Là phiên bản Bắc Cực đầu tiên của tổ hợp Tor-M2, Tor-M2DT mang tối đa 16 tên lửa phóng thẳng đứng với tầm hỏa lực 500m-12 km, độ cao 6 m-10 km và thời gian phản ứng chiến đấu chỉ chưa đầy 5 giây cho một mục tiêu. Ảnh: Military-Today.
Tor-M2DT có thể hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt của Bắc Cực ở nhiệt độ xuống tới -50 độ C. Ảnh: Military-Today.
Việc được lắp trên khung gầm bánh xích hai thân DT-30PM-T1 cho phép khí tài này cơ động tốt trên băng, lội nước, vượt hào và địa hình không bằng phẳng. Ảnh: Military-Today.
Nó có thể hoạt động ở cơ chế điều khiển thủ công và tự động, theo dõi và bắn hạ mọi mục tiêu chưa xác định nhờ bộ thiết bị nhận diện đồng minh hay kẻ địch. Ảnh: Military-Today.
Mục tiêu chủ yếu của Tor-M2DT là tên lửa hành trình, bom dẫn đường, máy bay chiến đấu, trực thăng và các phương tiện bay không người lái. Ảnh: Military-Today.
Hệ thống phòng không Tor-M2DT không chỉ phát hiện và phân biệt được 48 mục tiêu trên không, mà còn có thể tự động xác định mục tiêu nào là nguy hiểm nhất. Ảnh: YouTube/RT.
Khi hoàn thành phân tích mục tiêu, Tor-M2DT có thể đồng thời phóng 4 tên lửa vào mục tiêu. Ảnh: Vitaly Kzumin.
Tor-M2DT sẽ là vòng phòng thủ tên lửa tiếp theo sau khi các hệ thống tên lửa tầm xa và trung không thể tiêu diệt mục tiêu. Ảnh: snafu-solomon.
Tor-M2DT có thể bắn trúng các mục tiêu trên không đang bay ở tốc độ 700m/giây (tương đương 2.520km/giờ). Ảnh: snafu-solomon.
Lần đầu tiên Tor-M2DT được ra mắt là tại lễ duyệt binh mừng chiến thắng phát-xít của quân đội Nga vào tháng 5/2017. Ảnh: Sputnik.
No comments:
Post a Comment