Trong mấy tuần qua, truyền thông phương Tây đã tung tin khiến dư luận bàn tán xung quanh việc Thổ Nhĩ Kỳ sau khi mua xong S-400 của Nga, họ sẽ mời chuyên gia Mỹ sang mổ xẻ, nguyên cứu… để đối phó và thậm chí là có thể sao chép…
Quả thật, khi Thổ Nhĩ Kỳ đang là thành viên của NATO, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Erdogan không dễ chơi, dễ tin với Nga và Mỹ-NATO là đối tượng tác chiến trực tiếp của Nga thì hành động bán S-400 của Nga là một hành động mạo hiểm.
Tuy nhiên, tuyên bố của Điện Kremlin là "không thay đổi quyết định (bán) và họ tin tưởng vào đối tác (Thổ Nhĩ Kỳ) của mình".
Cơ sở nào để khiến Kremlin tự tin như vậy?
Ở đây chúng ta không nói về cơ sở chính trị, kinh tế, vì các nhà phân tích quan hệ quốc tế đã bình luận mà chỉ nói về cơ sở quân sự nhưng chủ yếu là kỹ thuật quân sự - vấn đề chưa được phân tích kỹ.
Hệ thống tên lửa S-400 của Nga triển khai sẵn sàng chiến đấu.
Từ kinh nghiệm chiến trận của Việt Nam!
Nếu ai đã từng là lính đặc công của Lữ đoàn 126 Hải quân Việt Nam thì không thể không biết về loại "vũ khí diệt hạm" mang tên MÌN RÙA.
Loại vũ khí này do Liên Xô sản xuất, nặng khoảng 7kg được ghép với 48 mảnh nam châm hình móng ngựa để tạo ra một lực hút tương đương với lực nâng 100kg. Do đó, khi nó đã được lính 126 gắn vào đáy của 1/3 thân tàu (khoang máy) thì mặc cho sóng nước cỡ nào thì nó vẫn bám chặt…
Khi lính Lữ đoàn 126 đã gắn mìn vào đúng vị trí thì có 2 việc sau khi rời đi là ấn nút hẹn giờ và nút chống tháo gỡ. Khi nút chống tháo gỡ được kích hoạt thì coi như số phận con tàu tồn tại phụ thuộc vào nút hẹn giờ.
Nếu con tàu đối phương phát hiện thì mệnh lệnh đầu tiên và cuối cùng của Thuyền trưởng là "Tất cả hãy rời tàu ngay và luôn!" bởi bạn không thể gỡ nó ra khỏi thân tàu. Nếu gỡ ra thì có nghĩa sẽ kích nổ nó ngay trước khi đến giờ nổ được cài đặt…
Chức năng chống tháo gỡ trong MÌN RÙA này nó khác hoàn toàn với chức năng tự hủy trong các loại vũ khí hiện đại ngày nay.
Rõ ràng, từ thực tiễn đầy thông minh, sáng tạo, các nhà khoa học quân sự Nga đã sản xuất chế tạo ra "hệ thống chống tháo gỡ" vào trong thế kỷ 19 thì sang thế kỷ 21, trí tuệ đó của người Nga không dừng lại…
Đến đây chắc chúng ta đã hiểu được phần nào về vấn đề nào có tính quyết định khiến Nga sẵn sàng bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, một trung gian cho đối thủ chiến lược chính của Nga là Mỹ-NATO mà không sợ bị bắt bài…
Tên lửa S-400 có thể tiêu diệt mọi loại mục tiêu bay, kể cả máy bay tàng hình và tên lửa đạn đạo.
S-400 của Nga không bắn được máy bay Nga!
Khi bán vũ khí thuộc loại hiện đại thông minh cho ai thì điều đầu tiên người bán phải có tạo ra một cơ sở kỹ thuật, chính trị… để người mua không dùng nó để bắn lại mình.
Mỹ bán hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho đồng minh đều theo một yêu cầu đầu tiên là phải có chuyên gia Mỹ trực tiếp hướng dẫn sử dụng. Mỹ sẽ chẳng chuyển giao hệ thống Patriot mà không có người Mỹ quản, giám sát.
Người Nga thì khác Mỹ, thoáng hơn chút và trong việc bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ thì có mấy vấn đề kỹ thuật sau đây (chỉ mức độ công khai, chưa phải là chuyên sâu có tính tuyệt mật quốc gia) mà độ khó của nó khiến Nga rất tự tin khác với Mỹ.
Thứ nhất, khi ký hợp đồng, có các yêu cầu rất khắt khe đã được đặt ra cho bên mua. Cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ không có quyền tháo rời tổ hợp, thay đổi bất cứ thứ gì. Tất cả các công việc bảo trì chỉ được thực hiện bởi Nga.
Nếu các chuyên gia Nga phát hiện sự can thiệp vào hệ thống, thì Nga có quyền lấy lại các tổ hợp này hoặc vô hiệu hóa chúng.
Vậy, vấn đề là các kỹ sư Nga có thể tìm hiểu, phát hiện về sự can thiệp vào hệ thống S-400 phức hợp này như thế nào?
Họ có theo nhiều cách. Đầu tiên là quan sát bằng mắt thường về sự thay đổi niêm phong. Chẳng hạn như các ốc vít bị mở…
Ngoài ra, trong một số chi tiết phức tạp, có một số cảm biến, khi được kích hoạt (ví dụ, mở một khối bằng vi mạch) thì chúng lập tức truyền dữ liệu qua hệ thống của họ tới một kênh liên lạc quân sự vệ tinh, và ở Nga, họ sẽ ngay lập tức tìm hiểu về nó.
Tiếp theo, điều quan trọng nhất, cốt lõi nhất trong S-400 là các thuật toán vận hành hệ thống.
Ngoại hình có thể dễ dàng sao chép (như đã được thực hiện ở Trung Quốc với S-300), nhưng để tất cả điều này hoạt động, bạn không thể làm gì nếu không có máy tính và thuật toán của người Nga.
Chẳng hạn, trong hệ thống "Vòm sắt" của Israel thì "thuật toán nhắm mục tiêu" của tên lửa Tamir không giống Nga… Cụ thể, tên lửa "đánh chặn" Tamir luôn xuất phát từ phía sau tên lửa Hamas, cố gắng đuổi kịp để tấn công từ phía sau.
Do đó, nó chỉ làm hỏng ống của động cơ, chỉ làm lệch tên lửa khỏi quỹ đạo, nhưng đầu đạn của tên lửa không bị ảnh hưởng, tên lửa không bị phá hủy trên không nên chúng vẫn gây nổ sát thương nơi chúng rơi xuống…
Trong tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1, các tên lửa 57E6 được đặt "thuật toán nhắm mục tiêu" theo phương pháp tiếp cận diệt mục tiêu trực diện hoặc đi ngang, đảm bảo cho việc phá hủy tên lửa trên không hoàn toàn...
Tên lửa S-400 và tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 Nga triển khai ở Syria.
Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ, khi ký kết hợp đồng, đã yêu cầu cung cấp mật khẩu truy cập để độc lập nhập vào hệ thống dữ liệu nhận dạng của Friend hoặc Foe (hệ thống nhận dạng địch - ta) nhưng dĩ nhiên, Nga đã từ chối.
Nga buộc Thổ Nhĩ Kỳ đã phải truyền dữ liệu về máy bay của mình để các kỹ sư Nga sẽ tự thiết lập hệ thống này, đồng thời bổ sung thông tin về máy bay chiến đấu của Nga cho nó. Do đó, các tên lửa S-400 sẽ không thể bắn hạ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Nếu người Thổ Nhĩ Kỳ (hoặc NATO) cố gắng bỏ qua mật khẩu bằng cách hack hệ thống, khi thực hiện truy cập trái phép, máy tính sẽ tự động xóa tất cả dữ liệu tại chỗ, biến S-400 thành một đống kim loại.
Vấn đề nhạy cảm…
Trên đây là những vấn đề kỹ thuật thông thường mà bên bán muốn "nắm đằng chuôi" mang tính "ngoại thương" có thể biết, nhưng chắc chắn còn những chi tiết mang tính "chính trị - quân sự" rất nhạy cảm mà không ai có thể đề cập…
Chẳng hạn, nếu như với các chi tiết kỹ thuật mà Nga đang "nắm đằng chuôi" như nêu trên thì liệu có xảy ra tình trạng S-400 thì do Thổ Nhĩ Kỳ bắn ra nhưng Nga lại là kẻ điều khiển hay không?
Chúng ta có thể lấy kinh nghiệm trong trận hải chiến Malvinas giữa hải quân Anh và Argentina mà nếu Anh không là đồng minh với Pháp thì Hải quân Anh sẽ ôm hận như thế nào.
Vì thế, chẳng hay ho gì khi mua vũ khí của người khác mà độ tin cậy vào người bán không cao. Trong kỷ nguyên của vũ khí công nghệ cao thì càng có nhiều vũ khí trang bị của nước ngoài thì sự phụ thuộc chính trị càng lớn và độc lập tác chiến càng nhiều mong manh.
*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Tên lửa phòng không S-400 Nga thực hành bắn đạn thật.
No comments:
Post a Comment