Wednesday, October 31, 2018

1 tiêm kích tàng hình F-35A "bị bắn hạ" ngay trên bầu trời Nevada, Mỹ: Thiên thần gãy cánh

1 tiêm kích tàng hình F-35A
1 tiêm kích tàng hình F-35A "bị bắn hạ" ngay trên bầu trời Nevada, Mỹ: Thiên thần gãy cánh
Trong trận không chiến giả định trên vùng trời căn cứ không quân Nellis ở bang Nevada, Mỹ, 1 chiếc tiêm kích tàng hình F-35 đã bị bắn hạ. Chiến công thuộc về tiêm kích F-16.

Trong bài viết mang tựa đề "1 F-35A 'shot down' by aggressors at Red Flag 17-01 - 1 tiêm kích tàng hình F-35A 'bị bắn hạ' bởi kẻ xâm lược tại tập trận Red Flag 17-01", tác giả Dario Leone cho biết dù có tỷ lệ chiến thắng trong không chiến rất xuất sắc 15:1 nhưng tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đã bị 1 tiêm kích F-16 hạ gục.

Tiêm kích F-35A thống trị bầu trời

Sau "trận không chiến kéo dài 8 ngày" tại cuộc tập trận không quân mang tên Red Flag 17-01 diễn ra ở căn cứ không quân Nellis, bang Nevada, tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II đã chứng minh được hiệu suất chiến đấu không thể tuyệt vời hơn, xứng đáng là cỗ máy chiến tranh quý giá đối với Không quân Mỹ.

F-35A - dòng tiêm kích tàng hình thế hệ 5 được thiết kế dựa trên sự tích hợp của nhiều công nghệ, giải pháp tiên tiến bậc nhất, có khả năng thu nhận thông tin vượt trội hơn hẳn so với tất cả các loại máy bay khác từng có trong lịch sử.

Trung tá George Watkins, một phi công tiêm kích F-35 đồng thời là chỉ huy phi đội không quân chiến đấu số 34 tuyên bố bay không chiến trên tiêm kích F-35 giống như trải nghiệm "cảm giác của kẻ thống trị bầu trời".

1 tiêm kích tàng hình F-35A bị bắn hạ ngay trên bầu trời Nevada, Mỹ: Thiên thần gãy cánh - Ảnh 1.

Tiêm kích F-35 về hạ cánh.

Tôi gặp gỡ 4 phi công vừa hoàn thành cuộc diễn tập - những người đã bay trên tiêm kích F-16 và F-35 từ nhiều năm qua, họ nói: "Thật ngạc nhiên. Chúng tôi chưa bao giờ được trải nghiệm những tình huống trên không gay cấn đến thế. Tôi biết ai là ai, tôi biết ai bị đe dọa, và biết tiếp theo mình sẽ phải bay tới đâu".

"Bạn sẽ không thể có được những thông tin như vậy nếu bay trên những chiếc tiêm kích thế hệ 4", Trung tá Watkins nói.

Những phi công và thợ kỹ thuật tới từ các Không đoàn tiêm kích 388 và 419 từ căn cứ không quân Hill ở bang Utah đã chuyển sân tiêm kích F-35A tới căn cứ không quân Nellis từ hôm 20/01/2017 và bắt đầu tham gia huấn luyện chiến đấu từ ngày 23/01.

Kể từ ngày "cuộc chiến nổ ra", các phi công tiêm kích F-35 của căn cứ Hill đã bay tổng cộng 110 phi xuất, trong đó có 10 lần chiếc đầu tiên vào sáng hôm 30/01 và chiều hôm đó là 8 lần chiếc khác.

Họ đã không để lỡ mất bất cứ chuyến xuất kích nào chỉ vì lý do bảo dưỡng kỹ thuật và đạt tỷ lệ đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tới 92%, một trợ lý kỹ thuật thuộc Đơn vị đảm bảo mặt đất số 34 cho biết. Thông thường, tỷ lệ này chỉ ở mức 70-85% mà thôi.

1 tiêm kích tàng hình F-35A bị bắn hạ ngay trên bầu trời Nevada, Mỹ: Thiên thần gãy cánh - Ảnh 2.

Tiêm kích F-35 cất cánh.

Quân ta và quân địch không chiến kịch liệt

Cuộc tập trận Reg Flag cung cấp cho các phi công và đội ngũ thợ đảm bảo kỹ thuật những tình huống chiến đấu sát với thực tế.

Trong 3 tuần, các phi công đã chia làm 2 phe gồm quân ta (Quân Xanh) và quân địch (Quân Đỏ) để thực hiện tất cả các khoa mục từ chặn kích trên không, tấn công mặt đất, tìm kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ đặc biệt khác.

Các nhà lập kế hoạch cho rằng các khoa mục được xây dựng hết sức phức tạp và sát với thực tế chiến đấu để phát huy tối đa đặc tính kỹ - chiến thuật của các máy bay hiện có cũng như là tận dụng cơ hội tốt để thử nghiệm các tính năng của tiêm kích tàng hình F-35 mới ra lò cách đây không lâu và đang ở giai đoạn đầu hoàn thiện chiến thuật.

Xuất kích cùng với những tiêm kích tàng hình F-22A và nhiều loại tiêm kích thế 4 khác gồm cả của Mỹ và của Không quân các đồng minh Australia và Anh, F-35 đã được đưa ra thử nghiệm trong các khoa mục chiến đấu "khó nhằn" nhằm phát huy tối đa khả năng không chiến cũng như chế áp phòng không đối phương.

1 tiêm kích tàng hình F-35A bị bắn hạ ngay trên bầu trời Nevada, Mỹ: Thiên thần gãy cánh - Ảnh 3.

Tiêm kích F-16 và F-35 cùng huấn luyện

"Trong ngày đầu tiên ở đây, chúng tôi đã thực hiện khoa mục đánh chặn trên không, và chúng tôi đã không để mất bất cứ máy bay nào", Watkins nói. "Điều đó chưa từng có".

Bởi tính năng của các máy bay tăng lên nhiều, các nhà lập kế hoạch đã phải tăng mức độ phức tạp của các khoa mục huấn luyện lên nhiều lần đối với "Quân Xanh".

"Đánh 'địch' càng mạnh thì kỹ thuật chiến đấu của họ sẽ được cải thiện càng nhanh, đồng thời có thể ứng phó được với các mối đe dọa từ mặt đất ngày càng nguy hiểm hơn", Trung tá Watkins nói.

Đối mặt với các mối đe dọa ngày càng huy hiểm từ mặt đất là một thử thách rất lớn đối với các loại máy bay chiến đấu thế hệ 4. Trong khi đó, với tiêm kích F-35A, các phi công có đầy đủ thông tin tích hợp từ nhiều nguồn và họ có thể dùng các khí tài trinh sát tiên tiến trên khoang để phát hiện chính xác vị trí của những mối đe dọa.

Sau đó, mọi việc thật đơn giản, mục tiêu sẽ bị hủy diệt bởi những quả bom nặng 2.000 pound. Điều này là rất khó thực hiện đối với các máy bay thế hệ 4, để sống sót còn khó chứ nói gì đến hủy diệt được mục tiêu, theo Trung tá Dave DeAngelis phi công tiêm kích F-35 và đồng thời là sĩ quan tác chiến của Bộ tham mưu Không đoàn 419.

Trong khi F-35A dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất hiện đại thì tiêm kích tàng hình F-22 đảm bảo quét sạch bầu trời để đảm bảo an toàn cho các máy bay thế hệ 4 trước những mối đe dọa trên không.

Mặc dù tại cuộc diễn tập Red Flag 17-01, nhiệm vụ tiêm kích phòng không được giao cho máy bay chiến đấu F-22, nhưng báo Lasvegas Review Journal cho biết, tiêm kích F-35A có hiệu suất tiêu diệt 15:1, tức là cứ diệt được 15 máy bay địch thì họ chỉ bị mất có 1 chiếc mà thôi. Chỉ có 1 lần F-16 đã hạ được F-35 mà thôi.

  • "Dừng lại! Khu vực cấm của BQP Nga!": Châu Âu run sợ, bí mật quân sự ở Kaliningrad đã lộ?

  • KQ Nga "ngủ" 1 tháng: Chưa từng có từ 3 năm qua, giữ sức cho bão lửa khủng khiếp ở Syria

  • Nga lạnh giọng: Tiêu diệt "không thương tiếc" máy bay Mỹ ở Syria nếu vượt lằn ranh đỏ

Watkins nói ông "chưa bao giờ có cuộc tập trận Red Flag gay cấn đến thế khi mà họ dựng lên hàng loạt mối đe dọa đối với chúng tôi. Nếu không có thiệt hại nhỏ thì chắc hẳn đó chưa phải là thử thách thực sự".

Ông cũng nói thêm rằng F-35 ra đời và đi vào hoạt động với tư cách là tiêm kích tàng hình mới nhất của Mỹ, là mảnh ghép hoàn hảo, phối hợp cùng F-22 thực hiện mọi nhiệm vụ.

"Chúng (F-22) được thiết kế để chiếm ưu thế trên không, còn máy bay của chúng tôi (F-35) được thiết kế để chế áp các trận địa phòng không của đối phương", ông nhấn mạnh.

"Chúng tôi có thể quét toàn bộ mặt đất nhờ hệ thống SAR (radar khẩu độ tổng hợp) để phát hiện các mối đe dọa mặt đất và tiêu diệt trước khi chúng kịp bắn vào các máy bay khác của chúng tôi".

Khả năng thắt vòng của F-16 so với F-35.

Mỹ tăng tốc điều quân đông gấp 7 ở Syria đến biên giới

Mỹ tăng tốc điều quân đông gấp 7 ở Syria đến biên giới
Mỹ tăng tốc điều quân đông gấp 7 ở Syria đến biên giới
Lầu Năm Góc cho biết, họ đang có danh sách khoảng 7.000 binh lính có thể thực thi nhiệm vụ ngay, trong đó có khoảng 2.000 sẵn sàng chờ được điều động.

Con số này tăng gần gấp 3 so với kế hoạch trước đó của chính quyền Tổng thống Donald Trump là điều 5.200 quân đến biên giới Mexico. Để so sánh, Mỹ hiện có khoảng 2.000 quân ở Syria và 14.000 quân ở Afghanistan.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis hôm 31.10 bác bỏ những chỉ trích nói việc điều hàng nghìn binh lính đến biên giới với Mexico là hành động phô trương chính trị giữa lúc có những chỉ trích rằng ông Trump đang chính trị hóa quân đội trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ vào tuần tới.

"Sự ủng hộ mà chúng tôi dành cho Bộ trưởng An ninh Nội địa là sự ủng hộ thực tế dựa trên yêu cầu các ủy viên hải quan và cảnh sát biên giới, do đó chúng tôi không phô trương trong cơ quan này" - ông Mattis phát biểu sau cuộc gặp với người tương nhiệm Hàn Quốc ở Lầu Năm Góc.

Các nhà lập pháp Cộng hòa và những đồng minh của ông Trump đã ca ngợi việc triển khai binh sĩ này. Tuy nhiên, những người chỉ trích nói rằng ông Trump đang chính trị hóa quân đội nhằm mục đích khoa trương để lôi kéo cử tri Cộng hòa đi bỏ phiếu mà không có bất cứ mối đe dọa an ninh quốc gia thật sự nào.

Ngày 31.10, 2.500 quân nhân Mỹ đầu tiên đã đến biên giới Mexico trong đợt triển khai hơn 5.200 binh sĩ của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm ngăn chặn dòng người di cư tiến vào Mỹ qua đường Mexico.

"Tôi có thể nói rằng 5.200 chưa phải là con số cuối cùng. Chúng tôi sẽ còn bổ sung thêm lực lượng" - RT dẫn lời Chỉ huy Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ, tướng Terrence O'Shaughnessy cho hay.

Chiến dịch "Người yêu nước trung thành" bắt đầu được thực hiện từ ngày 29.10 bằng việc triển khai thêm quân nhân Mỹ đến biên giới phía tây nam để hỗ trợ khoảng 2.000 thành viên của Lực lượng Vệ binh quốc gia đã có mặt ở đó.

Hiện 2 đoàn người di cư từ các nước Trung Mỹ đang hướng tới Mỹ qua đường Mexico. Trong số này, có nhiều gia đình và nhiều trẻ nhỏ không có người đi cùng. Khoảng 3.500 người đang được theo dõi ở miền nam Mexico, trong khi một nhóm khoảng 3.000 người đang hình thành ở biên giới Mexico -Guatemala.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố, trong đoàn người di cư từ Honduras, Guatemal và El Salvador đang tiến về hướng tới biên giới phía nam của Mỹ có những tên tội phạm và những công dân không rõ danh tính ở Trung Đông.

Ông cảnh báo các nhân viên biên phòng và quân đội rằng đây là một tình huống khẩn cấp có quy mô quốc gia. Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh, quân đội Mỹ sẵn sàng "nghênh đón" những tên tội phạm và "kẻ xấu" này.

Đòn hiểm đáp trả Mỹ rút khỏi INF: Nga cắm Iskander-M ở Cuba - "Kề dao vào cổ" Washington?

Đòn hiểm đáp trả Mỹ rút khỏi INF: Nga cắm Iskander-M ở Cuba -
Đòn hiểm đáp trả Mỹ rút khỏi INF: Nga cắm Iskander-M ở Cuba - "Kề dao vào cổ" Washington?
Trước nguy cơ Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung - INF, Nga cho biết họ đã dự liệu và lên sẵn nhiều phương án để đối phó.

Vừa qua Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một tuyên bố gây chấn động khi cho biết sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để chính thức rút nước này khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (Hiệp ước INF), một trong những "hòn đá tảng" duy trì thế cân bằng chiến lược giữa các cường quốc quân sự.

Việc Mỹ đưa ra quyết định trên có thể đến từ nhiều lý do, ví dụ như hiệp ước cũ không bao gồm Trung Quốc, khiến cho đất nước Đông Á này tự do phát triển tên lửa tầm trung mà chẳng bị giới hạn, hay đơn giản hơn đây là chính sách gia tăng lợi nhuận cho các tập đoàn vũ khí của một vị tổng thống xuất thân doanh nhân.

Tuy nhiên còn một nguyên nhân quan trọng hơn đó là nếu xé bỏ Hiệp ước INF thì Mỹ sẽ thu về lợi thế tuyệt đối trước Nga trong thế trận bố trí lực lượng sau khi kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Đòn hiểm đáp trả Mỹ rút khỏi INF: Nga cắm Iskander-M ở Cuba - Kề dao vào cổ Washington? - Ảnh 1.

Tên lửa đạn đạo tầm trung MGM-31 Pershing II của Mỹ

Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Nga không còn đủ lực để tiếp quản và duy trì hệ thống căn cứ quân sự phân bổ trên toàn cầu, khiến cho năng lực sẵn sàng tung đòn đáp trả hạt nhân vào Hoa Kỳ chẳng thể nào được như thời Liên Xô.

Trong khi đó, các địa điểm đóng quân của Mỹ chẳng những không bị suy chuyển mà còn tiến sát hơn vào biên giới nước Nga, khi nhiều nước Đông Âu cũng như thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG trở thành thành viên Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO.

Điều này dẫn đến việc Mỹ có thể bố trí tên lửa đạn đạo tầm trung (thậm chí tầm ngắn) ngay sát những mục tiêu chiến lược của nước Nga và khiến Moskva không thể có đủ thời gian phản ứng nếu nổ ra chiến tranh toàn diện.

Đòn hiểm đáp trả Mỹ rút khỏi INF: Nga cắm Iskander-M ở Cuba - Kề dao vào cổ Washington? - Ảnh 2.

Triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M tại Cuba có thể là bước đi được Nga thực hiện khi Mỹ xé bỏ Hiệp ước INF

Để đáp trả lại động thái từ phía Mỹ thì Nga tuyên bố họ đã có đầy đủ phương án. Đầu tiên, việc nối tầm bắn cho tên lửa đạn đạo 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M hay R-500 trang bị cho Iskander-K lên gấp vài lần con số hiện tại không phải là vấn đề lớn đối với người Nga.

Nhưng khi đã có tên lửa đạn đạo tầm trung thì vấn đề quan trọng hơn sẽ là địa điểm để triển khai chúng, vị trí này theo đánh giá thì không nơi nào tốt hơn Cuba - một đối tác cũ từ thời Liên Xô có liên kết địa lý rất gần Mỹ. Nếu Nga bố trí Iskander-M tại đây sẽ tạo ra sự cân bằng tương đương với việc Mỹ triển khai tên lửa tại Đông Âu.

Mới đây hãng tin Sputnik đã phát đi một thông báo rằng Nga sẽ cấp cho Cuba một khoản tín dụng 50 triệu USD để hỗ trợ quốc gia Mỹ Latinh này mua sắm vũ khí do Nga sản xuất, hoặc đơn giản hơn là đại tu, sửa chữa lớn những trang thiết bị quốc phòng có từ thời Liên Xô.

Hành động trên của Moskva được xem như bước chuẩn bị đầu tiên nhằm "lấy lòng" Cuba, để thuận tiện hơn cho việc thuê căn cứ quân sự trong trường hợp cần thiết.

Hiện tại vẫn còn hơi xa khi nói về viễn cảnh tên lửa Nga lại có mặt ở Cuba vì La Habana chắc chưa quên vụ khủng hoảng hồi năm 1963, tuy nhiên đây sẽ là điều mà chính giới Mỹ phải cân nhắc nếu nước này chính thức rút khỏi INF đi kèm với tăng cường căn cứ quân sự sát biên giới Nga.

Ngày 31/10, hãng tin RT dẫn lời ông Vladimir Shamanov, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga cho biết chính phủ Cuba sẽ đồng ý để quân đội Nga hiện diện trở lại trên lãnh thổ quốc gia này.

Chủ đề này nhiều khả năng sẽ được thảo luận khi Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đến thăm Nga trong đầu tháng 11 tới.

Trước đó, nhiều chuyên gia đã cảnh báo, việc Mỹ rút khỏi INF có thể đẩy thế giới đến nguy cơ một cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba như đã từng diễn ra trong những năm 1960.

Tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung MGM-31 Pershing II của Mỹ

Chiến đấu cơ Nga hùng hổ chặn bộ 3 máy bay Pháp-Mỹ ở Syria?

Chiến đấu cơ Nga hùng hổ chặn bộ 3 máy bay Pháp-Mỹ ở Syria?
Chiến đấu cơ Nga hùng hổ chặn bộ 3 máy bay Pháp-Mỹ ở Syria?
Các máy bay bị chặn bao gồm 2 tiêm kích Rafale của Pháp và 1 phi cơ tiếp dầu KC-10 của Không quân Mỹ.

Theo Defence Blog, tài khoản Instagram không chính thức của một phi công Nga vừa đăng tải đoạn video cho thấy chiến đấu cơ Nga thực hiện hành động ngăn chặn một cặp máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, cùng máy bay tiếp dầu KC-10 của Không quân Mỹ, trên bầu trời Syria .

Tác giả của bài đăng cho biết, video này ghi lại khoảnh khắc máy bay KC-10 Extender của Không quân Mỹ đang tiếp dầu cho 2 chiếc tiêm kích Rafale của Pháp khi chúng tham gia một chiến dịch phối hợp cùng với lực lượng Mỹ và Anh tại Syria.

Đoạn video do tài khoản instagram (được cho là của phi công Nga) đăng tải.

Thông tin về thời điểm, cũng như vị trí diễn ra vụ việc không được tiết lộ.

  • Đây là những vũ khí "sát thủ" Hải quân Quốc gia X cần: Bầy sói săn trên biển rình mồi

Trước đó, quan chức Lầu Năm Góc từng lên tiếng xác nhận các vụ việc tương tự mà họ gặp phải với máy bay chiến đấu Nga trong chiến dịch quân sự của liên quân do Mỹ dẫn đầu tại Syria.

Ngoài ra, trong cuộc họp của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung tướng Jeffrey L. Harrigian - chỉ huy Bộ Tư lệnh Miền trung của Không quân Mỹ (CENTCOM) từng đề cập rằng, các máy bay chiến đấu Nga đã có hành động đánh chặn "thiếu chuyên nghiệp" đối với máy bay tiếp dầu KC-10 của Mỹ trên bầu trời Syria vào tháng 5/2017.

"Tôi sẽ chia sẻ với các vị một vụ việc, trong đó phía Nga đã có hành động ngăn chặn mà tôi cho rằng "rất thiếu chuyên nghiệp"- ông Harrigian nói trong cuộc họp trực tuyến qua điện thoại của Bộ Quốc phòng Mỹ - "Chúng tôi đã liên lạc với phía Nga, bày tỏ mối lo ngại về vụ việc và nhận được lời xin lỗi từ họ".

Hiện vẫn chưa thể xác định vụ việc lần này có diễn ra chính xác như đoạn video ghi lại hay không.

"Dừng lại! Khu vực cấm của BQP Nga!": Châu Âu run sợ, bí mật quân sự ở Kaliningrad đã lộ?

"Dừng lại! Khu vực cấm của BQP Nga!": Châu Âu run sợ, bí mật quân sự ở Kaliningrad đã lộ?
Chiếc ôtô của Google Maps vô tình xuất hiện và lạc vào giữa nhóm quân nhân và sĩ quan Nga đang chạy xung quanh các bệ phóng tên lửa ở tỉnh Kaliningrad, lọt thỏm giữa châu Âu.

Trong bài viết "Космическая разведка США с помощью Израиля вскрыла всю оборону Калининграда - Do thám vũ trụ Mỹ nhờ Isarel phát hiện toàn bộ hệ thống phòng thủ của Kaliningrad ", tác giả Alexander Sitnikov đã bình luận về những căn cứ hiểm yếu của Nga tại Kaliningrad "nằm giữa" châu Âu.

Ở đâu cũng có căn cứ quân sự bí mật của Nga?

Công ty ImageSat của Isarel vừa công bố những bức ảnh vệ tinh mà theo phương Tây, chứng tỏ những kết luận ban đầu của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) là chính xác, rằng ở Kaliningrad, nằm giữa châu Âu, Nga đã nâng cấp, và có thể, đã đưa vào khai thác kho chứa vũ khí hạt nhân phi chiến lược.

Dừng lại! Khu vực cấm của BQP Nga!: Châu Âu run sợ, bí mật quân sự ở Kaliningrad đã lộ? - Ảnh 1.

Những căn cứ quân sự hiểm yếu của Nga tại Kaliningrad "nằm giữa" châu Âu

Căn cứ vào những thứ này, Công ty ImageSat quyết định kiểm tra lại những phỏng đoán hồi mùa hè của FAS (đăng tải hồi tháng 6/2018). Theo các "nhà khoa học" viết, bức ảnh tưởng chừng như vô hại của dịch vụ Google Street View đã khiến họ đưa ra dự đoán như vậy.

Có vẻ những người Mỹ tò mò rất thích tìm kiếm điều gì đó thú vị qua thực tế ảo. Chỉ cần không phải là Paris hay Luân Đôn, mà là nơi nào đó ở làng quê của Nga thì đều có hạ tầng quân sự.

Và trên thực tế, theo bức ảnh mà FAS công bố, có thể thấy tấm biển ghi "Dừng lại! Khu vực cấm. Cơ sở của Bộ Quốc phòng Nga" hoặc chiếc ôtô Google Maps xuất hiện giữa nhóm quân nhân và sĩ quan Nga đang chạy xung quanh các bệ phóng tên lửa.

Dừng lại! Khu vực cấm của BQP Nga!: Châu Âu run sợ, bí mật quân sự ở Kaliningrad đã lộ? - Ảnh 2.

Các hầm ngầm tại căn cứ quân sự của Nga ở Kaliningrad. Ảnh: fas.org

Một câu hỏi đặt ra đối với bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu: các xe ôtô Google Maps chuyên chụp các bức ảnh toàn cảnh những con đường và tuyến phố trên khắp thế giới làm gì ở khu vực quân sự được bảo vệ nghiêm ngặt của Nga?

Ngoài bức ảnh của Google Street View, "các nhà khoa học" của FAS, thông qua dịch vụ Digital Globe cũng liếc sang trang điện tử TerraServer, nơi cũng có thể quan sát thỏa mái tỉnh Kaliningrad của Nga từ vệ tinh.

Trên cơ sở đó, FAS chỉ chính xác những nơi bố trí các tổ hợp tên lửa của Nga. Lấy ví dụ, tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P với tên lửa chống hạm P-800 "Onyx" đã thay thế các tổ hợp tên lửa bờ Redut.

Ngoài ra là các địa điểm bố trí tên lửa phòng không S-300 và S-400 cùng với số lượng chi tiết. Có vẻ công tác ngụy trang của quân đội Nga đang gặp vấn đề nghiêm trọng nếu như các vị trí quân sự bí mật "xuất hiện đầy rẫy trên mạng"?

Hồi mùa hè năm 2018, ông Hans Christensen, Giám đốc về thông tin hạt nhân của FAS thông báo rằng một hầm ngầm ở phía tây nước Nga, gần thị trấn Kulikovo đã được "khai quật", đào sâu và lấp lại. Điều đó có nghĩa sắp tới nó sẽ được vận hành trở lại.

"Những đặc điểm của vị trí này có thể giúp cho Không quân và Hải quân Nga bố trí các kho chứa vũ khí. Nhưng nó cũng có thể là nơi để bảo quân các đầu đạn hạt nhân của lực lượng Không quân, Hải quân, phòng không và Hải cảnh của Nga.

Nơi này, theo tôi được biết, là căn cứ bảo quản vũ khí hạt nhân duy nhất ở tỉnh Kaliningrad" ông Christensen chia sẻ. Các chính khác của Mỹ và Châu Âu đã nhiều lần phàn nàn về "hoạt động quân sự hóa của Putin" đối với khu vực Baltic.

Dừng lại! Khu vực cấm  của BQP Nga!: Châu Âu run sợ, bí mật quân sự ở Kaliningrad đã lộ? - Ảnh 3.

Xe bệ phóng của tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P của Nga.

Nga có quyền làm bất cứ thứ gì nếu thấy cần thiết

Nhưng thậm chí nếu ông Christensen đưa ra kết luận chính xác, thì tại sao Nga không có quyền bố trí các lực lượng hạt nhân ở những nơi cảm thấy cần thiết trên lãnh thổ của mình?

Moscow còn biết làm gì khi nước Mỹ xa xôi và anh hàng xóm Ba Lan luôn coi Nga là kẻ thù số 1. Thật ngu xuẩn nếu không phản ứng trước các mối đe dọa của người Mỹ và người Ba Lan, hơn nữa Nga có cơ hội trời cho để làm điều đó. Khu vực này cùng với Crimea bao phủ cả trên và dưới toàn bộ Lục địa già.

Nhưng nếu khách quan mà nói, các bức ảnh chụp vệ tinh của ImageSat không chứng tỏ được điều gì. Mặc dù chúng được Tổng thống Trump sử dụng để nhắc nhở các đồng minh trong khối NATO về mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm từ Nga và do đó cần thiết phải tăng chi phí quân sự.

Trên thực tế, các chuyên gia Phương Tây và những "nhà khoa học" Mỹ chỉ còn biết phỏng đoán người Nga đang làm gì ở trung tâm của Châu Âu, giữa Ba Lan và khu vực cận Baltic.

"Các nhà khoa học" Mỹ, có lẽ đã quá nghi ngờ. Không hiểu tại sao ông Christensen không đưa ra những bức ảnh chụp doanh trại, nhà ăn, bãi đỗ xe để chứng tỏ đó là các kho quân sự bí mật. Bởi vì không phải vậy.

Thật nực cười nếu gọi đó là hầm ngầm bảo quản vũ khí hạt nhân nào đó nếu chỉ có vài binh lính bảo vệ.

Dừng lại! Khu vực cấm của BQP Nga!: Châu Âu run sợ, bí mật quân sự ở Kaliningrad đã lộ? - Ảnh 4.

Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật Iskander-M.

Bởi vậy, chỉ nên quan tâm thực sự tới các bức ảnh cho thấy hoạt động xây dựng 40 hầm ngầm ở khu quân sự lớn thứ hai trên biển Baltic, gần bến cảng Primorsk.

Tất cả những điều này cho thấy rằng các bức ảnh vệ tinh, cả thương mại, đều trở thành các tài liệu do thám của NATO dù Bộ Quốc phòng Nga có ngụy trang cẩn thận hay không. Vậy xây các kho ngầm để làm gì nếu địch nắm rõ tọa độ.

Dù thế nào đi chăng nữa thì Mỹ cũng đủ tên lửa để phóng đến tất cả các công trình quân sự của Nga. Đương nhiên, Kaliningrad có ý nghĩa quan trọng bởi vị trí chiến lược của mình.

"Nó rất quan trọng đối với họ bởi vì nó là cảng của họ trên biển Baltic. Nhưng nếu như họ muốn dọa chúng ta, thì chúng ta cũng sẽ dọa họ", Tư lệnh hải quân Mỹ tại Châu Âu, ông James Foggo bình luận về những bức ảnh vệ tinh của ImageSat. Suy cho cùng, Châu Âu không phải là Mỹ.

Nếu người Ba Lan và Estonia muốn hi sinh vì "những giá trị" của Mỹ, thì cá nhân ông Foggo không phản đối.

Tuy nhiên giới quân sự Châu Âu không đồng tình với đánh giá này: Họ cho rằng Nga với những hệ thống mới tại tỉnh Kaliningrad đã biến toàn bộ Châu Âu thành khu vực không thể xâm nhập.

Có nghĩa là nằm dưới tầm ngắm các tên lửa của Nga được bố trí tại biên giới phía tây và Crimea, NATO gần như chấp nhận thua trận, nếu như họ không khai hỏa đầu tiên để tiêu diệt các căn cứ tên lửa của Nga khi trong tay đã có các tọa độ chính xác.

Quân đội Anh nâng cao năng lực tên lửa phòng không tầm ngắn

Quân đội Anh nâng cao năng lực tên lửa phòng không tầm ngắn
Quân đội Anh nâng cao năng lực tên lửa phòng không tầm ngắn
Nhà thầu quốc phòng Thales của Anh sẽ nâng cấp các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Starstreak cho lực lượng lục quân và thủy quân lục chiến nước này.

Theo Bộ Quốc phòng Anh, hợp đồng trị giá 93 triệu bảng Anh (khoảng 118 triệu USD) sẽ giúp quân đội Anh nâng cao năng lực tác chiến của Starstreak trước các mối đe dọa trên không và mặt đất từ đối phương như máy bay không người lái, trực thăng và xe thiết giáp.

Nằm trong dự án phát triển vũ khí phòng không tương lai (F-ADAPT), gói nâng cấp trên bao gồm việc tích hợp các thiết bị ảnh nhiệt để Starstreak có thể hoạt động 24/7 trong mọi điều kiện thời tiết và thiết bị nhận diện địch-ta.

Quân đội Anh nâng cao năng lực tên lửa phòng không tầm ngắn - Ảnh 1.

Một tổ hợp Starstreak được lắp trên xe chiến thuật hạng nhẹ Pinzgauer.

Trong một thông báo, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, ông Stuart Andrew cho biết, các hệ thống Starstreak nâng cấp sẽ được sớm đưa vào chương trình huấn luyện và triển khai tác chiến từ năm 2020 trở đi.

Các chuyên gia quân sự khẳng định, Starstreak của quân đội Anh là hệ thống tên lửa phòng không vác vai tầm thấp (MANPADS) độc đáo trên thế giới. Starstreak sử dụng cơ cấu dẫn đường bán chủ động bám chùm la-de so với hệ thống dẫn đường ảnh nhiệt chủ động truyền thống, giúp đạn tên lửa không thể bị gây nhiễu và khó bị phát hiện.

Đạn tên lửa có thể đạt tốc độ bay tới Mach 4 (gấp 4 lần tốc độ âm thanh), nhanh hơn bất kỳ đạn tên lửa MANPADS nào. Với bán kính tác chiến hiệu quả từ 300-7.000m, một khi tên lửa rời bệ phóng, mục tiêu gần như không còn thời gian phản ứng.

Đạn tên lửa bao gồm 3 đạn con làm từ hợp kim Vonfram có tỷ khối cao. Theo cơ chế kết hợp giữa xuyên phá và phá mạnh, khi đạn tên lửa đạt vận tốc cực đại, 3 đạn con được tách ra và lao tới mục tiêu rồi mới kích nổ đầu đạn.

Hiện nay, có khoảng 7.000 hệ thống Starstreak đang phục vụ trong quân đội Anh, Nam Phi, Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Nhờ thiết kế nhỏ gọn (dài 1,3m, nặng 14kg), Starstreak có thể được vận hành bởi 1 người. Ngoài ra, một tổ hợp Starstreak cũng có thể được lắp trên xe chiến thuật để nâng cao tính cơ động.

Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong

Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong
Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong
Sputnik vừa đưa tin có vụ nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) ở thành phố cảng Arkhangelsk.

Vui lòng bấm F5 để cập nhật

Sputnik vừa đưa tin có vụ nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) ở thành phố Arkhangelsk. Hiện chưa rõ nguyên nhân tuy nhiên chính quyền thành phố Arkhangelsk sẽ sớm có thông tin.

Địa điểm xảy ra vụ nổ ở ngay lối vào của Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) ở thành phố cảng Arkhangelsk, miền Bắc nước Nga, Cơ quan dịch vụ báo chí thuộc Ủy ban Chống khủng bố Quốc gia Nga cho biết. Các tin tức cập nhật mới nhất cho thấy đã có thương vong trong vụ nổ.

Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong - Ảnh 1.
Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong - Ảnh 2.

Ảnh: RT.

Tuy nhiên, chưa có bình luận chính thức từ cơ quan công quyền cho dù vụ nổ xảy ra ở ngay gần đó cũng như chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm và động cơ gây ra thảm họa này.

Khối thuốc nổ lớn được cho là phát nổ giữa cửa số 1 và cửa số 2 ở lối vào tòa nhà. Đã bắt đầu có các bức ảnh về hiện trường vụ nổ được chia sẻ trên mạng xã hội. Tòa nhà đang được kiểm tra, toàn bộ đường xá trong khu vực gần đó đều bị phong tỏa. 

Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong - Ảnh 3.

Thành phố cảng Arkhangelsk, miền bắc nước Nga, nơi vừa xảy ra vụ nổ.

Hãng thông tấn TASS cho biết, có ít nhất 1 người đã thiệt mạng và 3 người khác bị thương đang được cấp cứu trong bệnh viện. Nạn nhân bị thiệt mạng không phải nhân viên của Cơ quan an ninh Liên bang Nga. Khi vụ nổ xảy ra, người này đang đứng ngay trước cửa trụ sở FSB.

Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong - Ảnh 4.

1 người đã thiệt mạng trong vụ nổ.

Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong - Ảnh 5.

Cảnh sát phong tỏa các con đường quanh khu vực.

Các chuyên gia về vật liệu nổ đang khám nghiệm và rà soát hiện trường. Giới chức thành phố đã phong tỏa khu vực đại lộ Troitsk, từ đường Pomorskaya đến đường Karl Liebknecht.  

Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong - Ảnh 6.

Xe thang cứu hỏa đã được huy động.

Ông Igor Orlov, Thống đốc thành phố chính thức lên tiếng trong cuộc họp với các cơ quan tình trạng khẩn cấp khu vực và cho biết, có ít nhất 1 người chết, 3 người khác bị thương được cấp cứu trong bệnh viện sau khi vụ nổ xảy ra tại trụ sở FSB nằm ở phía Tây Bắc thành phố.

Các cơ quan có trách nhiệm đang điều tra xác định chủng loại thiết bị nổ và danh tính của người bị thiệt mạng, đồng thời tăng cường đảm bảo an ninh ở tất cả các nơi công cộng và các tòa nhà công quyền thuộc vùng Arkhangelsk.

Điều tra sơ bộ cho thấy kẻ thủ ác chính là người đã thiệt mạng trong vụ nổ. Tên này do không vào được bên trong tòa nhà nên đã kích nổ cặp xách ngay ở cửa ra vào trụ sở FSB.

Giới chức Nga xác định nghi can là một nam thanh niên 17 tuổi. Đối tượng này đã đi vào tòa nhà của FSB, mang theo túi có đựng một thiết bị không xác định. Thiết bị này sau đó đã phát nổ và khiến đối tượng thiệt mạng tại chỗ.

Sự việc xảy ra ngay tại lối ra vào của tòa nhà của FSB vào lúc 9 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 31/10, tức 13 giờ cùng ngày (giờ Việt Nam).

Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) là cơ quan trinh sát tình báo và chống gián điệp quốc gia, thực thi quyền lực liên bang trong lĩnh vực bảo đảm an ninh Liên bang.

Căn cứ vào Hiến pháp Liên bang, Luật Hiến pháp, Tổng thống trực tiếp lãnh đạo các hoạt động của FSB, bổ nhiệm các Tổng Cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng FSB.

FSB được coi là sự kế thừa của Cơ quan tình báo KGB nổi tiếng thời Liên Xô cũ. Tiền thân của FSB chính là Tổng cục Phản gián Liên bang (FSK) được thành lập sau khi Liên Xô sụp đổ. Vào ngày 12-4-1995, Tổng thống Boris Yeltsin đã ký đạo luật yêu cầu cải tổ FSK, dẫn đến sự ra đời của FSB.


Nga lạnh giọng: Bắn hạ "không thương tiếc" bất cứ máy bay Mỹ nào cùng UAV đánh Khmeimim

Nga lạnh giọng: Bắn hạ
Nga lạnh giọng: Bắn hạ "không thương tiếc" bất cứ máy bay Mỹ nào cùng UAV đánh Khmeimim
Ông Vladimir Shamanov - Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hạ viện tuyên bố: Nga sẵn sàng bắn hạ bất cứ máy bay Mỹ nào phối hợp hoặc điều hành các UAV tấn công căn cứ Khmeimim.

Nguyên Tham mưu trưởng lực lượng Đổ bộ đường không Nga, ông Vladimir Shamanov - hiện là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hạ viện tuyên bố: Nga đang chuẩn bị bắn hạ bất cứ máy bay Mỹ nào phối hợp hoặc hoặc điều hành các UAV tấn công căn cứ Khmeimim .

"Trong trường hợp xảy ra một vụ máy bay Mỹ điều hành máy bay không người lái tấn công nhằm vào căn cứ quân sự của Nga ở tỉnh Latakia, Syria, Nga sẵn sàng bắn hạ", ông Shamanov tuyên bố.

Ông cũng nhắc lại tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga về việc máy bay trinh sát Posiedon-8 Mỹ đã điều hành một vụ tấn công bằng máy bay không người lái vũ trang nhằm vào căn cứ kể trên.

Theo các báo cáo, căn cứ không quân đầu não của Nga ở Syria gần đây phải hứng chịu những đợt tấn công liên tục của các máy bay không người lái vũ trang cơ nhỏ mang vật liệu nổ với hình thức ngày càng tinh vi.

Hôm 25/10, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexander Fomin tuyên bố rằng 1 máy bay không người lãi Mỹ đã phối hợp tấn công vào căn cứ không quân Nga hồi tháng 1/2018.

"13 máy bay không người lasixuaats kích theo đội hình chiến đấu thông thường, được vận hành bởi chỉ có 1 người. Trong suốt quãng thời gian diễn ra vụ tập kích, máy bay trinh sát P-8 của Mỹ đang tuần tra trên biển Địa Trung Hải suốt 8 tiếng liền", Thứ trưởng BQP Nga tuyên bố.

Vị quan chức này cũng nói rằng Mỹ đã cung cấp cho phiến quân Syria các thiết bị cho phép chúng có thể xâm nhập các tần số vô tuyến hoạt động của Không quân Nga.

"Chỉ một quốc gia có trình độ phát triển cao về công nghệ mới có được những thiết bị như vậy, chúng không thể được chế tạo ở vùng sa mạc Syria", ông cho biết thêm.

Ngày 8/01/2018, có tổng cộng 13 UAV tham chiến, 10 trong số đó đã nhằm vào căn cứ không quân Khmeimim, 3 chiếc còn lại nhằm vào căn cứ hải quân Tartus.

Hôm 28/10, Tổng thống Vladimir Putin cũng chỉ ra rẳng các hoạt động của UAV đã tăng đột ngột, đặc biệt là trong 2 tháng gần đây, khi phòng không Nga bắn hạ tổng cộng 50 chiếc. Ông tuyên bố với các phóng viên trong cuộc họp thượng đỉnh 4 bên về vấn đề Syria gồm Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

KQ Nga "ngủ" 1 tháng: Chưa từng có từ 3 năm qua, giữ sức cho bão lửa khủng khiếp ở Syria

KQ Nga
KQ Nga "ngủ" 1 tháng: Chưa từng có từ 3 năm qua, giữ sức cho bão lửa khủng khiếp ở Syria
Lý do khiến Mỹ không mặn mà trong việc tái thiết Syria và "đòn bẩy" chính trị hiểm hóc
Tổng thống V.Putin: Nga sẽ ra tay nếu khủng bố không rút khỏi khu phi quân sự Syria
Tổng thống V.Putin: Nga sẽ ra tay nếu khủng bố không rút khỏi khu phi quân sự Syria
Tướng Nga tố âm mưu hiểm độc của "Mũ bảo hiểm trắng" ở Syria
Tháng 10 trôi qua, ghi một dấu mốc quan trọng là KQ Nga không hề một lần oanh kích các mục tiêu của phiến quân khủng bố ở Tây Bắc Syria.

Kể từ ngày 17/09, thỏa thuận Sochi mặc dù đã có hiệu lực nhưng không khiến các cuộc chạm súng giữa quân đội Syria (SAA) và các nhóm phiến quân ở vùng tây bắc Syria, trong khi lại đóng vai trò quan trọng đối với việc giảm triệt để tần suất hoạt động trên không của các chiến đấu cơ Nga tại các tỉnh Idlib, Hama, Aleppo, và Latakia.

Tháng 10 đã trôi qua, ghi một dấu mốc quan trọng là lần đầu tiên KQ Nga không hề oanh kích các mục tiêu của phiến quân khủng bố ở Tây Bắc Syria, dủ chỉ một lần, nguồn tin quân sự chia sẻ với Al-Masdar News.

  • Đây là những vũ khí "sát thủ" Hải quân Quốc gia X cần: Bầy sói săn trên biển rình mồi

Theo nguồn tin quân sự ở thủ phủ tỉnh Hama, Không quân Nga đã nằm im, không hề gào thét như mọi khi trên khắp vùng tây bắc Syria.

Nguyên nhân của sự suy giảm hoạt động này là do thực hiện Thỏa thuận Sochi nhằm thiết lập vùng phi quân sự trong vòng 15-20km dọc theo chiến tuyến ở tây bắc Syria.

Trong khi Không quân Nga thi thoảng vẫn tiến hành các nhiệm vụ trinh sát trên không phận khu vực này nhưng họ đã không tiến công vào bất cứ mục tiêu nào của phiến quân thánh chiến, kể cả phát hiện được.

Thực tế này có thể sẽ thay đổi nhanh chóng vào tháng 11 tới nếu Thỏa thuận Sochi bị phá vỡ, tuy nhiên, nhiều động thái cho thấy cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang nỗ lực để duy trì lâu nhất có thể khu phi quân sự ở tây bắc Syria.

Vũ khí Laser - Vũ khí tương lai

Vũ khí Laser - Vũ khí tương lai
Vũ khí Laser - Vũ khí tương lai
Không còn là những hình ảnh trong phim viễn tưởng hay trong các phòng thí nghiệm, vũ khí laser đã xuất hiện trong cuộc sống hiển thị ở những vũ khí quân sự, điều này cho thấy trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ đã phát triển rất cao.

Israel sẽ không tấn công S-300 nếu Syria đảm bảo được điều này

Israel sẽ không tấn công S-300 nếu Syria đảm bảo được điều này
Israel sẽ không tấn công S-300 nếu Syria đảm bảo được điều này
PK Syria
PK Syria "mù điếc" khi F-35 Israel đột ngột tấn công sau thảm họa IL-20: Có gì đó sai sai?
"Sai một ly đi một dặm": Israel mất mặt - Nga và Iran ra đòn quá hiểm và cứng rắn
Tên lửa mới của S-400 thay đổi cuộc chơi phòng không – không quân trên thế giới
Tên lửa mới của S-400 thay đổi cuộc chơi phòng không – không quân trên thế giới
"Chúng tôi hy vọng người Syria sẽ không phạm phải sai lầm ngu ngốc nào như trọng vụ việc IL-20" – ông Dayan nói.

Một quan chức cấp cao của Israel hôm 30/10 cho biết, Tel Aviv sẽ không tấn công các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 tại Syria nếu chúng không tạo ra mối đe dọa đối với Israel.

"Tôi rất hy vọng rằng Syria sẽ không sử dụng sai những tên lửa này, bởi nếu họ tìm cách đánh chặn máy bay chiến đấu của Israel, chúng tôi sẽ phải đáp trả. Điều đó đã từng xảy ra, và sẽ không có khác biệt gì ngay cả khi Syria có S-300" – Tướng Uzi Dayan, cựu phó tham mưu trưởng và là người từng đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Israel cho biết.

"Chúng tôi hy vọng mối quan hệ hợp tác giữa Israel và Nga sẽ tiếp tục…, và chúng tôi hy vọng người Syria sẽ không phạm phải sai lầm ngu ngốc nào như trọng vụ việc IL-20" – ông Dayan nói.

Tuy nhiên, ông Dayan vẫn chỉ trích gay gắt việc Nga chuyển giao hệ thống phòng không tiên tiến S-300 cho Syria là "hoàn toàn không thích đáng".

Trước đó, Moscow tuyên bố chuyển giao S-300 cho Syria để đảm bảo an toàn cho lực lượng Nga hoạt động tại đây và tăng cường khả năng của phòng không Syria.

Quyết định trên được Moscow đưa ra sau khi chiếc IL-20 bị phòng không Syria bắn nhầm hôm 17/9, trong lúc đáp trả cuộc không kích từ các máy bay chiến đấu của Israel.

Tới ngày 2/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo quá trình chuyển giao S-300 cho Syria đã hoàn tất.

Israel công bố ảnh vệ tinh chụp rõ nét S-300 Syria.

4 tiêm kích F-16 Hà Lan quây chặt, bắn hạ MiG-29: Cuộc không chiến quá chóng vánh

4 tiêm kích F-16 Hà Lan quây chặt, bắn hạ MiG-29: Cuộc không chiến quá chóng vánh
4 tiêm kích F-16 Hà Lan quây chặt, bắn hạ MiG-29: Cuộc không chiến quá chóng vánh
Lúc 19h30, giờ địa phương, biên đội 4 tiêm kích F-16 cất cánh làm nhiệm vụ hộ tống chặn kích trên không, bảo vệ nhóm máy bay cường kích của NATO tấn công Serbia.

Trận chiến chóng vánh: MiG-29 bị hạ

Biên đội 4 tiêm kích F-16 (phiên bản F-16AM) của Không quân Hoàng gia Hà Lan (RNLAF) nằm trong số những máy bay chiến đấu đầu tiên của NATO xâm nhập không phận Serbia đêm ngày 24/03/1999.

Chỉ trong vòng vài phút, Không quân Hoàng gia Hà Lan đã bắn hạ 1 tiêm kích MiG-29, lập chiến công tiêu diệt máy bay đối phương trong không chiến lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ II.

Chiến thắng này cũng đánh dấu trận không chiến đầu tiên của tiêm kích F-16AM, phiên bản tiên tiến nhất của dòng máy bay F-16 tính tới thời điểm bấy giờ (1999).

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Tạp chí  quốc phòng  hàng đầu thế giới Jane's Defence Weekly, Trung tá phi công Jon Abma thuộc Không quân Hoàng gia Hà Lan, sĩ quan chỉ huy của Nhóm tác chiến đặc nhiệm liên hợp không quân Hà Lan-Bỉ (DATF) đã kể lại các sự kiện xảy ra trong những khoảnh khắc đầu tiên của chiến dịch không kích của Liên quân.

"Vào lúc 19h30, giờ địa phương, biên đội 4 tiêm kích F-16AM cất cánh từ căn cứ đi làm nhiệm vụ chặn kích trên không, bảo vệ nhóm máy bay cường kích NATO trong phi vụ đầu tiên đánh vào Serbia. Sau khi tiếp dầu trên không ở khu vực vùng trời Biển Adriatic, biên đội bay ngang qua không phận Albania tiến vào Serbia.

Vừa vào tới không phận Serbia, họ đã nhận được thông báo từ máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) của Liên quân cho biết, có 3 tiêm kích MiG-29 đã cất cánh từ một căn cứ không quân gần Belgrade", Trung tá Abma kể lại.

4 tiêm kích F-16 Hà Lan quây chặt, bắn hạ MiG-29: Cuộc không chiến quá chóng vánh - Ảnh 1.

Tiêm kích MiG-29 Serbia bị bắn hạ.

Sân bay đó nằm ở Batajnica, là căn cứ của phi đội tiêm kích số 127, đơn vị tiêm kích MiG-29 duy nhất trong biên chế Không quân Yugoslav (Không quân Liên bang Nam Tư). Trung tá Abma nói:

"Biên đội 4 tiêm kích F-16 hướng thẳng tới khu vực mục tiêu, sục sạo để phát hiện các máy bay MiG bằng chính radar của mình. Bỗng nhiên, 1 chiếc MiG-29 bị tóm gọn bởi cả 4 chiếc F-16 cùng lúc. Khi tới cự ly phóng đạn hiệu quả, chỉ huy biên đội đã khai hỏa 1 quả tên lửa không đối không tầm trung AMRAAM nhằm vào mục tiêu.

Quả đạn cắm thẳng một cách chính xác vào chiếc MiG-29 chỉ sau khi phóng khoảng 30 giây. Rất chóng vánh".

Tên lửa không đối không AMRAAM, có tốc độ tới hơn 4.000km/h, vượt cự ly 33km chỉ trong vòng 30 giây. Theo các sĩ quan thuộc Không quân Hoàng gia Hà Lan ở Amendola, quả tên lửa nổ ở cự ly cách chừng 18km phía trước chiếc F-16 dẫn đầu.

"Phi công có thể nhìn rõ vụ nổ bằng mắt thường. Cùng lúc đó, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không ghi nhận có 1 MiG biến mất khỏi màn hình radar", Trung tá Abma nói. "Chúng tôi chưa tìm thấy 2 chiếc MiG còn lại, nhưng gần như cùng lúc ấy, 2 chiếc tiêm kích F-15 đã bắn hạ chúng".

4 tiêm kích F-16 Hà Lan quây chặt, bắn hạ MiG-29: Cuộc không chiến quá chóng vánh - Ảnh 2.

Tiêm kích F-16 của Không quân Hoàng gia Hà Lan.

Yêu cầu phối hợp tác chiến khắt khe

Trung tá Abma cho biết nguyên tắc tác chiến đối với các nhiệm vụ tiêm kích phòng không yêu cầu mục tiêu phải được giám sát bởi máy bay AWACS trong toàn bộ hành trình, và ngoài ra còn phải đáp ứng 4 yêu cầu khác nữa.

Các sĩ quan khác thuộc RNLAF cho biết, trong số đó có việc nhận dạng địch ta và lệnh cho phép tấn công từ người chỉ huy.

  • PK Syria "mù điếc" khi F-35 Israel đột ngột tấn công sau thảm họa IL-20: Có gì đó sai sai?

  • Nga đưa trực thăng tới biểu diễn ở Việt Nam: Lần đầu tiên, chưa từng có trong lịch sử

  • Rostec - Tập đoàn quốc phòng số 1 Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghệ vũ trụ

Khi bay nhiệm vụ chặn kích, mỗi chiếc tiêm kích F-16AM ở Amendola mang theo 4 quả tên lửa không đối không tầm trung AMRAAM, 2 thùng dầu phụ và 1 khối thiết bị (pod) gây nhiễu/tác chiến điện tử Northrop Grumman ALQ-131 ECM

Thêm vào đó, 4 trong số 8 máy bay còn mang thêm 2 quả tên lửa không đối đất Raytheon AGM-65G Maverick nữa.

"Nhờ cấu hình vũ khí linh hoạt này, họ có thể phản ứng ngay lập tức khi một mục tiêu mặt đất cần phải được tiêu diệt", Trung tá Col Abma cho biết. "Khả năng hoán đổi vai trò nhiệm vụ nhanh chóng này được đánh giá rất cao Bởi Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp của NATO (CAOC) tại Vicenza, Italy, nơi lập và triển khai các chiến dịch trên không".

NÓNG: Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong

NÓNG: Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong
NÓNG: Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong
Sputnik vừa đưa tin có vụ nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) ở thành phố cảng Arkhangelsk.

Vui lòng bấm F5 để cập nhật

Sputnik vừa đưa tin có vụ nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) ở thành phố Arkhangelsk. Hiện chưa rõ nguyên nhân tuy nhiên chính quyền thành phố Arkhangelsk sẽ sớm có thông tin.

Địa điểm xảy ra vụ nổ ở ngay lối vào của Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) ở thành phố cảng Arkhangelsk, miền Bắc nước Nga, Cơ quan dịch vụ báo chí thuộc Ủy ban Chống khủng bố Quốc gia Nga cho biết. Các tin tức cập nhật mới nhất cho thấy đã có thương vong trong vụ nổ.

NÓNG: Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong - Ảnh 1.
NÓNG: Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong - Ảnh 2.

Ảnh: RT.

Tuy nhiên, chưa có bình luận chính thức từ cơ quan công quyền cho dù vụ nổ xảy ra ở ngay gần đó cũng như chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm và động cơ gây ra thảm họa này.

Khối thuốc nổ lớn được cho là phát nổ giữa cửa số 1 và cửa số 2 ở lối vào tòa nhà. Đã bắt đầu có các bức ảnh về hiện trường vụ nổ được chia sẻ trên mạng xã hội. Tòa nhà đang được kiểm tra, toàn bộ đường xá trong khu vực gần đó đều bị phong tỏa. 

NÓNG: Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong - Ảnh 3.

Thành phố cảng Arkhangelsk, miền bắc nước Nga, nơi vừa xảy ra vụ nổ.

Hãng thông tấn TASS cho biết, có ít nhất 1 người đã thiệt mạng và 3 người khác bị thương đang được cấp cứu trong bệnh viện. Nạn nhân bị thiệt mạng không phải nhân viên của Cơ quan an ninh Liên bang Nga. Khi vụ nổ xảy ra, người này đang đứng ngay trước cửa trụ sở FSB.

NÓNG: Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong - Ảnh 4.

1 người đã thiệt mạng trong vụ nổ.

NÓNG: Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong - Ảnh 5.

Cảnh sát phong tỏa các con đường quanh khu vực.

Các chuyên gia về vật liệu nổ đang khám nghiệm và rà soát hiện trường. Giới chức thành phố đã phong tỏa khu vực đại lộ Troitsk, từ đường Pomorskaya đến đường Karl Liebknecht.  

NÓNG: Nổ lớn tại Trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - Có thương vong - Ảnh 6.

Xe thang cứu hỏa đã được huy động.

Ông Igor Orlov, Thống đốc thành phố chính thức lên tiếng trong cuộc họp với các cơ quan tình trạng khẩn cấp khu vực và cho biết, có ít nhất 1 người chết, 3 người khác bị thương được cấp cứu trong bệnh viện sau khi vụ nổ xảy ra tại trụ sở FSB nằm ở phía Tây Bắc thành phố.

Các cơ quan có trách nhiệm đang điều tra xác định chủng loại thiết bị nổ và danh tính của người bị thiệt mạng, đồng thời tăng cường đảm bảo an ninh ở tất cả các nơi công cộng và các tòa nhà công quyền thuộc vùng Arkhangelsk.

Điều tra sơ bộ cho thấy kẻ thủ ác chính là người đã thiệt mạng trong vụ nổ. Tên này do không vào được bên trong tòa nhà nên đã kích nổ cặp xách ngay ở cửa ra vào trụ sở FSB.

Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) là cơ quan trinh sát tình báo và chống gián điệp quốc gia, thực thi quyền lực liên bang trong lĩnh vực bảo đảm an ninh Liên bang.

Căn cứ vào Hiến pháp Liên bang, Luật Hiến pháp, Tổng thống trực tiếp lãnh đạo các hoạt động của FSB, bổ nhiệm các Tổng Cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng FSB.

FSB được coi là sự kế thừa của Cơ quan tình báo KGB nổi tiếng thời Liên Xô cũ. Tiền thân của FSB chính là Tổng cục Phản gián Liên bang (FSK) được thành lập sau khi Liên Xô sụp đổ. Vào ngày 12-4-1995, Tổng thống Boris Yeltsin đã ký đạo luật yêu cầu cải tổ FSK, dẫn đến sự ra đời của FSB.


Tuesday, October 30, 2018

Giải mã Chiến dịch Kẹp giấy trong Thế chiến II

Giải mã Chiến dịch Kẹp giấy trong Thế chiến II
Giải mã Chiến dịch Kẹp giấy trong Thế chiến II
Sau khi Đức đầu hàng, Mỹ dẫn đầu một chiến dịch tìm kiếm tại các vùng lãnh thổ Đức nhằm thu thập các nghiên cứu phát triển công nghệ, khoa học và quân sự có giá trị.

Một số tổ chức như Tiểu ban mục tiêu tình báo hỗn hợp (CIOS) đã bắt đầu tịch thu các loại tài liệu và vật liệu có liên quan đến cuộc chiến, thẩm vấn các nhà khoa học tại những cơ sở nghiên cứu của Đức mà quân đồng minh chiếm được.

Trong số đó, người ta đã tìm ra một tài liệu cực kỳ quan trọng, được cất giấu tại một nhà vệ sinh ở Đại học Bonn: Danh sách Osenberg, một bản danh sách ghi lại tên những nhà khoa học và kỹ sư đã làm việc cho Đế chế thứ ba.

Trong cuốn sách "Operation Paperclip: The Secret Intelligence Program that brought Nazi scientists to America", tác giả Annie Jacobsen bình luận: "Họ không hề biết Hitler đã tạo ra cả một kho chất độc thần kinh…

Họ cũng không hề biết Hitler đã tìm cách nghiên cứu loại vũ khí sinh học nhằm phát tán bệnh dịch hạch. Chiến dịch Kẹp giấy ra đời khi Lầu Năm Góc nhận ra rằng họ cần phải sở hữu những vũ khí này".

Chiến dịch bí mật được tiến hành với tên gọi ban đầu là Operation Overcast (Chiến dịch Sương mù) sau được đổi thành Operation Paperclip (Chiến dịch Kẹp giấy). Theo chương trình này, khoảng 1.600 nhà khoa học Đức trong Danh sách Osenberg cùng gia đình đã được đưa sang Mỹ để làm việc cho nước này trong Chiến tranh Lạnh.

Chiến dịch Kẹp giấy do Cơ quan Mục tiêu tình báo chung (JIOA), một đơn vị mới thành lập có mục tiêu thu thập nguồn lực tri thức Đức để giúp phát triển kho vũ khí hóa học, sinh học và tên lửa cho Mỹ, và để đảm bảo những thông tin mật đó không rơi vào tay Liên Xô, chủ trì.

Tổng thống Harry S. Truman phê chuẩn Chiến dịch Kẹp giấy kèm yêu cầu cấm JIOA tuyển thành viên của đảng Quốc xã hay những ai tích cực ủng hộ đảng này.

Tuy nhiên, các quan chức JIOA và Văn phòng Dịch vụ Chiến lược (OSS – tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương CIA) đã lờ đi chỉ thị này và tiêu hủy hoặc thanh tẩy mọi bằng chứng về tội ác chiến tranh nếu có trong hồ sơ của các nhà khoa học, vì cho rằng thông tin của họ có ý nghĩa sống còn với những công tác hậu chiến của Mỹ.

Một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất được tuyển chọn là Werner von Braun, Giám đốc kỹ thuật tại Trung tâm nghiên cứu quân sự Peenemünde, và là người có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển loại tên lửa nguy hiểm V-2 vốn đã tàn phá nước Anh trong thời chiến.

Von Braun và các nhà khoa học tên lửa khác đã được đưa đến Fort Bliss, Texas và Bãi thử Tên lửa White Sands, New Mexico với tư cách "chuyên viên Bộ Chiến tranh" để giúp Quân đội Mỹ thử nghiệm tên lửa.

Von Braun sau đó đã trở thành Giám đốc Trung tâm Phi hành vũ trụ Marshall thuộc NASA và là người thiết kế chính của tên lửa đẩy Saturn V, loại tên lửa sau này đã giúp đưa hơn 20 phi hành gia Mỹ lên mặt trăng.

Hubertus Strughold, được mệnh danh là "cha đẻ của dược phẩm vũ trụ", đã giúp Không quân Mỹ và NASA phát triển nhiều nguyên tắc chăm sóc y tế trong không gian và vẫn có tính ứng dụng tới tận ngày nay.

Ông từng nhiều lần phủ nhận tội ác chiến tranh tuy nhiên ông bị cáo buộc liên quan tới vụ diệt chủng tại Dachau. Nhiều bằng chứng cho thấy những kiến thức sâu rộng của ông về việc duy trì và đảm bảo khả năng sống sót của con người trong không gian phần nào đã được tích lũy từ những thử nghiệm liên quan tới con người dưới thời phát xít.

Reinhard Gehlen, từng là người đứng đầu các chiến dịch tình báo của Đức Quốc xã, được quân đội Mỹ và sau đó là CIA thu nạp để triển khai 600 mật vụ từng làm việc cho Đức Quốc xã tại các khu vực ở Đức mà Xôviết kiểm soát.

Tiến sỹ Kurt Blome từng là Giám đốc phụ trách chương trình nghiên cứu ung thư của Hitler, nhưng thực tế ông là người chịu trách nhiệm về việc phát triển chiến tranh sinh học của Đức. Blome đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án quốc tế về tội phạm chiến tranh Nuremberg vì đã thử nghiệm trên cơ thể người sống.

  • Rostec - Tập đoàn quốc phòng số 1 Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghệ vũ trụ

Tuy nhiên, Blome sau đó được tha bổng do sự can thiệp của quân đội Mỹ. Mỹ muốn tận dụng những kiến thức của Blome về sinh học con người để tạo ra các chất độc thần kinh.

Arthur Rudolph tới Mỹ vào năm 1947 trong Chiến dịch Kẹp giấy. Năm 1961, ông cùng Werner von Braun làm việc tại NASA để thiết kế tên lửa Saturn V. Nhiều người cho rằng chính kiến thức uyên bác và kinh nghiệm của Rudolph đã góp phần làm nên sự thành công của dự án Apollo.

Năm 1984, Bộ Tư pháp Mỹ kết án Rudolph vì có liên quan đến việc khiến hàng ngàn tù nhân phải làm việc tới kiệt sức và chết trong quá trình phát triển tên lửa V-2 thời Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Để tránh bị truy tố, Rudolph đã chấp nhận từ bỏ quyền công dân Mỹ và rời khỏi quốc gia này.

Chiến dịch Kẹp giấy được xem là một hồ sơ tuyệt mật vào thời điểm đó bởi xét cho cùng, những loại vũ khí mà các nhà khoa học có tên trong bản danh sách kể trên đã khiến rất nhiều người trên khắp châu Âu thiệt mạng, nếu chưa muốn nói đến những thiệt hại trên chiến trường hay các cuộc thảm sát tại các trại tập trung.

Thậm chí trong suốt nhiều thập kỷ, các đặc vụ thuộc Văn phòng Bộ Tư pháp phụ trách điều tra đặc biệt, những người được giao nhiệm vụ truy đuổi các quan chức Đức Quốc xã hàng đầu đào tẩu sau chiến tranh, cũng không hề hay biết về kế hoạch này bởi cuộc tẩy trắng hoàn hảo của JIOA.

Mặc dù có nhiều người ủng hộ cho hoạt động mờ ám này và cho rằng cán cân quyền lực đã có thể dễ dàng nghiêng về phía Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh nếu Mỹ không đưa những nhà khoa học Đức Quốc xã này sang Mỹ, và thực tế là nhiều nhà khoa học trong Chiến dịch Kẹp giấy thực sự đã có công lớn trong việc thúc đẩy các chương trình khoa học như chương trình tàu vũ trụ Apollo, song cũng có nhiều người phản đối chiến dịch này vì vấn đề đạo đức khi những nhà khoa học này không phải chịu trách nhiệm vì những tội ác chiến tranh ghê tởm của họ.

Đây là những vũ khí "sát thủ" Hải quân Quốc gia X cần: Bầy sói săn trên biển rình mồi

Đây là những vũ khí
Đây là những vũ khí "sát thủ" Hải quân Quốc gia X cần: Bầy sói săn trên biển rình mồi
Nếu có đường bờ biển dài với vùng biển rộng lớn, Quốc gia X bất kỳ sẽ phải ưu tiên xây dựng lực lượng hải quân mạnh, đủ sức bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

Tác chiến không gian 3 chiều và hơn thế nữa

Gần đây, hầu hết các quốc gia có biển đều đẩy mạnh hiện đại hóa hải quân theo tiềm lực của mình.

Giả sử như một Quốc gia X bất kỳ nếu có đường bờ biển dài với vùng biển rộng lớn, họ sẽ phải ưu tiên xây dựng lực lượng hải quân mạnh, đủ sức răn đe, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

Để đảm bảo phòng thủ tốt trên biển trong môi trường tác chiến hiện đại trong không gian 3 chiều (trên mặt nước, dưới mặt nước và trên không), thậm chí 4 chiều (thêm không gian mạng) trên biển, nếu như Hải quân quốc gia X chỉ có tàu ngầm, tàu mặt nước, tên lửa bờ không thôi thì có lẽ vẫn chưa đủ.

Bởi lẽ vẫn còn có khoảng trống, đó là lực lượng phản ứng nhanh, có thể tung phóng những đòn trả đũa bất ngờ một khi bị tấn công.

Khoan chưa nói đến máy bay chiến đấu của không quân hải quân mà chỉ có những quốc gia lớn, giàu tiềm lực cả về kinh tế và quân sự như Mỹ, Nga,... mới đủ sức kham nổi, thì Quốc gia X với điều kiện hạn hẹp sẽ không thể nào mơ ước xa đến vậy.

Đây là những vũ khí sát thủ Hải quân Quốc gia X cần: Bầy sói săn trên biển rình mồi - Ảnh 1.

Xe bệ phóng của tổ hợp tên lửa bờ Bal-E do Nga chế tạo.

Để bổ sung cho tàu ngầm, tàu mặt nước, tên lửa bờ, có lẽ Quốc gia X nên sở hữu trong tay những loại trực thăng tấn công có khả năng mang tên lửa diệt hạm, nhằm tạo ra những đòn đánh bí mật bất ngờ.

Bởi lẽ, trực thăng tấn công mang tên lửa chống hạm có thể tạo ra những cú đánh bất ngờ và uy lực theo phương châm "đánh nhanh, rút gọn" nhờ khả năng bí mật xuất kích từ những sân bay dã chiến được ngụy trang tốt hoặc thậm chí là từ những vị trí không cần chuẩn bị trước, khiến đối phương rất khó phát hiện.

Tất nhiên, để thành công chúng phải được cung cấp, chỉ thị mục tiêu chính xác từ các khí tài trinh sát khác như radar bờ, máy bay trinh sát (gồm cả loại không người lái) để chọn thời cơ xuất kích, bay thấp trên đỉnh sóng, tiếp cận cự ly phóng đạn hiệu quả, khai hỏa rồi quay về ngay.

Chỉ cần vài ba chiếc trực thăng loại này bất ngờ xuất kích cùng lúc từ nhiều hướng khác nhau bắn đồng thời nhiều đạn tên lửa vào nhóm tàu mục tiêu, có thể khiến phòng không trên hạm của đối phương bị bất ngờ, không kịp trở tay hoặc đánh chặn không xuể, bị tổn thất lớn.

Trên thực tế chi phí ban đầu để mua và sau đó là duy trì hoạt động những trực thăng loại này không quá lớn.

Đây là những vũ khí sát thủ Hải quân Quốc gia X cần: Bầy sói săn trên biển rình mồi - Ảnh 2.

Tiêm kích đa năng Su-34 mang tên lửa diệt hạm Kh-35U.

Ka-52K là ứng viên sáng giá nhất?

Quốc gia X đứng trước khá nhiều sự lựa chọn khi trên Thế giới sẵn có nhiều loại máy bay trực thăng và tên lửa diệt hạm đồng bộ đi kèm đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, phải chăng dòng trực thăng tấn công Ka-52K cùng tên lửa diệt hạm Kh-35UE của Nga là ứng viên sáng giá nhất?

Thứ nhất, đây là cặp đôi hoàn hảo được Nga phát triển từ lâu, trước cả khi họ có dự định mua 2 tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral của Pháp. Trực thăng tấn công Ka-52K đã được phòng thiết kế Kamov hoàn thiện thiết kế, bay thử lần đầu tháng 3/2015.

Mặc dù thương vụ mua tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp không thành công, nhưng Nga vẫn mua sắm hàng loạt để trang bị cho Không quân Hải quân và xuất khẩu.

Khách hàng nước ngoài đầu tiên của Ka-52K là Ai Cập khi họ ký hợp đồng mua tới 46 trực thăng loại này và đến tháng 7/2018, ước tính đã có 12 chiếc được Nga bàn giao.

Ka-52K kế thừa toàn bộ những ưu điểm vượt trội của dòng trực thăng tấn công Ka-52 - loại vốn đã thể hiện được uy lực chiến đấu ở chiến trường khốc liệt Syria. Chúng được ứng dụng những tiêu chuẩn mới nhất của cả quốc tế lẫn của Nga về đặc tính kỹ thuật hoạt động của trực thăng quân sự.

Đây là những vũ khí sát thủ Hải quân Quốc gia X cần: Bầy sói săn trên biển rình mồi - Ảnh 3.

Trực thăng tấn công Ka-52K với tên lửa Kh-35UE.

Trong khi đó, Kh-35UE là vũ khí răn đe đầy uy lực nhờ những đặc điểm vượt trội, kế thừa những thế mạnh tuyệt hảo của dòng tên lửa diệt hạm Kh-35 như kích thước nhỏ, gọn, diện tích phản xạ radar cực thấp cộng với khả năng bay siêu thấp, bám đỉnh sóng khiến cho các hệ thống phòng thủ đối phương khó phát hiện và đánh chặn.

Tuy nhỏ bé, nhưng với tầm bắn tới 260km và khả năng xuyên thủng các lớp phòng thủ tên lửa, chúng cũng có thể loại khỏi vòng chiến đấu các các tàu chiến có lượng giãn nước tới 5.000 tấn với chỉ một phát bắn

Còn với tàu sân bay lớp Nimitz hay lớp Ford choán nước tới hơn 100.000 tấn mới nhất của Mỹ nếu như bị chiến thuật "mưa tên lửa" theo kiểu "sói bầy" bắn trúng nhiều đạn vào những vị trí hiểm yếu thì hàng không mẫu hạm có thể không chìm nhưng cũng trở nên vô dụng.

So với các loại tên lửa diệt hạm cận âm tương tự như Harpoon, Exocet, C-802 thì Kh-35U vượt trội hơn nhiều. Nó được đánh giá là hoạt động hiệu quả hơn hẳn so với tên lửa chống hạm Exocet mà Argentina sử dụng để chống lại hạm đội tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh trong cuộc chiến ở quần đảo Falkland.

Đây là những vũ khí sát thủ Hải quân Quốc gia X cần: Bầy sói săn trên biển rình mồi - Ảnh 4.

Trực thăng tấn công Ka-52K thử nghiệm trên tàu sân bay.

Kh-35U đã được các nhà thiết kế Nga tích hợp thành công không chỉ trên các loại máy bay tiêm kích đa năng như Su-30, Su-34, Su-35, mà còn trở thành vũ khí tiêu chuẩn của trực thăng tấn công Ka-52K, để tạo thành bộ đôi sát thủ cho bất cứ quốc gia nào sở hữu chúng.

Ngoài ra, Ka-52K cũng có thể mang được tên lửa Kh-38MLE có đầu tự dẫn laser bán chủ động với tầm bắn khoảng 40 - 50 km, để tiêu diệt hầu như tất cả các mục tiêu mặt đất (tăng thiết giáp, các công trình quân sự), các phương tiện mặt nước hoạt động ven biển.

Loại tên lửa này sẽ là vũ khí tiêu chuẩn của tiêm kích tàng hình Su-57 mà Nga sắp đưa vào trang bị hàng loạt.

Thứ hai, giá mua ban đầu rẻ, chi phí vận hành thấp, hoạt động tin cậy là những ưu điểm lớn của trực thăng tấn công Ka-52K, phù hợp với túi tiền của những quốc gia có tiềm lực kinh tế hạn chế.

Thứ ba, sẽ là rất thuận lợi nếu Quốc gia X đang sử dụng dòng trực thăng săn ngầm Ka-27 cũng do Kamov chế tạo. Điều đó sẽ giúp không chỉ về chi phí, mà còn rút ngắn thời gian đào tạo chuyển loại, huấn luyện làm chủ vũ khí mới đối với đội ngũ phi công, kỹ thuật viên mặt đất,...

Đồng thời, họ có thể tận dụng được các khí tài đảm bảo mặt đất đi kèm Ka-27 để chuyển sang phục vụ Ka-52K mà không phải bỏ thêm tiền mua mới, tiết kiệm được một lượng lớn ngoại tệ trong khi điều kiện kinh tế không quá dư dả.

Tóm lại, với bán kính tác chiến 460km của Ka-52K cộng với tầm bắn tối đa 260km của tên lửa Kh-35UE, bộ đôi sát thủ này có thể khiến các biên đội/nhóm tác chiến hải quân/nhóm tác chiến đổ bộ của đối phương phải dạt ra rất xa khỏi bờ biển nếu không muốn bị đánh chìm.

Chỉ cần vài chiếc trực thăng loại này xuất kích bí mật, bất ngờ cùng lúc có thể bẻ gãy hoặc gây thiệt hại nặng cho nhóm tác chiến đổ bộ của đối phương.

Vì thế, với quốc gia X bất kỳ, bộ đôi "sát thủ" trực thăng tấn công Ka-52K và tên lửa Kh-35UE tỏ ra hết sức đáng giá, có thể tạo ra những bất ngờ lớn, xoay chuyển tình thế trên biển.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ
Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ
Bộ phận lục quân của quân đội Mỹ sở hữu rất nhiều loại súng bộ binh và kho vũ khí này vẫn tiếp tục được cập nhật.
Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 1.

Súng ngắn M1911 đã được lục quân Mỹ sử dụng từ thời Thế chiến 1 và đang được đưa dần ra khỏi kho vũ khí của lực lượng này.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 2.

Súng ngắn M9 cỡ nòng 9mm là loại mà lục quân Mỹ dùng để thay thế khẩu M1911 từ giữa thập niên 1980.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 3.

Súng ngắn M11 là một loại vũ khí 9mm khác nữa dùng để thay cho khẩu M1911. Tuy nhiên quân đội Mỹ đang sử dụng khẩu M17 và M18 để thay thế tiếp M11.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 4.

Súng bắn đạn ghém M500 thường có ống chứa được 5 viên đạn. Lục quân Mỹ bắt đầu phát súng bắn đạn ghém cho binh sĩ trong Thế chiến 1 để "dọn dẹp" chiến hào và phát khẩu M500 từ thập niên 1980.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 5.

Súng bắn đạn ghém (shotgun) M590 rất giống khẩu M500, ngoại trừ khác biệt ở vài chi tiết nhỏ như cò, độ dài của nòng súng...

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 6.

Súng shotgun M26 có khả năng chuyển đổi nhanh chóng giữa các cỡ đạn mà xạ thủ không cần phải di chuyển mắt nhìn vào mục tiêu.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 7.

Súng trường tấn công M14 bắn đạn 7,62mm.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 8.

Súng carbine M4 bắn đạn 5,56mm. Đây là phiên bản ngắn của súng M16A2.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 9.

Súng trường M16A2 bắn cùng loại đạn và sơ tốc đạn đầu nòng tương tự khẩu M4.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 10.

Súng M16 có thiết bị phóng lựu M203 (với lựu đạn cỡ 40mm).

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 11.

Súng máy M249 trang bị cho tiểu đội.

Điểm danh các loại  súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 12.

Súng trung liên M240B bắn đạn 7,62mm.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 13.

Khẩu trung liên M240L nhẹ hơn nhiều so với khẩu M240B.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 14.

Khẩu trung liên M240H là phiên bản nâng cấp của súng M240D, có thể đặt lên chiến xa hoặc máy bay.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 15.

Hệ thống súng bắn tỉa bán tự động M110. Khẩu này bắn đạn cỡ 7,62x51mm, với tầm bắn hiệu quả hơn 792m.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 16.

Súng bắn tỉa M2010 cải tiến có tầm bắn hiệu quả lên tới gần 1.200m.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 17.

Súng bắn tỉa tầm xa M107 bắn đạn lớn 12,7x99mm với tầm bắn hiệu quả cao – lên tới 1981m.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 18.

Súng máy M2 có tầm bắn hiệu quả lên tới hơn 6.705,6m. Tuy nhiên khẩu này rất nặng, tới hơn 38kg.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 19.

Súng phóng lựu M320 có thể hoạt động độc lập hoặc gắn bên dưới một khẩu súng trường. Súng có độ chính xác cao và dễ cầm nắm.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 20.

Khẩu súng máy phóng lựu MK19, có thể gắn lên càng 3 chân. Tầm bắn hiệu quả của súng là hơn 2.133,6m.

Điểm danh các loại súng ngắn, súng trường và súng máy của lục quân Mỹ - Ảnh 21.

Súng không giật M3 Carl Gustaf 84mm có thể bắn đạn nổ vào nhiều loại mục tiêu kể cả xe thiết giáp.