế, nỗ lực đó của phía Anh vẫn không mang lại kết quả khả quan. Các thiết giáp hạm Anh bắn trúng 3 trong số 5 tàu tuần dương chủ lực của Đức, song, các cú đánh đó không vào nơi hiểm yếu của đối phương, chúng chỉ bị hư hại nhẹ.

Trong khi đó, trước sự tấn công toàn lực của phía Anh, phía Đức cũng huy động toàn bộ đội tàu của mình để đánh trả. Các tàu tuần dương chủ lực của họ vừa tránh ngư lôi bắn vể phía mình vừa nỗ lực bắn chặn các tàu chủ lực của phía Anh; cùng lúc, 15 tàu khu trục và 1 tàu tuần dương hạng nhẹ Đức phối hợp đánh chặn các tàu Anh để bảo vệ các tàu tuần dương đồng đội.

Trận hải chiến đẫm máu  Anh - Đức: Những giây phút nghẹt thở - Ảnh 2.

Tàu HMS Queen Mary đang bốc cháy. Ảnh: Wiki

Trong nỗ lực đó, phía Đức đã gây thêm thương vong cho phía Anh. Đặc biệt, vào lúc 16 giờ 26 phút, pháo hạm từ hai tàu tuần dương chủ lực Đức (Derfflinger và Seydlitz) bắn trúng hầm đạn của tàu Anh Queen Mary khiến tàu này bị chìm cùng 1.266 thủy thủ.

Như thế, dù ưu thế về quân số đội tàu trinh sát của phía Anh vẫn bị đánh thiệt hại nặng. Chính trong tình cảnh này, vào khoảng 16 giờ 42 phút, các tàu tuần dương hạng nhẹ Anh ở phía trước phát hiện đại quân Đức ở xa phía Nam 19km.

Do đó, để bảo toàn lực lượng và dụ đối phương về phía đại quân của mình (lực lượng do Đô đốc John Jellicoe chỉ huy), đội tàu trinh sát Anh đảo hải trình, quay đầu về phía Bắc với tốc độ cao nhất. Đảm bảo cho cuộc rút chạy này, Đô đốc Beatty cho các thiết giáp hạm ở phía sau và bố trí một bộ phận các tàu khu trục ở mạn phải đội hình của mình.

Trận hải chiến đẫm máu Anh - Đức: Những giây phút nghẹt thở - Ảnh  3.

John Jellicoe, Chỉ huy của Hạm đội Anh

Phát hiện phía Anh bỏ chạy, hai cánh quân của phía Đức lập tức truy đuổi. Họ bắn pháo và ngư lôi chặn phá cuộc trốn chạy của đối phương. Nhưng, cuộc rượt đuổi này của phía Đức gặp sự cản trở mạnh mẽ của các thiết giáp hạm và khu trục hạm Anh.

Họ bắn chìm hai khu trục hạm Nestor và Nomad và làm bị thương nhẹ một số thiết giáp hạm Anh. Song, bản thân họ cũng bị mất 2 tàu phóng lôi (V27 và V28) và có nhiều tàu chiến khác bị thương.

Trong điều kiện đó, đội tàu trinh sát Anh duy trì tốc độ cao, tiến về phía Bắc và đến khoảng 18 giờ, khi phát hiện đại quân của mình từ phía Tây Bắc xuống, họ chuyển hướng về Đông Nam để chuẩn bị hội quân.

Đại quân của Anh nhận tin về sự hiện diện của Hạm đội Đại Dương Đức trên Biển Bắc vào lúc 16 giờ 47 phút. Đối phó với Hạm đội Đại Dương của Đức và yểm trợ cho đội quân trinh sát của mình, Đô đốc Jellicoe, chỉ huy đại quân của Đại hạm đội Anh, lập tức cho lực lượng của mình chuyển hướng về phía Đông Nam.

Đi đầu đội quân này là các tuần dương hạm chủ lực thuộc Hải đoàn tuần dương hạm chủ lực số 3. Vào khoảng 18 giờ 14 phút, sau khi hội quân với đội tàu trinh sát của mình, Đô đốc Jellicoe cho triển khai đội hình chiến đấu thành một hàng dọc, hướng về phía Đông, Đông Nam nhằm tiếp cận, tấn công đối phương theo chiến thuật hình chữ T.

Trong khi phía Anh hội quân và triển khai đội hình chiến đấu, ở phía Tây Nam, vào khoảng 18 giờ, hai cánh quân của Đức cũng hội quân để tập trung lực lượng cho cuộc truy kích. Không nhận thấy đại quân Anh từ phía Tây Bắc tới nên sau khi hội quân, Hạm đội Đại Dương của Đức tiếp tục tiến về phía Đông Bắc.

Đến khoảng 18 giờ 30 phút, Hạm đội Đức đối mặt với Đại hạm đội của Anh. Ngay lập tức, pháo hạm từ các tàu Đức nổ súng, tấn công đối phương. Pháo hạm của họ bắn nhanh, chính xác. Do đó, sau vài phút, nhiều tàu Anh đã bị trúng đạn.

Ba tuần dương hạm chủ lực của Anh là Invincible, Warrior và Defence bị loại khỏi vòng chiến đấu, trong đó, hai tàu Invincible và Defence bị chìm sau khi nổ hầm đạn. Trong khi đó, về phía Anh, với ưu thê về binh lực, họ cũng gây cho phía Đức thiệt hại đáng kể. It nhất 1 thiết giáp hạm và 3 tuần dương hạm chủ lực của phía Đức bị trúng đạn.

Thiết giáp hạm SMS Koning bị trúng 7phát đạn pháo, tuần dương hạm Derfflinger bị trúng 3 phát đạn, tàu Seydlitz bị trúng 1 phát, tàu Lutzow (soái hạm của Hipper) bị trúng 10 phát đạn, ngập nước phía trước, buộc Đô đốc Hipper phải dời sang một tàu khu trục trong đội của mình.

Bị nhiều thiệt hại và nhận thấy phải đối mặt với toàn bộ lực lượng của Đại hạm đội Anh, sau 5 phút giao chiến, Hạm đội Đức rút về phía Tây để bảo toàn lực lượng của mình. Cuộc rút lui của Hạm đội Đức không bị Hạm đội Anh truy đuổi.

Do đó, vào khoảng 18 giờ 55 phút, phán đoán Hạm đội Anh đã rời xa chiến trường cũ, Đô đốc Scheer cho Hạm đội Đức vòng về phía Đông Bắc để tiếp tục nỗ lực trốn tránh, về cảng nhà. Song, do Hạm đội Anh tiến về phía Nam chậm nên vào khoảng 19 giờ 15 phút, họ lại đối mặt với Hạm đội Anh ở phía Đông Nam.

Lần này, Đại hạm đội của Anh tiếp tục dùng chiến thuật chữ T để tiếp cận và tấn công Hạm đội Đức. Pháo hạm của phía Anh bắn nhanh và chính xác, trúng nhiều tàu Đức, trong đó có 6 thiết giáp hạm (SMS Koning, SMS Grosser, SMS Kurfurst, SMS Markgraỷ, SMS Kaỉser, SMS Heoland); trong khi đó, pháo hạm của phía Đức phản ứng chậm và kém hiệu quả hơn những lần giao chiến trước.

Họ chỉ bắn trúng hai phát vào thiết giáp hạm HMS Coỉossus của phía Anh. Trước tình hình đó, sau vài phút giao chiến, Đô đốc Scheer lại cho Hạm đội Đức rút về phía Tây. Đảm bảo cho cuộc lui binh lần thứ hai này, phía Đức cho các tàu tuần dương chủ lực và tàu phóng lôi ở lại kìm chân Hạm đội Anh.

Về phía Anh, phát hiện quân Đức lại rút chạy, họ vẫn không truy đuổi mà tiến về phía Nam để khóa đường về của đối phương. Trong nỗ lực này, Hạm đội Anh đã gây thiệt hại nặng cho hầu hết các tuần dương chủ lực của phía Đức.

Trận hải chiến đẫm máu Anh - Đức: Những  giây phút nghẹt thở - Ảnh 4.

Tàu chiến SMS Seydlitz của Đức bị hư hại nặng.

Ít nhất 3 tuần dương hạm chủ lực của Đức bị thiệt hại nặng bởi đạn pháo từ tàu Anh. Hai tàu SMS Derffỉỉnger và SMS Seydlỉtz bị cháy, tàu SMS Von der Tann bị hỏng động cơ và bô phận điếu khiển, không còn khả năng cơ động.

Đến khoảng 21 giờ, sau khi đã đánh bại một bộ phận Hạm đội Đức, Đô đốc Jellicoe bố trí các tàu tuần dương và khu trục ở hậu quân để cảnh giới cho cuộc hành quân trong đêm của mình. Việc phía Anh không truy đuổi, tránh giao chiến lớn trong đêm tiếp tục mang lại cơ hội lẩn trốn cho phía Đức.

Quả vậy, vào khoảng 21 giờ, nhận thấy Hạm đội Anh ở phía Đông, Đô đốc Scheer mạnh bạo cho Hạm đội Đức chuyển hướng về phía Đông Nam để trở vể càng nhà. Đến trưa ngày 1 tháng 6, Hạm đội Đại Dương của Đức cập cảng Jade thành công.

Trong cuộc trốn chạy này, Hạm đội Đức nhiều lần chạm chán với các tàu tuần dương và tàu khu trục Anh. Tuy nhiên, họ chỉ phải đốì phó với các tàu tại chỗ của đối phương, bị thiệt hại thêm một thiết giáp hạm tiền dreadnought và một số tàu tuần dương và khu trục.

Kết quả và một số vấn đề rút ra từ trận đánh

Trận Jutland từ chiều ngày 31/5 sang rạng sáng ngày 1 tháng 6 là trận hải chiến quy mô hạm đội duy nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trận này, phía Đức đã tiêu diệt 14 tàu chiến các loại cùng 6.784 thủy thủ đoàn của phía Anh; trong khi đó, phía Anh chỉ diệt được 11 tàu chiến các loại và 3.039 thủy thủ đoàn của Hạm đội Đức.

Đáng chú ý, trong số tàu bị tiêu diệt của phía Anh, có 3 tuần dương hạm chủ lực (chiếm 8,4% số tàu chủ lực của Hạm đội Anh); bên cạnh đó, trong số tàu bị tiêu diệt của phía Đức có 1 tàu tuần dương chủ lực và 1 thiết giáp hạm loại cũ, chiếm 7,4% tổng số tàu chiến chủ lực của Hạm đội Đức.

  • Chiến sự Yemen: Bị đánh úp, lính Saudi tháo chạy, bỏ lại đồng đội bị thương

Như thế, xét về tàu chủ lực phía Anh chịu nhiều tổn thất hơn phía Đức.

Dựa trên tỷ số này, ngay sau trận Jutland, phía Đức tuyên bố họ giành chiến thắng trước hải quân Anh; trong khi đó, dư luận Anh chỉ trích Đại hạm đội của mình vì sự thiệt hại nhiều trong trận đánh này.

Song, xét tổng số tàu thiệt hại của mỗi bên, chúng ta thấy, phía Anh bị mất 14 tàu chiến trong tổng số 151 tàu, bằng 9,2%; bên cạnh đó, phía Đức bị mất 11 tàu trong tổng số 99 tàu chiến, bằng 11%.

Như vậy, trong trận Jutland, phía Đức bị hao tổn binh lực hơn phía Anh. Ngoài ra, xem xét quá trình hai bên giao chiến, nhiều tàu của phía Đức cũng bị đánh thiệt hại nặng. Hầu hết các tuần dương hạm chủ lực của nước này mất khả năng chiến đấu.

...

*** Trích bài viết của Thiếu tá Nguyễn Văn Trí trong cuốn "Những trận hải chiến nổi tiếng thế giới" - Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân

No comments:

Post a Comment