Israel và Syria là kẻ thù truyền kiếp
Cuộc chiến cuối cùng giữa họ diễn ra vào 36 năm trước, nhưng dường như chẳng gì có thể ngăn cản điều đó không xảy ra một lần nữa, và có thể bùng nổ ở bất kỳ thời điểm nào.
Damascus đang ở trong tình thế rất bất lợi bởi lẽ quốc gia này và quân đội của họ đã quá mệt mỏi sau nhiều năm vật lộn với cuộc nội chiến. Nhưng cũng có một điều may mắn và có thể sẽ là một lợi thế lớn là hiện nay trên lãnh thổ Syria đang có sự đồn trú của lực lượng viễn chinh quân đội Nga.
Syria đã nhiều lần đọ sức với nhà nước Do Thái từ cuộc chiến giữa Israel với khối Arab với tư cách là một thành viên chủ chốt của liên quân trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967, vào tháng 10 năm 1973 cho tới sự kiện một mình đối đầu với Israel tại Li-băng năm 1982.
Trong tất cả các cuộc chiến này, Syria đều là bên thua cuộc, mặc dù mỗi lần họ đều khiến Israel thiệt hại nặng và nảy sinh thêm nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Trong cuộc nội chiến hiện tại ở Syria, Tel Aviv từ lâu đã "giả vờ" là kẻ trung lập. Tuy nhiên trên thực tế, họ hỗ trợ các nhóm đối lập với TT Assad, bao gồm cả những nhóm đạo Hồi cực đoan thuộc dòng Sunni.
Hiện nay họ (Israel) không thể giấu nổi điều đó nữa bởi Quân đội Syria thu giữ được quá nhiều thứ có nguồn gốc từ Israel khi tiêu diệt những nhóm phiến quân thánh chiến, từ các thiết bị y tế cho tới vũ khí, trang bị.
Nếu ai còn tin Israel là trung lập thì hoặc là họ quá vô lý hoặc là họ bị tâm thần. Bởi lẽ nguyên nhân là sự căm thù phi lý với Iran, đồng minh quan trọng bậc nhất đối với TT Assad, điều đó đã đạt tới tầm hoang tưởng ở cấp quốc gia.
Bất chấp thực tế là Iran chưa bao giờ thực sự đánh nhau với Nhà nước Do Thái, và lối nói hoa mỹ về việc Tehran chống lại Israel thật dễ hiểu, đó là để đánh lừa công chúng trong nước mà thôi.
Đúng, lực lượng Hezbollah dòng Shi'ite được Iran hậu thuẫn thường tấn công Israel từ lãnh thổ Li-băng, nhưng họ không thể được coi là một mối đe dọa lớn, bởi thực lực của họ quá chênh lệnh, đặc biệt là tổ chức của họ hiện đang tham gia sâu vào cuộc nội chiến ở Syria và đã bị tiêu hao nặng nề.
Mối đe dọa đối với Israel tới từ những người Palestine thuộc dòng Sunni, được hỗ trợ bởi các thế lực Arabia mới là nghiêm trọng. Nhưng Israel đã chìa bàn tay thân thiện với họ (trước hết là với hoàng gia Saudi Arabia) để chống lại Iran.
Trong những năm gần đây, Quân đội Israel (IDF) liên tục mở các đợt không kích bằng máy bay và tên lửa vào lãnh thổ Syria. Trong trường hợp này, họ thường lấy cớ là tấn công các mục tiêu của Iran, và cùng lúc đó là các cơ sở phòng không của Syria.
Kết quả của những cuộc tấn công này rất khó có thể đánh giá. Quân đội Syria đã để mất một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 và thậm chí là nhiều tổ hợp tên lửa phòng không (SAM) khác nữa.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 Syria bị Israel tiêu diệt.
Thêm vào đó, các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot của Israel đã bắn hạ 1 máy bay ném bom Su-24 Syria trên cao nguyên Golan và năm 2018, họ lại tấn công 1 máy bay tiêm kích bom Su-22 của Không quân Syria.
Đổi lại, Không quân Israel vào tháng 2 năm 2018 đã bị mất 1 chiếc tiêm kích đa năng F-16I do bị tên lửa phòng không có thể là loại S-200 bắn hạ. Phía Syria cũng tuyên bố họ đã bắn hạ một lượng lớn tên lửa của Israel,nhưng khó có thể kiểm chứng được điều đó.
Tiêm kích đa năng F-16I Israel bị tên lửa phòng không Syria bắn hạ.
Thực lực của các bên
Hiện nay Quân đội Syria (SAA) đang sở hữu khoảng từ 1.700 tới 2.600 xe tăng, trong đó có từ 1.100 tới 1.200 xe tăng T-72 và khoảng 30 xe tăng T-90 hiện đại, số còn lại là các dòng T-55 và T-62 đời cũ.
Israel có khoảng 900 xe tăng Merkava MK3/4 cùng khoảng 800 xe tăng Merkava MK1/2 trong kho dự trữ. Các xe tăng cũ hơn như "Centurions" và "Magahi" (M48/60), không bao gồm các xe "Tyrants" (cải tiến từ những chiếc T-54/55/62 từ thời Liên Xô), được cho là đã bị loại biên hoàn toàn.
Điều đó cho thấy, với số lượng vượt trội, lợi thế vẫn nghiêng về phía Syria, tuy nhiên về chất thì Israel vẫn giữ được thế mạnh nhất định.
Damascus có khoảng 1.200 tới 1.700 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2. Tel Aviv chỉ có hơn 300 xe BMP "Namer" và "Achzarit", và các cỗ máy bọc thép này đều dựa trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực và có sức chiến đấu tốt hơn so với các xe BMP thông thường.
Về xe thiết giáp chở quân (APC) thông thường (của Liên Xô trong biên chế SAA, và M113 của Mỹ trong biên chế IDF) của cả 2 bên hầu như đã được đưa ra khỏi biên chế các đơn vị chiến đấu, chúng chỉ có mặt trong các đơn vị dự bị hoặc niêm cất trong kho do không đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại, chúng quá dễ bị tổn thương.
Về pháo tự hành (2S1 và 2S3 thời Liên Xô của Syria, M109 Mỹ của Israel) giữa 2 bên có sự tương đồng cả về số lượng lẫn tuổi thọ (đều được sản xuất từ những năm 1960 và 1970).
Tương tự là các loại pháo xe kéo, chỉ có Damascus vẫn còn sử dụng trong khi Tel Aviv đã để trong kho từ lâu. Syria có sự vượt trội về pháo phản lực và hầu hết các tổ hợp đều có thể sẵn sàng chiến đấu được.
Xe tăng T-90 Syria xung trận trên chiến tuyến tây Aleppo.
Israel chỉ có trong tay một số tổ hợp pháo phản lực bắn loạt M270 do Mỹ chế tạo. Trong khi đó ở phía Syria là hàng loạt các tổ hợp như "Hurrican", "Tornado" và TOS-1, nói chung là có thể so sánh được với pháo phản lực của Israel về các đặc tính kỹ thuật.
Cả hai bên đều có trong tay lượng lớn các bên phóng tên lửa chống thăng. Trong đó Israel sở hữu dòng tên lửa Spike hiện đại nhất với nhiều biến thể khác nhau, còn Syria thì tích trữ nhiều tên lửa, từ loại cũ kỹ như "Malytka" cho tới đời mới nhất "Kornet".
Syria nhỉnh hơn một chút về số lượng vũ khí nhưng Israel lại vượt trội về chất lượng, và hơn hẳn so với khối Ả rập về kinh nghiệm chiến đấu, về tinh thần dân tộc và đặc biệt là những người lính được đào tạo hết sức bài bản, chính quy. Nhưng nay điều đó đã có sự thay đổi
Thêm vào đó, Quân đội Syria bị thiệt hại quá nhiều binh sĩ hoặc bị bỏ rơi, và quân đội của họ hiện tại là một cấu trúc hết sức kỳ dị kết hợp giữa các đơn vị thông thường có truyền thống với các đơn vị mới mà thực tế là các đơn vị tình nguyện. Đây là quân đội của một cuộc nội chiến, không phải quân đội thông thường.
Những chiến binh đang ủng hộ TT Assad, thường có kinh nghiệm chiến đấu tốt và lý tưởng cao hơn. Thêm nữa, họ đang có tinh thần phơi phới khi liên tục giành được các chiến thắng đáng kể trong 3 năm trở lại đây.
Còn IDF thì gần đây không tham gia bất cứ cuộc chiến lớn nào, và vì thế đâu đó đã có sự mai một về tinh thần chiến đấu và kinh nghiệm của một đội quân từng được đánh giá là thiện chiến bậc nhất thế giới, điều đó đã được thể hiện tại cuộc chiến Li-băng năm 2006.
Tình hình kể từ đó vẫn chưa có sự thay đổi, một số sĩ quan và tướng lĩnh Israel đã phải lớn tiếng cảnh báo gần đây.
Thêm nữa, vào mùa hè vừa qua, Israel đã không ngăn nổi Quân đội Syria đánh bại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở tỉnh Quneitra, giáp với cao nguyên Golan. Vì thế, một cái "gai" thọc sườn Damascus nằm ngay trên lãnh thổ Syria đã bị nhổ gọn.
Đây mới là cuộc đối đầu khốc liệt nhất giữa Israel và Syria
Sau năm 1982, quân đội cả 2 nước đều cố gắng xây dựng lực lượng để hoàn toàn chiếm ưu thế trên không.
Đối với Israel, điều đó thậm chí là vấn đề sống còn, phải làm được bằng mọi giá bởi theo học thuyết "phi tiếp xúc" của Mỹ, cuộc chiến trên không thuần túy có thể dẫn tới sự sói mòn về tinh thần chiến đấu hoàn hảo đã giành được trước đó.
Bởi lẽ, người Do Thái bắt đầu có các vấn đề thậm chí là với các nhóm Palestine và trên bộ. Nhưng Quân đội Syria vẫn mạnh hơn 2 đối tượng kia rất nhiều.
Vì vậy, nếu Israel quyết định mở một chiến dịch quân sự lớn ở Syria, dường như các xe tăng Merkava sẽ không thọc sâu vào tận Damascus. IDF sẽ cố gắng hạn chế bằng các cuộc không kích mà thôi.
Tiêm kích tàng hình F-35I của Không quân Israel.
Không quân Israel vượt trội hoàn toàn so với Syria. Họ được trang bị khoảng 60 tiêm kích F-15A/B/C/D, 25 máy bay tiêm kích bom F-15 hiện đại, cùng 220 tiêm kích bom đa năng F-16C/D/I cũng như 12 tiêm kích tàng hình F-35.
Đó là chưa kể trong dự trữ, họ còn có hơn 100 chiếc F-15A/V và F-16A/B, hơn 100 chiếc F-4 Phantom, và vài chục tới 100 chiếc máy bay cường kích A-4 Skyhawk, tuy nhiên, dường như những cỗ máy chiến tranh này có thể sẽ không được dùng đến.
Bên cạnh đó, IDF còn có 45 trực thăng tấn công AH-64A/D Apache và 30 AH-1 Cobra cùng một lượng tên lửa chiến thuật đất đối đất không thống kê được (có thể lên tới hàng trăm quả) gồm các loại "Laura", "Extra", Spike"-NLOS và một số loại khác.
Phòng không Israel có trong tay lực lượng mạnh bao gồm các hệ thống phòng không "Arrow" (3 tổ hợp) và "Iron Dome" (10 tổ hợp) nội địa, 7 tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo và tới 17 tổ hợp phòng không "Advanced Hawk" cũng có xuất xứ từ Mỹ.
Ngoài ra Israle cũng có thêm hàng trăm vũ khí phòng không tầm thấp như tên lửa vác vai "Stinger", pháo phòng không gắn trên xe tải, pháo phòng không thông thường .
Trong khi đó, Syria có trong tay khoảng nửa tá máy bay ném bom Su-24 và 45 tiêm kích MiG-29 được coi là tương đối hiện đại, dù cho chúng được tiếp nhận từ cuối những năm 1980.
Lực lượng chủ lực của Không quân Syria hiện tại là một số máy bay chiến đấu Su-22, MiG-21, MiG-23, MiG-25 và máy bay cường kích hạng nhẹ kiêm huấn luyện phản lực L-39Z. Nhưng bao nhiêu trong số chúng còn bay được thì chẳng ai có thể nói chính xác.
Điều quan trọng là tất cả chúng đều được sản xuất từ những năm 1960, 1970 cùng thời với những máy bay "Skyhawks" và "Phantoms", các loại mà Israel đã loại biên từ lâu, chúng dường như không có cơ hội được tung trở lại bầu trời thậm chí ngay cả khi Israel phải đương đầu với một cuộc chiến tranh lớn.
Vì thế, điều hiển nhiên là khi Israel tiến hành các đòn tập kích đường không gần đây thì chỉ có lực lượng tên lửa phòng không Syria tham chiến, còn MiG-29 cứ cho là tương đối hiện đại, cũng chẳng hề cất cánh.
Nếu xung đột trên bộ xảy ra, các xe tăng T-55 có thể có tác dụng nhất định nhưng trong không chiến, những tiêm kích MiG-21 và MiG-23 Syria dễ dàng trở thành bia tập bắn cho các phi công Do Thái mà thôi.
Syria có tới 80 trực thăng tấn công Mi-24 và AS342L (Pháp), nhưng chỉ có ý nghĩa chiến đấu về mặt lý thuyết mà thôi, bởi nếu có xung đột với lục quân Israel, chúng sẽ chẳng có chút tác dụng nào.
Syria dựa vào lực lượng phòng không mặt đất khá mạnh mà hiện có số lượng lớn, nhưng chủ yếu là các loại tên lửa khá cũ.
Họ có trong tay hàng trăm tên lửa phòng không các loại từ tầm trung như S-75, S-125 cho tới S-200 tầm xa nhưng không phải toàn bộ đều có khả năng chiến đấu. Điều đó cũng xảy ra tương tự với các tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp (Igla, Strela-10,...) hay pháo phòng không tự hành Shilka.
Lực lượng được đánh giá là có uy lực chiến đấu mạnh nhất và có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất chính là 3 tới 4 tổ hợp tên lửa Buk-M2E và khoảng 35 tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1. Nhưng điều đó là chưa đủ.
Tổ hợp tên lửa Buk-M2E cảu phòng không Syria
Nếu Nhà nước Do Thái quyết định đánh lớn, họ sẽ áp chế phòng không Syria bằng các loại tên lửa không đối đất và đất đối đất cho tới khi tiêu diệt hoàn toàn để các máy bay chiến đấu Israel tự do bay trên bầu trời Syria.
ởi lẽ, bất kỳ tổn thất về không quân nào đối với Israel đều là không thể chấp nhận được, đó sẽ là thảm họa tồi tệ. Vào tháng 2/2018, Israel, thẳng ra mà nói, đã có sự chủ quan, và đó là nguyên nhân khiến 1 chiếc F-16I của họ bị bắn hạ, chắc chắn điều đó sẽ không lặp lại một lần nữa.
Trên biển, tất nhiên, cũng như trên không, Hải quân Israel vượt trội hơn hẳn so với Syria, nhưng dường như chẳng mấy ý nghĩa khi xảy ra xung đột.
Nga sẽ làm gì khi xảy ra kịch bản tồi tệ nhất?
Tuy nhiên lực lượng viễn chinh quân sự Nga hiện đang đóng ở Tây Bắc Syria đã tác động rất lớn tới họ. Để chế áp các tổ hợp tên lửa phòng không ở căn cứ không quân Khmeimim không hề dễ dàng bởi các loại tên lửa phòng không, tên lửa không đối không tối tân nhất đang có mặt ở đây.
Nga, không giống như Syria, họ có hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, tiêm kích Su-35 có khả năng chiến đấu cao hơn nhiều so với các máy bay MiG-29 của Damascus.
Nếu các phi công Nga không có kinh nghiệm tác chiến đường không, thì các đồng nghiệp cảu họ ở Israel cũng tương tự, lần cuối Không quân Israel giành chiến thắng trong không chiến là vào năm 1982, và đến nay, chẳng còn phi công thời ấy nào còn đang tại ngũ.
Hiện nay ở Syria, Nga chỉ duy trì một số lượng nhỏ tiêm kích Su-35S, nhưng chúng hoàn toàn có thể gây ra tổn thất lớn đối với máy bay Israel, ngoài ra, khi cần Nga có thể tung thêm nhiều máy bay chiến đấu hiện đại từ trong nước sang như Su-30SM, Su-27SM3 hay là cả Su-35S nữa.
Rõ ràng, Israel sẽ không thể tấn công các đơn vị của Nga. Tuy nhiên, Nga về lý thuyết vốn thường "mắt nhắm mắt mở" theo dõi các đợt tấn công đơn lẻ của Israel vào các cơ sở của Syria, có thể sẽ thay đổi suy nghĩ nếu có các đợt tấn công ồ ạt hoặc gây hậu quả nghiêm trọng tương tự như thảm họa máy bay trinh sát IL-20 Nga bị bắn hạ.
Tất nhiên, Không quân và Hải quân Nga sẽ không đánh phủ đầu vào lãnh thổ Do Thái, nhưng họ có thể tác chiến cùng phòng không Syria. Và điều đó có thể gây ra những tổn thất đáng kể đối với Không quân Israel, đặc biệt là khi có các phi công Israel bị bắt, những điều này có thể khiến công luận Israel dậy sóng.
Thêm nữa, có có các làn sóng chính trị phản đối từ cả 2 phía, có thể lôi Mỹ vào cuộc chiến (điều này Nga và Syria đề không hề mong muốn) và tạo ra một liên minh quân sự chặt chẽ giữa Moscow và Tehran, điều không thể chấp nhận được với Mỹ và Israel.
Một tình huống mới được tạo ra khi Syria tiếp nhận từ Nga 3 tổ hợp tên lửa phòng không S-300PM (mỗi tổ hợp có 8 xe bệ phóng). Với lý do này, các nhận định cho rằng từ "hiện nay bầu trời Syria đã được bảo vệ chắc chắn" hay "sự hiện diện của tên lửa S-300 không ảnh hưởng tới các hoạt động cả Không quân Israel". Sự thật, như thường lệ, sẽ nằm ở giữa 2 luồng nhận định này.
Nói một cách chặt chẽ thì Israel có thể gây nhiễu khiến các tổ hợp tên lửa S-300 bắn hết đạn, sau đó họ sẽ đánh hủy diệt các bệ phóng đã trống rỗng cũng các thành phần khác của tổ hợp này.
Nhưng điều đó đòi hỏi phải chuẩn bị một lực lượng có trang bị rất khác biệt so với các đợt tập kích trước đó.
Nếu Syria với sự giúp đỡ của Nga bằng việc sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử hiện đại, có thể khiến tên lửa Israel đi chệch hướng, nhằm vào các mục tiêu "ma", và thế là có thể xảy ra tình huống Tel Aviv thậm chí còn hết tên lửa trước cả Damascus.
Israel có thể sẽ sử dụng tiêm kích tàng hình F-35 để tấn công tên lửa S-300, nhưng nếu bất ngờ có 1 máy bay loại này bị bắn hạ, có thể sẽ gây ra hậu quả thảm khốc không chỉ với nội bộ Israel mà còn cả với mối quan hệ với Mỹ, bởi đó là loại máy bay chiến đấu mới và hiện đại nhất mà Mỹ vừa chế tạo.
Tên lửa S-300 được Nga chuyển giao cho Syria.
Nếu Israel có khả năng phá hủy ít nhất 1 phần tổ hợp S-300 hoặc các mục tiêu trong ô bảo vệ của chúng, điều đó cũng khiến gây ra tai tiếng với S-300 nói riêng và các hệ thống phòng không Nga nói chung, điều mà Moscow luôn tìm cách bảo vệ.
Thêm vào đó, trong buồng điều khiển của tên lửa S-300 luôn có các sĩ quan Nga bên cạnh các trắc thủ Syria, cuộc tấn công của Israel có thể gây ra thương vong cho họ và là điều không thể chấp nhận được với Moscow.
Trong trường hợp này, như kịch bản đã đề cập ở trên, các tổ hợp phòng không Nga sẽ tác chiến phối hợp với phòng không Syria.
Ở đây lộ ra một tình huống trớ trêu, bất kể Israel thành công hay thất bại đều giống hệt nhau, đó là dẫn tới một thất bại cả về quân sự thông thường lẫn thất bại về mặt chính trị. Hiểu rõ những tình huống này sẽ ngăn các bên không dấn thân vào một cuộc xung đột tiềm tàng.
Vì thế, chắc chắn Israel sẽ tiếp tục thực hiện các đòn tấn công đơn lẻ nhằm vào các mục tiêu Iran ở Syria từ cự ly xa nhất, ngoài vòng hỏa lực của các tổ hợp tên lửa S-300.
Điều này được chứng minh khi lần đầu tiên kể từ lúc S-300 được triển khai, Israel đã mở đợt không kích nhằm vào các mục tiêu ở phía Nam Damascus (đêm 30/11/2018), nơi ngoài tầm với của các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại này, cùng thời điểm với việc Nga rút quân sau khi tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu chống khủng bố.
Mosocw sẽ không cố để hạn chế sự ảnh hưởng của Tehran ở Syria, nhưng điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, ít nhất là khi kết thúc chiến tranh. Bởi nếu vẫn còn các hoạt động "đu đưa" kiểu như vậy sẽ khiến bùng nổ xung đột còn lớn hơn cả cuộc chiến tranh Syria - Israel lần thứ 5.
No comments:
Post a Comment