Vào năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giao nhiệm vụ cho một đặc phái viên gặp gỡ Taliban để đàm phán hòa bình và đưa phần còn lại của quân đội Mỹ trở về nhà trước khi ông tái tranh cử vào năm 2020.
Hoa Kỳ có 14.000 binh sĩ phục vụ tại Afghanistan trong nhiệm vụ huấn luyện của NATO và một nhiệm vụ chống khủng bố riêng biệt. Ông Trump muốn rút một nửa số đó trong thời gian ngắn nhất.
Các nhà lãnh đạo cấp cao Taliban đang tham gia các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ đã lần đầu tiên trả lời phỏng vấn kể từ khi các cuộc thảo luận bắt đầu cho biết họ sắp ký một thỏa thuận mà họ tin rằng sẽ dẫn đến việc rút quân Mỹ và trở lại vị thế cũ – lãnh đạo Afghanistan.
Chế độ Taliban đã bị buộc phải từ bỏ quyền lực 18 năm trước bởi Chiến dịch "Tự do Bền vững" của Hoa Kỳ và Anh Quốc cùng với đồng minh Liên minh Phương Bắc Afghanistan.
Hôm 30/3, Taliban được cho là đang di chuyển tới gần thủ đô Kabul, Afghanistan sau khi đã kiểm soát gần như hoàn toàn đường giao thông tại tỉnh Baghlan
Người Mỹ phải rút quân, còn chính phủ Afghanistan tiếp tục bị gạt ra bên lề
Hai nhân vật cấp cao giấu tên đã trả lời phỏng vấn. Một tại văn phòng Taliban ở thành phố Quetta, Pakistan (Pakistan cho phép Taliban hoạt động ở đây từ năm 2001) và một người khác tại văn phòng Taliban tại Qatar.
Các nội dung trả lời phỏng vấn của Taliban đã được chuẩn bị kỹ càng. Những người được phỏng vấn hiểu được chi tiết về các cuộc thảo luận với đặc phái viên Hoa Kỳ, cũng như những điểm đã được đồng thuận của cả hai phía.
Taliban nói rằng yêu cầu cốt tử của họ là các lực lượng Hoa Kỳ phải rút khỏi Afghanistan đã được thống nhất. Nhân vật cao cấp nhất trong các quan chức Taliban được phỏng vấn cho biết rằng hiện vẫn chưa có khung thời gian cho việc rút quân do các quan điểm trái chiều ở cả hai phía.
Người Mỹ đề nghị tiến trình rút quân trong hai năm, còn Taliban thì yêu cầu việc này chỉ diễn ra trong vòng sáu tháng.
Lực lượng chính phủ Afghanistan truy quét Taliban
Điều quan trọng nhất là họ khẳng định quyết tâm của họ về vấn đề chính phủ của Tổng thống Ashraf Ghani sẽ tiếp tục bị gạt ra bên lề.
"Hỗ trợ tài chính và chính trị từ các quốc gia trong khu vực sẽ cho phép Taliban đóng vai trò chủ chốt trong việc quản lý đất nước.
Các lãnh đạo của chúng tôi sẽ không đàm phán với chính phủ Afghanistan (con rối của Hoa Kỳ) cho đến khi tất cả các điều khoản thỏa thuận với Washington được thực hiện.
Những cuộc nói chuyện này rất quan trọng, lần đầu tiên có thể nói rằng chúng tôi sắp ký một thỏa thuận hòa bình với Mỹ.
Cả hai bên đều có một điểm chung: từ phía chúng tôi là người Mỹ nên rời Afghanistan còn từ phía Mỹ là lãnh thổ Afghanistan không được sử dụng bởi bất kỳ nhóm khủng bố nào cho các cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ. Cả hai bên đã chấp nhận cả hai điểm này.".
Quan chức Taliban ở Qatar, người trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán, nói rằng chi tiết vẫn còn phải tiếp tục thảo luận:
"Người Mỹ có bao nhiêu thời gian để rút quân khỏi Afghanistan và khi nào nên ngừng bắn hay Taliban nên đảm nhận những vị trí nội các nào trong chính phủ hiện tại là các vấn đề vẫn đang tiếp tục được bàn thảo".
Video tuyên truyền của Taliban về các hoạt động quân sự tại tỉnh Helmand, Afghanistan
Afghanistan sau khi người Mỹ rút quân sẽ ra sao?
Taliban cai trị Afghanistan trong 5 năm trước cuộc tấn công của người Mỹ dựa trên một sự giải thích cực đoan về Hồi giáo và được đánh dấu bởi sự tàn ác và kém phát triển.
Các chuẩn mực của cuộc sống hiện đại đã biến mất, phụ nữ bị cưỡng ép không được đi học và cả làm việc. Âm nhạc, khiêu vũ và các hoạt động giải trí bị cấm.
Cách thực thi công lý một cách khắc nghiệt thường là các hình phạt thời trung cổ như chặt tay hay hành quyết công khai.
Liên Hiệp Quốc cho biết con số thương vong dân sự ở Afghanistan năm 2018 là cao nhất lịch sử lên tới 3.804 người trong đó có 927 trẻ em, phần lớn là do các cuộc không kích của các lực lượng chính phủ và các cuộc tấn công tự sát của Taliban.
Hàng chục ngàn dân thường Afghanistan và lực lượng an ninh đã bị giết kể từ năm 2001.Phái viên đặc biệt do chính phủ Hoa Kỳ chỉ định cho Tái thiết Afghanistan đã nói rằng khoảng một nửa lãnh thổ quốc gia này bị Taliban kiểm soát hoặc trong khu vực giao tranh.
Sau một loạt các cuộc đàm phán không chính thức vào năm 2015 và 2016, chính phủ Kabul và Taliban - đã đồng ý vào năm 2018 về lệnh ngừng bắn ba ngày theo ngày lễ Eid của người Hồi giáo vào tháng 6.
Donald Trump (lúc này là ứng cử viên Tổng thống) gặp cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq và Afghanistan Zalmay Khalilzad tại tại Washington, DC ngày 27/4/2016 .
Một quan chức phương Tây gần gũi với cả hai bên cho biết lệnh ngừng bắn lần đầu tiên kể từ năm 2001, đã được đề xuất trong một lá thư gửi Ghani bởi lãnh đạo của Taliban, Mullah Haibatullah Akhanzada. Động thái đó được xem là đã mở đường dẫn đến tiến trình hòa bình hiện tại.
Các cuộc đàm phán bắt đầu bằng chuyến thăm bí mật của Khalilzad, cựu đại sứ Mỹ tại Kabul và nhân vật có quan hệ chặt chẽ với Ghani, tại Qatar tháng 9/2018. Trước đó Washington đã từ chối không đàm phán trực tiếp với Taliban, ủng hộ tiến trình hòa bình phải do chính phủ Afghanistan dẫn đầu.
Taliban đang cố gắng cải thiện vị thế của họ trên bàn đàm phán bằng cách tiến hành các cuộc tấn công gây thương vong lớn nhưng điều đó không làm thay đổi căn bản tình hình.
Hôm 31/3, một nhóm Taliban đã đột kích 3 điểm kiểm soát tại Tỉnh Badghis gây thương vong cho 7 binh lính chính phủ và thu một số xe Humvee do Hoa Kỳ viện trợ
Việc người Mỹ thay đổi quan điểm đã công khai đã làm dấy lên mối lo ngại rằng Taliban có thể nhận được những nhượng bộ sẽ làm suy yếu tiến trình phát triển của Afghanistan trong nhiều lĩnh vực quan trọng, bao gồm luật pháp, tự do ngôn luận, nhân quyền và bình đẳng giới.
Điều quan trọng nhất là Taliban không công nhận hiến pháp Afghanistan hiện tại. Còn người Afghanistan thì tức giận, hàng triệu người đã bỏ phiếu cho chính phủ trong các cuộc bầu cử kể từ năm 2001 nhằm đạt được sự thay đổi và phát triển.
Nhưng thực tế, các cuộc đàm phán của người Mỹ đã trao cho Taliban một đòn bẩy truyền thông toàn cầu về tính chính danh của họ. Một hiệu ứng ngược ngay cả khi Taliban đưa ra những tuyên bố ảnh hưởng đến nữ quyền và các vấn đề về năng lượng.
Nhân vật cấp cao của Taliban ở Quetta cho biết thêm:
"Đặc phái viên Hoa Kỳ đã đồng ý xóa tên của những người đại diện đàm phán Taliban khỏi danh sách đen di chuyển và các hoạt động tài chính quốc tế. Người Mỹ cũng đã thả một số tù binh Taliban.
Mullah Abdul Ghani Baradar, người sáng lập Taliban, đã thay thế Sher Mohammad Abbas Stanikzai để đàm phán với thẩm quyền ra quyết định cuối cùng".
Khi được hỏi liệu Taliban có chiến đấu để giành quyền lực hay không, đại diện Taliban nói thêm:
"Đây là quyền của người dân Afghanistan khi họ lựa chọn người mà họ muốn. Một người tham gia bầu cử là một trong những lựa chọn. Chúng tôi muốn người dân đưa ra quyết định, nhưng nếu ai đó sử dụng vũ lực để nắm quyền, chúng tôi cũng sẽ làm như vậy.".
Đại diện Taliban ở Quetta thì cho biết ông tin tưởng Taliban sẽ trở lại nắm quyền với sự bảo đảm về tài chính của các quốc gia như Qatar, Arab Saudi, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và có thể là cả người Nga.
Taliban có thể sẽ kiểm soát các bộ quốc phòng và nội vụ của chính phủ liên hiệp, và kịch bản tồi tệ hơn nữa là Taliban cho biết họ đã đàm phán để nhận được các cam kết từ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc về việc không can thiệp nếu bạo lực nổ ra sau khi Mỹ rút quân.
Quay lại lịch sử năm 1989, Phong trào Taliban nắm quyền sau cuộc nội chiến tàn khốc xảy ra gần như ngay sau cuộc rút quân của Liên Xô sau một cuộc chiến kéo dài 10 năm.
Trẻ em Afghanistan trong một sự kiện tuyên truyền của Taliban
Một kịch bản lặp lại như vậy sẽ gây ra một cuộc nồi da nấu thịt mới trong bối cảnh chính trị hiện tại, khi các lãnh chúa và những kẻ buôn quan bán chức địa phương đã được hưởng lợi nhiều năm từ các khoản tài chính khổng lồ của viện trợ quốc tế và hoạt động tội phạm.
Afghanistan đã trở lại thành nơi sản xuất heroin chính trên toàn cầu, hàng tỷ USD đã quay trở lại Afghanistan để tái tài trợ cho cuộc chiến chống lại chính quyền Kabul của Taliban.
Hàng tỷ USD của cộng đồng quốc tế đã được sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, xã hội dân sự, truyền thông, hệ thống tư pháp và các vấn đề khác của một quốc gia hiện đại, nơi Taliban không kiểm soát.
Người Mỹ chỉ quan tâm tới mình trong đàm phán và rất ít trách nhiệm với người Afghanistan. Theo các quan chức Afghanistan thì Thông báo của Khalilzad sau cuộc họp tại Qatar dự thảo khung với Taliban là ngoài khả năng của ông ta.
Một quan chức an ninh Afghanistan khẳng định:
"Taliban không phải là một phong trào chính trị, mà là một phong trào thực thi bạo lực. Taliban không có gì khác ngoài bạo lực và không thể chính trị hóa. Nếu người Mỹ nghĩ rằng Taliban sẽ từ bỏ bạo lực thì họ đã nhầm.
Điều quan trọng là chúng tôi sẽ không bị lừa bởi những thỏa thuận hòa bình mà người Mỹ đã đưa ra. Ở Afghanistan không ai tin ai cả, không ngoại trừ người Mỹ.".
Phóng sự ngắn về những "thành công" trên chiến trường năm 2018 của Taliban
No comments:
Post a Comment