Bất ngờ từ quyết định rút quân khỏi Syria của Mỹ
Quyết định của Tổng thống Mỹ về việc rút quân lính Mỹ ra khỏi Syria dường như hạn chế các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump trong việc kiềm chế sự phát triển mạnh mẽ của Iran tại khu vực này.
Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, chính sách quán triệt của Tổng thống Trump tại Trung Đông nhằm hạn chế các ảnh hưởng mạnh mẽ của Iran.
Đối với vấn đề của Iran, chính quyền Tổng thống Trump có phần khác biệt trong chính sách ngoại giao so với thời cựu Tổng thống Obama. Ông Trump luôn cho rằng, thỏa thuận hạt nhân với Iran, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện được xem là thỏa thuận tồi tệ nhất.
Tổng thống Trump liên tục thúc đẩy các ảnh hưởng của Mỹ, gia tăng đối phó với khủng bố tại Trung Đông. Lập trường cứng rắn của Tổng thống Trump liên tục theo đuổi chiến lược mới với phương châm "Nước Mỹ trên hết".
Tổng thống Trump đã quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và thay vào đó là các trừng phạt mạnh mẽ trở lại nhằm vào Tehran. Chính quyền Mỹ tiếp tục triển khai quân lính tại Syria, Iraq và Afghanistan cùng với nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng tại Trung Đông. Mỹ vạch ra các định hướng mới nhằm đối phó với Iran.
Quyết định của Mỹ về việc rút khỏi Syria tạo ra nhiều bất ngờ. Động thái này, theo giới quan sát, đang làm giảm bớt các nỗ lực của chính quyền Mỹ trong việc kiềm chế Iran. Các chuyên gia cho rằng, động thái này của Mỹ cho thấy lợi ích của Washington đã bị xóa bỏ.
Trước khi Tổng thống Trump rút quân khỏi Syria thì các bình luận về chính sách Iran của Tổng thống Mỹ được gợi lại từ sự kiện ngày 21/5 trong bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo về "Chính sách Iran mới".
Ông Pompeo từng đưa ra tuyên bố về những gì Mỹ đã nỗ lực nhằm loại bỏ các vũ khí hạt nhân và chấm dứt sự ảnh hưởng rộng rãi của quốc gia Hồi giáo. Các chuyên gia cho rằng, có thể Washington đã không có được thành công rực rỡ trong nỗ lực đối phó với Iran.
Tuy nhiên, theo ông Pompeo, tín hiệu rõ ràng rằng Mỹ không bao giờ từ bỏ, rằng một chiến dịch gây áp lực tối đa của Washington vào Tehran có thể lại tiếp tục trong thời gian tới.
Các dự đoán cho rằng, Ngoại trưởng Mike Pompeo hay Đại sứ Mỹ Haley Nikki tại Liên Hợp Quốc luôn sẵn sàng áp dụng các sức ép căng thẳng đối với Iran, thậm chí là các bài phát biểu cứng rắn đối với nước này. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cũng từng khẳng định quân lính Mỹ vẫn ở lại Syria nhằm đối phó với Iran.
"Trò chơi kéo co" giữa Mỹ và Iran đã đến lúc có thể kết thúc
Mỹ ở lại Syria với mục đích nhằm ngăn cản ảnh hưởng của Iran và một phần cũng để giám sát Nga.Với Syria, Mỹ có thể sử dụng như một quân cờ nhằm tăng cường thế trận đối phó với một quốc gia hồi giáo như Iran.
Viết trên dòng tweet, Tổng thống Trump cho biết: "Ở khoảnh khắc hiện tại, tôi cho rằng khủng bố đã bị tiêu diệt. Vì vậy, binh lính Mỹ có thể trở về."
Tuy nhiên, các nhà quan sát lại cho rằng, ở khoảnh khắc khác, Tổng thống Mỹ có thể lại cho rằng, việc tiêu diệt khủng bố không phải là việc làm của Mỹ và đặt ra câu hỏi: "Tại sao chúng ta phải chiến đấu cho kể thù của chúng ta bằng việc tiêu diệt khủng bố cho họ [Iran]?"
Mỹ dẫn đầu một liên minh quân sự gồm hàng chục quốc gia với chung mục tiêu chống khủng bố ở Syria, nhưng không một thành viên nào trong liên minh được tham vấn trước về quyết định rút quân của Washington. Một số nước láng giềng của Syria, đáng chú ý là Israel và Iraq, có thể sẽ bị tác động ít nhiều từ quyết định này.
"Israel từng nghĩ rằng họ có thể dựa vào Mỹ với sự tồn tại của Washington dài lâu ở Syria. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã chấm dứt hy vọng này", bình luận viên Levy nhận định.
Các cuộc hòa đàm ở Afghanistan cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều từ quyết định của Tổng thống Trump. Giới chức Mỹ đang chuẩn bị tiến hành các cuộc hòa đàm với lực lượng Taliban nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Afghanistan kéo dài. Tuy nhiên, quyết định rút quân đột ngột khỏi Syria và Afghanistan của ông Trump có thể khiến các cuộc hòa đàm đổ vỡ.
Đến hiện tại chỉ có thể hiểu rằng, Tổng thống Mỹ muốn ra khỏi Syria cho dù là kết quả như thế nào.
Mỹ ràng buộc với Iran thông qua chính sách trừng phạt. Các biện pháp trừng phạt giống như một công cụ chính sách đối ngoại. Tổng thống Trump phần nào đã đúng khi cho rằng, sự can thiệp của Iran ở nước ngoài đang trở nên tồi tệ hơn kể từ sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết.Tuy nhiên, các trừng phạt không phải là chiến lược.
Nếu họ khuyến khích người Mỹ ngừng nghĩ về các yếu tố khác để đối phó với quốc gia hồi giáo như Iran thì điều này giống như là một ảo tưởng.
Việc Tổng thống Trump rút quân Mỹ ra khỏi Syria đã làm suy yếu nghiêm trọng chính sách của Mỹ về Iran, báo hiệu sự nhàm chán hay thay đổi và có phần mệt mỏi cũng như chán nản của Mỹ.
"Trò chơi kéo co" giữa Mỹ và Iran đã đến lúc có thể kết thúc. Tuy nhiên, thật kỳ quặc và gượng gạo khi tin rằng những gì tốt cho Iran cũng có thể tốt cho Mỹ.
No comments:
Post a Comment