Pantsir-S1 "thần thánh" ở Syria
Các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 được coi là cận vệ của những hệ thống tên lửa S-400, không chỉ ở Nga mà còn ở Syria. Khi Moscow quyết định triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa Triumf tới Syria, Pantsir-S1 cũng lũ lượt sang theo.
Nhiệm vụ chính của những tổ hợp này ngoài bảo vệ tầm gần cho S-400 thì chúng còn tác chiến đơn lẻ phục kích các đường bay ở những vị trí hiểm yếu nhằm đánh bại từ xa những mục tiêu bay thấp hoặc cực thấp bám địa hình vào tập kích các mục tiêu đầu não của Không quân Nga (ở Khmeimim) và Hải quân Nga (ở Tartus).
Bất chấp một vài ý kiến dìm hàng của truyền thông phương Tây và thậm chí cả của chuyên gia Nga nữa nhưng hiệu quả chiến đấu của Pantsir-S1 ở Syria là không thể phủ nhận.
Thứ nhất, trong biên chế phòng không Syria, Pantsir-S1 đã liên tục "hạ nhục" tên lửa "mới, đẹp và thông minh" của liên quân Mỹ - Anh - Pháp trong trận đọ sức quyết liệt hôm 14/04/2018, còn tên lửa Israel thì cũng đã không ít lần phải nếm "trái đắng".
Theo thống kê sơ bộ ban đầu về kết quả trận đánh hôm 14/04 của Bộ Quốc phòng Nga thì tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 có hiệu suất diệt mục tiêu cao nhất, đạt 92%. Sau đó, Nga đã điều chỉnh giảm kết quả nhưng các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tầm thấp này vẫn giữ được hiệu suất vượt trội, chắc chân ở ngôi đầu.
Kết quả chiến đấu của các tổ hợp Pantsir-S1 thuộc phòng không Syria trong trận đánh hôm 14/04/2018: Đã phóng 25 đạn, diệt 23 tên lửa Mỹ-Anh-Pháp.
Thứ hai, trong biên chế phòng không Nga ở Syria, với tư cách là lực lượng chủ lực bảo vệ các căn cứ đầu não của lực lượng viễn chinh Quân đội Nga, Pantsir-S1 cùng với các tổ hợp phòng không tầm thấp khác (Tor-M2) đã "vít cổ" toàn bộ (100%) các máy bay không người lái (UAV) vũ trang ngay khi chúng còn chưa kịp "mò đến" Khmeimim hay Tartus.
Pantsir-S1 Nga "chui" trong đống bao cát: Thần thánh tránh kẻ liều!
Mặc dù phòng không Nga ở Syria rất mạnh, nhưng các thế lực thù địch cũng không phải tay vừa. Các lực lượng vũ trang Syria càng giành được nhiều thắng lợi thì các thế lực này càng điên cuồng giãy giụa, tìm cách "bật" lại, nhằm vào các mục tiêu bất kể là của Nga hay Syria.
Vì thế các lực lượng Nga ở Syria đều đang cảnh giác cao độ trước những đòn tấn công trả đũa hết sức liều lĩnh của những nhóm khủng bố mà phương thức tấn công của chúng ngày càng tinh vi, đó là sử dụng máy bay không người lái mang vật liệu nổ tự chế đánh thẳng vào các đầu não Khmeimim và Tartus.
Chỉ ngay sau đòn tập kích đầu tiên, Nga đã phải nhanh chóng củng cố thế trận phòng ngự bảo vệ các căn cứ, trong đó có việc tăng cường thêm các tổ hợp phòng không tầm thấp như Pantsir-S1 và Tor-M2 đồng thời với việc giấu toàn bộ máy bay, radar, tên lửa phòng không vào các công sự bằng bao cát nhằm hạn chế sức sát thương của các vật liệu nổ tự chế.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 được bảo vệ bởi công sự xếp bằng bao cát.
Trong đó, các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 cũng không phải là ngoại lệ. Chui trong đống bao cát nhưng chúng vẫn liên tục quất những đường đạn thẳng, căng và chính xác, liên tiếp vít cổ các UAV của phiến quân khủng bố.
Đến nay, Khmeimim đã được xác định là căn cứ chiến lược đồn trú lâu dài của Không quân Nga nên các nhà chứa máy bay kiên cố đã được xây dựng (những ảnh vệ tinh mới công bố gần đầy cho thấy những công trình này sắp được hoàn thành), còn các tổ hợp phòng không, trong đó có Pantsir-S1 thì vẫn tiếp tục náu mình trong các công sự bằng bao cát.
Sở dĩ công sự bằng bao cát hữu dụng là vì Pantsir-S1, Tor-M2 hay S-400 đều là các "chân chạy" không cần trận địa cố định, chúng di chuyển đến đâu thì các bao cát cũng sẽ được công binh di chuyển tới đó, hết sức nhanh chóng và hiệu quả.
Ai đó cho rằng Nga mạnh như thế thì việc gì phải sợ UAV của phiến quân khủng bổ thì hãy nghĩ lại. Tổ hợp Pantsir-S1 của Syria đã "chết không oan" vì nằm phơi mình giữa chỗ trống trải mà không có công sự bảo vệ.
Khoảng khắc tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Quân đội Syria bị Israel tiêu diệt
Trước đây phòng không Nga cũng đã từng như thế khi mới chân ướt chân ráo đổ bộ vào Syria khi sử dụng những công sự đắp đất khá tạm bợ.
Khi mới sang Syria, Pantsir-S1 Nga bảo vệ căn cứ Khmeimim có công sự bằng đất rất tạm bợ...
... còn ở Tartus thì thậm chí còn chẳng có công sự mà nằm giữa chỗ trống trải.
Ai dám chắc rằng phiến quân khủng bố không được tuồn tận tay những vũ khí hiện đại như UAV vũ trang cảm tử của Israel để tập kích vào các mục tiêu của Nga.
Đã qua rồi cái thời Pantsir-S1 nằm chơ vơ giữa đồng không mông quạnh hay công sự tạm bợ đắp bằng đất. Nay bao cát đã "lên ngôi" và Pantsir-S1 dù có "thần thánh" đến mấy đi chăng nữa thì cũng phải tránh "kẻ liều" là các nhóm phiến quân.
No comments:
Post a Comment