Đâm húc, nố súng thẳng tay với tàu Ukraine...
Ngày 25/11/2018, Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) xác nhận các tàu tuần duyên Nga đã khai hỏa tấn công một nhóm gồm 3 tàu hải quân của Ukraine đi vào vùng lãnh hải gần bán đảo Crimea. Trước đó, 3 tàu Ukraine phớt lờ các yêu cầu dừng lại. 3 thủy thủ Ukraine bị thương nhưng đã được trợ giúp y tế, còn 3 chiếc tàu xâm phạm đã bị bắt giữ.
FSB đã lên án các hành động này của tàu Ukraine là "hành động gây hấn" và bày tỏ lo ngại có thể dẫn tới "tình huống xung đột".
Trong thông báo, FSB cho biết các tàu hải quân Ukraine bao gồm Berdiansk, Nikopol và Yany Kapu cùng toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị giam giữ do xâm phạm lãnh hải của Nga.
"Họ đã phớt lờ các cảnh báo pháp lý đề nghị dừng lại và đã thực hiện các hành động hết sức nguy hiểm. Do vậy, các tàu chiến Nga buộc phải khai hỏa ngăn chặn họ", thông báo của FSB nhấn mạnh.
Pha đâm húc quyết liệt của tàu Nga vào tàu Ukraine.
... và quyết liệt truy cản, đâm húc tàu hải quân Mỹ
Vụ căng thẳng giữa Nga và Ukraine mới nhất này làm người ta nhớ đến một vụ việc tương tự và cũng nghiêm trọng không kém xảy ra vào tháng 2/1988 khi các tàu chiến Liên Xô (Nga ngày nay) truy đuổi, đâm húc nhóm tàu tuần dương và tàu khu trục của Hải quân Mỹ khi những tàu này xâm phạm lãnh hải Nga ở gần bán đảo Crimea.
Theo đó, vụ đụng độ quyết liệt nói trên xảy ra vào ngày 12/2/1988. Hai tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Mỹ lúc bấy giờ là tàu tuần dương tên lửa CG-48 USS Yorktown và tàu khu trục tên lửa DD-970 USS Caron sau khi vượt qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào vùng biển Đen.
Với ý đồ khiêu khích rõ rệt, các tàu chiến Hải quân Mỹ đã đi thẳng vào vùng lãnh hải Liên Xô chỉ cách bờ biển bán đảo Crimea chưa đầy 7 hải lý. Tất nhiên, Liên Xô đã phản ứng quyết liệt bởi lẽ Moscow hoàn toàn có căn cứ pháp lý đúng đắn để truy cản tàu Hải quân Mỹ khi những tàu này trắng trợn xâm phạm lãnh hải của họ.
Tàu khu trục DD-970 USS Caron của Hải quân Mỹ.
Hải quân Liên Xô lập tức điều 2 tàu tới khu vực này để đối đầu, xua đuổi các tàu chiến Mỹ. Bộ đôi tàu Liên Xô gồm tàu khinh hạm lớp Krivak-I số hiệu 811 "Bezzavetnyi" (thuộc Dự án 1135) dài 123,5m với lượng choán nước đầy tải 3.575 tấn và tàu khinh hạm hạng nhẹ lớp Mirka I mang tên SKR-6 (thuộc Dự án 35) dàu 81,8 m, choán nước 1.150 tấn.
Lệnh trên truyền xuống yêu cầu 2 tàu Hải quân Liên Xô phải ngăn chặn bằng được đối phương, bất chấp các tàu Hải quân Mỹ có kích thước lớn hơn rất nhiều (tuần dương hạm USS Yorktown có lượng choán nước 9.200 tấn) và tàu khu trục USS Caron (có lượng choán nước 7.800 tấn).
Mặc dù các tàu Liên Xô cảnh báo nghiêm khắc nhưng các tàu Mỹ vẫn phớt lờ tiếp tục hành động khiêu khích khi kiên quyết không chịu đổi hướng.
Tất cả các vũ khí trên tàu Hải quân Liên Xô đã lên đạn, sẵn sàng cho một trận sống mái. Tàu Bezzavetnyi tăng tốc áp sát tuần dương hạm từ phía sau, khi vượt lên ngang hông, tàu Liên Xô bất ngờ đổi hướng đâm thẳng vào tàu Yorktown Mỹ.
Cú đâm thứ nhất chưa ăn thua, tàu Bezzavetnyy quyết định thực hiện cú đâm thứ 2 nguy hiểm hơn khi lao vào tàu tuần dương Mỹ ở phương vuông góc với tốc độ cao nhất.
Tàu khinh hạm Bezzavetnyy đâm vào tuần dương hạm USS Yorktown.
Cú đâm chết người này đã phá hủy toàn bộ những gì mà mũi tàu đè qua, trong đó có bệ phóng tên lửa chống hạm Harpoon trên tàu Yorktown.
Cùng lúc đó, chiếc khinh hạm hạng nhẹ SKR-6 cũng truy cản quyết liệt và thực hành đâm húc vào tàu khu trục Caron, tuy nhiên do chênh lệch lớn về kích thước (tàu SKR-6 chỉ có lượng choán nước bằng 1/6) nên chưa gây ra được thiệt hại đáng kể nào đối với tàu Caron.
Hỗ trợ 2 tàu hải quân, Liên Xô còn điều thêm đến hiện trường 2 trực thăng tấn công Mi-24 sẵn sàng nã đạn nếu các tàu Mỹ không đổi hướng.
Cuối cùng, trước sự quyết liệt của phía Liên Xô, các tàu hải quân Mỹ đã buộc phải rút lui, rời khỏi lãnh hải Liên Xô và từ đó trở đi, các tàu Hải quân Mỹ chưa một lần dám nghênh ngang đi vào vùng 12 hải lý bất khả xâm phạm của Liên Xô và sau này là Nga.
Tàu chiến Nga đâm húc tàu khu trục DD-970 USS Caron Hải quân Mỹ
No comments:
Post a Comment