Như đã thông tin trước đó, trận oanh kích mới nhất được Không quân Israel (IAF) thực hiện đêm 25/12 nhằm vào mục tiêu là kho đạn của Quân đội chính phủ Syria đã gây ra thiệt hại khá nặng nề cho Damascus khi có một số cơ sở bị bốc cháy vì trúng đạn và làm 3 quân nhân thương vong.
Đối tượng thực hiện vụ tấn công trên được nhận định là các tiêm kích hạng nhẹ F-16I Adir với chiến thuật cũ, đó là tiếp cận theo hướng không phận Lebanon rồi phóng tên lửa hành trình đối đất Delilah vào mục tiêu.
Trong trận đánh vừa qua, phòng không Syria với các tổ hợp S-200 Angara và Pantsir-S1 đã đánh trả quyết liệt, họ tuyên bố rằng tiêu diệt được phần lớn tên lửa hành trình Israel và chỉ để lọt một vài quả mà thôi.
Tuy nhiên theo một số nguồn tin, khả năng cao là vũ khí mà phòng không Syria bắn trượt không phải tên lửa Delilah mà chính là bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB II.
Bom lượn đường kính nhỏ GBU-39 SDB II
GBU-39 SDB II là loại bom lượn đường kính nhỏ tiên tiến có tầm hoạt động rộng và độ chính xác rất cao, nó chính là vũ khí tấn công mặt đất được thiết kế riêng cho tiêm kích tàng hình F-22 Raptor và F-35 Lightning II vì kích thước vừa vặn với khoang trong của máy bay.
Nếu như bom BGU-39 được sử dụng thì gần như chắc chắn tiêm kích tàng hình F-35I Adir của Không quân Israel đã được huy động chứ không phải chỉ riêng F-16I Sufa tham gia trận đánh vừa qua.
Điều này mới đây đã được trang Debka của Israel xác nhận, họ cho biết rằng sau khi sử dụng tốp chiến đấu cơ F-16 cho đợt tấn công đầu tiên, nhận thấy hiệu quả quá thấp khi máy bay không kết nối được với mục tiêu của chúng thì IAF đã quyết định tung F-35I cho "đợt sóng thứ hai".
Bên cạnh đó, thông báo mới nhất của Bộ Quốc phòng Nga cũng xác nhận IAF đã sử dụng tới 16 quả bom GBU-39 SDB II trong đợt tấn công vừa rồi, điều này càng làm tăng thêm nhận định F-35I Adir đã tham chiến.
F-35I Adir và F-16I Sufa của Không quân Israel đã phối hợp tấn công Syria đêm 25/12
Một điều nữa cần nhắc đến đó là cuộc đối đầu rất được mong chờ giữa tiêm kích tàng hình F-35I Adir của Israel và tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PM trong tay Syria vẫn chưa diễn ra.
Đây là điều khó hiểu khi vừa qua các chuyên gia Nga được cho là chịu trách nhiệm chính trong việc huấn luyện chuyển loại S-300 đã về nước, cho thấy quá trình trên đã hoàn thành.
Khả năng cao là kíp trắc thủ Syria mặc dù nhận bàn giao S-300PM nhưng chưa triển khai sẵn sàng cho hoạt động tác chiến. Tuy nhiên, một nhận định khác cũng thu hút sự quan tâm đó là radar của S-300 đã bị "bịt mắt" và không thể nhận ra F-35I đã tham chiến.
Nhưng nếu Không quân Israel vẫn tiếp tục mở các cuộc oanh kích như trên thì viễn cảnh F-35I và S-300PM có màn thực chiến là điều sớm muộn cũng phải xảy ra, khi đó phần thắng thuộc về bên nào vẫn là điều chưa thể nói trước.
Tính năng kỹ chiến thuật của bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB II
No comments:
Post a Comment