Wednesday, December 12, 2018

Máy bay do thám Mỹ bủa vây Crimea: Nhất cử nhất động của Nga đều bị "tóm sống"!

Máy bay do thám Mỹ bủa vây Crimea: Nhất cử nhất động của Nga đều bị
Máy bay do thám Mỹ bủa vây Crimea: Nhất cử nhất động của Nga đều bị "tóm sống"!

Máy bay do thám Mỹ bủa vây Crimea: Nhất cử nhất động của Nga đều bị tóm sống! - Ảnh 5.

Tuyến đường mà chiếc JONAS21 đã di chuyển ngày 26/11

Máy bay do thám Mỹ bủa vây Crimea: Nhất cử nhất động của Nga đều bị tóm sống! - Ảnh 6.

Tuyến đường bay của chiếc P-8 "PS266".

Máy bay do thám Mỹ bủa vây Crimea: Nhất cử nhất động của Nga đều bị tóm sống! - Ảnh 7.

Ngày 27/11, chiếc UAV RQ-4 mang số hiệu FORTE 10 bay theo hành trình trên quanh Crimea.

Những phân tích về thời điểm và khoảng thời gian các máy bay do thám Mỹ xuất hiện ở Crimea cho thấy sự hiện diện của chúng thường diễn ra nhiều nhất vào buổi chiều.

Mỹ dồn dập triển khai máy bay trinh sát bủa vây Crimea

Ngay sau vụ đụng độ trên biển Đen ở gần Eo biển Kerch giữa lực lượng biên phòng Nga và hải quân Ukraine ngày 25/11/2018, Quân đội Mỹ đã ngay lập tức tăng cường sự hiện diện của các phương tiện do thám đến khu vực.

Chỉ vài ngày sau vụ đụng độ, Mỹ đã điều động tới đây một loạt máy bay tình báo, do thám và trinh sát (ISR) thuộc biên chế của cả Không quân (USAF) và Hải quân Mỹ (USN) để theo dõi diễn biến tình hình trên mặt đất, đặc biệt là những động thái di chuyển binh lính và trang thiết bị vũ khí.

Cụ thể, Mỹ đã cho triển khai tới khu vực các máy bay tuần thám biển P-8A Poseidon và máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk từ Căn cứ Không quân Hải quân Sigonella (Sicily, Italy) cùng với một chiếc RC-135 Rivet Joint và máy bay trinh sát điện tử EP-3E ARIES II, cả hai đều đóng ở Vịnh Souda (Crete, Hy Lạp).

Như đã từng đưa tin trước đây, sau vụ việc đối đầu trên Eo biển Kerch, Nga đã cho điều động cường kích Su-25 và trực thăng chiến đấu Ka-52 quần thảo trên Cầu Crimea. Vào thời điểm đó, dường như không xuất hiện một máy bay nào của Mỹ trong khu vực để theo dõi tình hình, mặc dù các máy bay do thám của nước này vẫn định kỳ hoạt động trên biển Đen.

Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 26/11, Không quân Mỹ đã liên tục duy trì sự hiện diện đông đảo ở biển Đen và khu vực Crimea. Dưới đây là bảng tổng hợp danh sách các chuyến bay ISR của Mỹ trong khu vực từ ngày 26/11 đến ngày 5/12.

Máy bay do thám Mỹ bủa vây Crimea: Nhất cử nhất động của Nga đều bị tóm sống! - Ảnh 1.

Bảng thống kê các chuyến bay do thám của máy bay Mỹ

Bảng danh sách trên cho thấy, Mỹ đã phái tới khu vực nhiều loại phương tiện bay do thám cũng như tần suất hoạt động của chúng. Một điểm đặc biệt đáng chú ý là hầu hết các chuyến bay này, mà nổi bật nhất là UAV RQ-4 đã bay lặp lại nhiều lần trên cùng lộ trình.

Máy bay do thám Mỹ bủa vây Crimea: Nhất cử nhất động của Nga đều bị tóm sống! - Ảnh 2.

Lộ trình hoạt động của các máy bay ISR Mỹ xung quanh Crimea ngoài vùng biên giới 12 hải lý ngoài lãnh hải Nga

Đêm 25 ngày 26/11, USAF phóng đi chiếc UAV RQ-4 đóng ở Sigonella mang số hiệu FORTE10. Sau khi xuất phát (ngay sau 02:00 sáng giờ LT), chiếc máy bay di chuyển về hướng Bắc và cuối cùng tới phần phía Tây Ukraine qua giao điểm NUKOV, vào lúc khoảng 05.30 sáng giờ LT.

Chiếc UAV đi vào biển Đen qua giao điểm KOSAK lúc khoảng 12.00 chiều. Nó bay theo lộ trình đề cập phía trên theo phía Tây, Nam và Đông Crimea rồi tiếp tục di chuyển xuống khu vực tiếp giáp Sochi (Krasnodar Krai).

Toàn bộ thời gian buổi chiều, nó bay qua lại một số lần ở độ cao 53.000 feet. Chiếc UAV rời khu vực qua giao điểm INKOM lúc trước 18.00 LT với tổng cộng khoảng 8 giờ do thám liên tục. FORTE10 bay qua Bulgaria và Hy Lạp để trở về Sigonella trên cùng tuyến đường khi nó di chuyển lên hướng Bắc, hoàn thành 21 giờ bay.

Máy bay do thám Mỹ bủa vây Crimea: Nhất cử nhất động của Nga đều bị tóm sống! - Ảnh 3.

Hành trình bay của FORTE 10 ngày 26/11

Máy bay do thám Mỹ bủa vây Crimea: Nhất cử nhất động của Nga đều bị tóm sống! - Ảnh 4.

Chi tiết hành trình bay của FORTE 10 xuanh quanh Crimea ngày 26/11

Trong khi FORTE10 bay theo hướng Bắc, trên Vịnh Souda, một chiếc RC-135 Rivet Joint mang số hiệu JONAS21 cũng xuất kích lúc khoảng 05.00 sáng tham gia một sứ mệnh trên biển Đen.

Sau khi cất cánh, nó bay trực tiếp theo hướng Bắc, qua Thessaloniki (TSL), trước khi đi vào không phận Bulgaria. Tại giao điểm GOL, nó duy trì đường bay theo hướng Đông cho tới khi đi vào biển Đen qua giao điểm INKOM lúc khoảng 06.50 sáng giờ LT.

Máy bay do thám Mỹ bủa vây Crimea: Nhất cử nhất động của Nga đều bị tóm sống! - Ảnh 5.

Tuyến đường mà chiếc JONAS21 đã di chuyển ngày 26/11

Khi chiếc RC-135V về căn cứ ở NAS Sigonella, một chiếc Boeing P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ mang số hiệu PS266 xuất phát lúc trước 12.00 sáng.

Chiếc máy bay di chuyển về hướng Hy Lạp rồi bay theo cùng lộ trình như chiếc JONAS21 trước khi đi vào biển Đen lúc sau 13.00 giờ LT. Mặc dù không ghi nhận được hoạt động nào của nó gần Crimea, nhưng nó đã rời khu vực lúc 18:09 trên đường trở về Sigonella.

Máy bay do thám Mỹ bủa vây Crimea: Nhất cử nhất động của Nga đều bị tóm sống! - Ảnh 6.

Tuyến đường bay của chiếc P-8 "PS266".

Ngày 27/11, hai chuyến bay cũng đã được thực hiện để cung cấp cấp các thông tin tình báo về Crimea. FORTE 10 (Các UAV RQ-4 của Không quân Mỹ thuộc biên chế của Phi đoàn trinh sát số 7 của Đơn vị trinh sát số 69 luôn bay theo cùng số hiệu), một lần nữa rời Sigonella để lợi dụng đêm tối lúc 03.30 sáng giờ LT.

Giống như chuyến bay ngày 26/11, chiếc máy bay cũng di chuyển về phía Tây Ukraine, bay qua Hy Lạp, Bulgaria và Romania. Nó tuần tra trên bầu trời Ukraine trong vài giờ ở độ cao 51.000 feet.

Tuy nhiên lần này, buổi chiều nó được phát hiện thấy ở vùng cực Đông Ukraine. Nó bay xa hơn về hướng Đông trước khi chuyển sang hướng Tây, giám sát chặt chẽ biên giới phía Bắc hay Crimea.

Sau đó, một lần nữa nó trở lại phía Bắc biển Đen để trinh sát Crimea lúc trước 16.00 giờ LT. Tại đây, nó bay theo lộ trình thường lệ một quãng thời gian trên 4 giờ trước khi trở về căn cứ.

Máy bay do thám Mỹ bủa vây Crimea: Nhất cử nhất động của Nga đều bị tóm sống! - Ảnh 7.

Ngày 27/11, chiếc UAV RQ-4 mang số hiệu FORTE 10 bay theo hành trình trên quanh Crimea.

Buổi chiều, một chiếc Boeing P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ cũng một lần nữa được phái tới biển Đen. PS276 rời Sigonella, bay về hướng Bulgary trước khi đi vào khu vực thực hiện nhiệm vụ lúc 17.30 giờ LT.

Quỹ đạo của nó gồm cả một lộ trình ngắn ngay phía Nam Eo biển Kerch. Đáng chú ý, PS276 là máy bay đầu tiên di chuyển rất gần biên giới lãnh hải Nga. Nó liên tục rẽ phải sang khu vực phía tây Sevastopol trước khi rẽ hẳn sang trái về hướng Tây - Nam.

Trong hành trình di chuyển này, nó vẫn bay ở không phận quốc tế. Phi công lao lên và hạ xuống nhiều lần trong khoảng độ cao từ 30.000 đến 34.000 feet. PS276 một lần nữa rời biển Đen lúc khoảng 20.00 giờ LT và trở về căn cứ.

Ngày 3/12, một chiếc EP-3E ARIES II lần đầu tiên được Mỹ phái tới khu vực kể từ khi xảy ra vụ đụng độ hải quân Nga - Ukraine. Nó rời vịnh Souda lúc khoảng 06.30 giờ LT với số hiệu TI34. Sau hành trình bay thông thường qua Hy Lạp và Bulgaria, máy bay đi vào biển Đen lúc khoảng 08.40 giờ LT.

Ban đầu, nó duy trì hành trình bay theo hướng Bắc song song với đường bờ biển. Tuy nhiên, sau khi đến điểm cuối hướng Bắc lúc 08.40, nó bắt đầu di chuyển về hướng Nam Crimea, và cuối cùng bay theo hướng Đông trên hành trình. TI34 tiếp tục bay theo hướng Tây - Nam khi trở về Vịnh Souda qua Moldova và Romania trước khi trở về căn cứ.

Những phân tích sâu hơn về thời điểm và khoảng thời gian các máy bay khác nhau xuất hiện ở Crimea cho thấy sự hiện diện của chúng thường diễn ra nhiều nhất vào buổi chiều. Ngay ngày sau vụ đụng độ, chỉ trong vài tiếng đầu giờ chiều, tổng cộng 3 máy bay đã có mặt ở khu vực.

Dù có thời gian bay rất dài, RQ-4 "FORTE10" cũng chỉ bay gần Crimea trong khoảng 5 giờ (nhiều khả năng do nó được giao nhiệm vụ do thám trên bầu trời Ukraine). Ưu điểm bay xa cho phép RC-135V "JONAS 21" "trấn giữ địa bàn" với thời gian tương đối lâu (khoảng 9 giờ). P-8A PS266 cũng có thời gian "lưu trú" tương tự "FORTE 10".

"Tóm sống" mọi hoạt động của Nga ở Crimea

Mức độ quan tâm của Mỹ với khu vực là điều không khó giải thích, bởi chỉ vài ngày sau sự cố trên biển Đen, Nga đã tuyên bố sẽ triển khai thêm một tiểu đoàn tên lửa đất đối không S-400 tới Crimea để bổ sung sức mạnh cho 3 tiểu đoàn đã triển khai trước đó.

Ngày 29/11, đại diện của Quân khu miền Nam Quân đội Nga phát biểu trên hãng thông tấn Interfax rằng, các hệ thống S-400 này được triển khai để bảo vệ không phận liên bang Nga.

Ngay hôm sau, ngày 29/11, hệ thống đã được triển khai tại căn cứ không quân Dzhankoy nằm ở phía Bắc Crimea. Hình ảnh vệ tinh do Công ty ImageSat xác nhận một số bệ phóng đã xuất hiện ở Dzhankoy.

Trước đó, các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ Bal-E cũng đã được phát hiện thấy đang di chuyển đến Crimea trong cả hai ngày 27/11 và 28/11.

  • F-14 Tomcat tiêu diệt cùng lúc 3 MiG-23 chỉ bằng 1 tên lửa: Sự xuất sắc của phi công Iran

  • Nga triển khai S-300 áp sát liên quân Mỹ ở Syria: Quá táo bạo!

  • Triển khai Tu-160 tới Venezuela: Lời cảnh báo đanh thép của Nga khi Mỹ định rút khỏi INF?

Chưa hết, Không quân Nga cũng đã đáp tổng cộng 4 máy bay vận tải IL-76 xuống Crimea. Trong buổi chiều ngày 5/12, các máy bay RF-76740, RF-76743, RF-76747, RF-76739 cất cánh từ căn cứ không quân Taganrog Tsentralny tới Sân bay Anapa (URKA). Ngày hôm sau, toàn bộ phi đoàn này bay sang căn cứ không quân Dzhankoy ở Crimea.

RF-76549 sau đó cũng được nhìn thấy ở Crimea. Ngoài ra, một máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS) A-50 cũng đã đáp xuống Novofedorivka (UKFI) ở phía Đông Crimea, trước đây là căn cứ không quân Ivanovo Severny.

Hai trong số các máy bay kể trên, RF-76747 và RF-76739, được nhìn thấy bay trở lại Anapa vào ngày 8/12. Thêm nữa, một đoàn xe quân sự cỡ lớn từ sư đoàn đổ bộ đường không (VDV) thuộc lực lượng lính dù, xuất phát từ Nga cũng đã được nhìn thấy khi di chuyển qua cầu Crimea ngày 8/12.

Một số nhà quan sát cho rằng, các máy bay trên được sử dụng để vận chuyển số lượng lớn lính dù Nga tới khu vực, cùng với đó là các thiết bị mặt đất.

Bên trong "sát thủ săn ngầm" P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ

No comments:

Post a Comment