Mối quan hệ giữa Nga và Ukraine kể từ sau vụ đụng độ trên biển Đen hôm 25/10 vừa qua vẫn đang diễn biến rất căng thẳng. Moscow đã tỏ rõ cả ý chí và khả năng sẵn sàng đáp trả bất cứ hành động gây hấn nào thêm nữa từ phía Kiev và nhiều lựa chọn quân sự có thể cũng đã được Nga tính tới.
Khó khăn lớn nhất đối với Nga có lẽ là các hệ thống phòng không của Ukraine, được đánh giá là một trong những mạng lưới uy lực nhất châu Âu có khả năng bộc lộ mối đe to lớn đối với các máy bay chiến đấu của Nga.
Lực lượng Không quân Nga chắc hẳn đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ cuộc xung đột chớp nhoáng với nước láng giềng Gruzia (Georgia): Một chút thiếu sẵn sàng khi tấn công mạng lưới tên lửa đất đối không của đối phương có thể dẫn tới những thiệt hại nặng nề và thậm chí phải kéo dài chiến dịch thêm vài ngày.
Tuy vậy, cho dù các hệ thống phòng không Ukraine có khả năng chiến đấu tốt hơn so với của Georgia nhưng trong suốt 10 năm qua các lực lượng vũ trang Nga cũng đã tích lũy được kinh nghiệm và đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa các khả năng không kích của mình. Công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ xâm nhập không phận đối phương được bảo vệ dày đặc cũng đã tốt hơn.
Tiêm kích - bom Su-34
Ukraine triển khai rất nhiều phương tiện phòng không từ thời Liên Xô, trong đó có các tên lửa tầm xa S-300P và hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung BuK-M1.
Mặc dù các hệ thống này đã có tuổi đời cả vài thập kỷ và đã bị loại biên với số lượng lớn để thay để bằng các hệ thống mới nhưng chúng vẫn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với các máy bay chiến đấu của Nga hoạt động trên không phận Ukraine.
Về phần mình, Nga sở hữu hàng loạt trang thiết bị được thiết kế phù hợp với nhiệm vụ vô hiệu hóa các hệ thống phòng không này, trong đó có tên lửa hành trình Kalibr phóng đi từ các tàu ngầm trên biển Đen cùng rất nhiều đầu đạn tấn công chính xác từ ngoài ô phòng không triển khai trên các máy bay Su-34.
Do các hệ thống S-300P bị giới hạn tầm bắn dưới 100km và không thể đánh chặn được các đầu đạn tốc độ cao như Kalibr, nên nhiều khả năng chúng sẽ bị tổn thương trước các đòn tấn công ồ ạt của Nga, qua đó mở cửa không phận Ukraine cho các máy bay chiến đấu Nga xâm nhập.
Chỉ duy nhất việc các hệ thống phòng không Ukraine bị phá hủy chứ chưa cần tới điều động chiến đấu cơ thâm nhập không phận Ukraine cũng đủ là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới chính quyền Kiev.
Tiêm kích Su-27 của Không quân Ukraine
Một lựa chọn rất hữu ích nữa để vô hiệu hóa mạng lưới phòng không của Ukraine mà Nga có thể tính tới là triển khai các trực thăng tấn công Kamov Ka-52 Alligator mới.
Nhiều thông tin cho thấy, Phi đội Số 3 thuộc Trung đoàn Trực thăng Số 39 của Nga đã được huấn luyện cường độ cao cho nhiệm vụ trấn áp hệ thống phòng không đối phương bằng 16 trực thăng Ka-52.
Việc các trực thăng này được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến cùng với các loại đạn tấn công tầm xa và có lẽ quan trọng nhất là trần bay thấp của chúng khiến Ka-52 trở thành vũ khí lý tưởng để thực thi một sứ mệnh như vậy.
Không giống các hệ thống hiện đại hơn như S-400, loại có thể tấn công cả các phương tiện bay chỉ cách mặt đất 5 m, S-300P không có được ưu thế này, nhất là khi lại ở tầm tấn công xa nên trực thăng Ka-52 là một lựa chọn đặc biệt hợp lý.
Su-34 của Không quân Nga tác chiến tại Syria
No comments:
Post a Comment