Theo trang mạng theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu ImportGenius, Israel đã tiếp nhận tổ hợp radar thụ động tầm xa thế hệ mới mang tên Kolchuga-M từ Ukraine.
Báo cáo của ImportGenius cho hay, hồi tháng 3/2018, công ty con của Công ty Nhà nước Ukrspetsexport đã ký hợp bán cho công ty Airsom (Tel-Aviv, Israel) hệ thống radar thụ động Kolchuga-M.
Ai đã mua Kolchuga-M?
Theo giới thiệu của Công ty Topaz (Ukraine), Kolchuga-M được ví như là"mắt thần" thụ động chuyên bắt máy bay tàng hình, chuyên dùng để phát hiện các mục tiêu bay từ khoảng cách 800km (500 dặm) ở mọi độ cao bằng phương pháp giao hội các tín hiệu sóng điện từ để phát hiện, xác định vị trí, theo dõi, bám sát các loại phương tiện bay, kể cả loại tàng hình.
Mỗi hệ thống Kolchuga gồm 1 đài điều khiển và xử lý tín hiệu trung tâm và 3 đài kế bên có nhiệm vụ thu tín hiệu sóng điện từ, có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị).
Theo tính toán của nhà sản xuất (Topaz), nếu hệ thống Kolchuga-M được đặt ở độ cao 100m và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì nó có thể thu tín hiệu và xác định vị trí mục tiêu từ cự ly 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt tới 620km.
Việc Israel nhập khẩu hệ thống radar tối tân như Kolchuga-M là điều bình thường trong bối cảnh hiện tại. Bất thường là ở chỗ đơn vị nhập khẩu loại radar này không phải là Bộ Quốc phòng Israel hay Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) mà là đơn vị tư nhân.
Xe anten tổ hợp radar Kolchuga-M.
Không loại trừ khả năng Airsom là công ty "bình phong" của BQP Israel nhằm tránh các vấn đề nhạy cảm khi nhập khẩu hệ thống vũ khí không phải từ Mỹ. Việc này vẫn được quân đội nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện.
Ví dụ điển hình là Quân đội Trung Quốc từng lập công ty bình phong mua lại các tàu sân bay cũ nát thời Liên Xô từ Ukraine với mục đích đưa về làm bảo tàng nổi, hay khách sạn. Dẫu vậy, sau đó chúng được mổ xẻ để nghiên cứu, khi hết giá trị mới chuyển sang dân sự.
Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa rõ ý đồ của Airsom hay quân đội Israel sẽ dùng Kolchuga-M để làm gì. Liệu có phải là nhằm đối phó với các máy bay tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57 đã từng xuất hiện ở Syria?
Đối phó Su-57 hay bảo toàn F-35I?
Khả năng này rất thấp bởi chắc chắn Moscow không dại gì đưa Su-57 - một mẫu máy bay vẫn còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm khiêu chiến với lực lượng phòng không bí ẩn như Israel.
Ngoài ra, dựa trên quan hệ ngoại giao Moscow-Tel Aviv hiện tại thì không có lý do gì để Không quân Nga đưa Su-57 tham chiến tại Syria.
Còn một khả năng khác đó là việc Israel có thể sử dụng Kolchuga-M để đánh giá năng lực tàng hình thực tế của tiêm kích F-35I. Đây là điều rất cần thiết với dòng máy bay mới như F-35 vốn đã bị dính nhiều tai tiếng trong quá trình phát triển.
F-35I của Không quân Israel.
Theo đó, với Kolchuga-M, người Israel có thể nghiên cứu được cơ chế bắt bám máy bay tàng hình sử dụng radar thụ động với mục tiêu sẵn có là F-35. Kết quả quá trình nghiên cứu này giúp Israel tìm ra giải pháp tối ưu bảo vệ F-35 khỏi bị phát hiện trên không phận Syria.
Bởi ở Syria hiện nay, bên cạnh các hệ thống radar lỗi thời của Damascus thì còn có sự hiện diện của hàng loạt các tổ hợp radar tối tân của Nga.
Và không loại trừ khả năng trong số đó bao gồm cả những công nghệ radar thụ động chuyên trị máy bay tàng hình.
Các cuộc không kích gần đây nhất của Không quân Israel nhắm vào Syria có lẽ đã khiến Tel-Aviv buộc phải nhìn nhận lại năng lực phòng không của Damascus với sự hỗ trợ từ Nga.
Rõ ràng, phòng không Syria ngày càng nguy hiểm hơn, họ không còn là một "con cừu non" mà đang trở thành "con cáo" trong cuộc chiến đất đối không!
Cho nên, để F-35I không phải "xấu hổ, nhục nhã" ở Syria thì cần phải ngay lúc này nghiên cứu tìm hiểu mọi phương án để bảo toàn cho máy bay tàng hình thế hệ 5 tối tân nhất của Không quân Israel.
Syria đánh bại cuộc không kích của Israel đêm 25/12
Theo SANA, hệ thống phòng không Syria đã đánh chặn thành công cuộc không kích chớp nhoáng của Không quân Israel vào đêm 25/12.
Theo đó, trong đêm 25/12, phòng không Syria với các hệ thống vũ khí hiện đại như Pantsir-S1 đã đánh trả bắn rơi 14/16 quả bom GBU-39 được ném từ 6 máy bay tiêm kích F-16 của Israel. Hai quả bom còn lại đánh trúng khu vực hậu cần của Lữ đoàn 138 đóng ở ngoại vi Thủ đô Damascus (Syria).
Có được kết quả tuyệt với này còn là nhờ sự giúp đỡ từ hệ thống điều khiển tự động (ACS) do Nga chuyển giao cho Syria. Khí tài này liên kết các tổ hợp vũ khí phòng không Syria vào một mạng lưới tác chiến thời gian thực.
Thông tin về mục tiêu được chuyển tới cho các tổ hợp tên lửa phòng không và Pantsir-S1. Các tổ hợp vũ khí phòng không đã được chỉ thị và chỉ định ngăn chặn mục tiêu khi thời cơ đến.
Tổ hợp radar thụ động Kolchuga-M
No comments:
Post a Comment