Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) vẫn đang tiếp tục các chiến dịch ném bom ở Syria. Trong khuôn khổ các chiến dịch này, máy bay IDF tấn công những gì mà lãnh đạo Israel mô tả là cơ sở hạ tầng và phương tiện vận chuyển vũ khí của Iran cho Hezbollah và các nhóm vũ trang thân Iran.
Tuy nhiên, các vị trí và thiết bị quân sự của Quân đội Ả Rập Syria lại thường là mục tiêu của các cuộc tấn công của Israel mà họ tuyên bố là chỉ nhằm mục đích chống lại mối đe dọa của Iran.
Chỉ một số trường hợp hiếm hoi Israel công khai thừa nhận họ tấn công vào các mục tiêu của Chính phủ Syria, thường là khi tuyên bố rằng Không quân Syria đang chuẩn bị khai hỏa vào tên lửa và máy bay của Israel đang xâm phạm không phận Syria.
Công thức tấn công bất hợp pháp của Israel, và thái độ công khai hai mặt của lãnh đạo Israel cùng với việc Syria và Iran không muốn thừa nhận bất kỳ thiệt hại và thương vong đã khiến việc đánh giá hiệu quả thực sự của chiến dịch quân sự của IDF là bất khả thi.
F-35I và F-16I của Israel trong một nhiệm vụ huấn luyện
Ngoài ra IDF đã cung cấp rất ít thông tin chi tiết và trung thực ngay cả đối với các cuộc tấn công được tuyên bố chính thức, đã khiến tất cả các thống kê đều căn cứ vào những đồn đoán trên mạng xã hội.
Một phía, truyền thông Syria và Iran chứng minh một công thức kinh điển về các cuộc tấn công của Israel là vô ích và không gây thương vong.
Phía khác, truyền thông Mỹ và Israel, và đôi khi là cả truyền thông chính thức từ Tel Aviv, hết lần này đến lần khác tuyên bố phá hủy gần như toàn bộ cơ sở hạ tầng của Iran và thậm chí cả hệ thống phòng không Syria.
Sau đó các cuộc tấn công lại tiếp tục bởi một cáo buộc vũ khí trang bị Iran khác của Israel. Mặc dù vậy, danh sách máy bay và vũ khí được IDF sử dụng nhằm vào các mục tiêu ở Syria lại không phải là một bí mật.
Máy bay F-16 Sufa
Xương sống của lực lượng tấn công Israel là F-16I Sufa, một biến thể sửa đổi của tiêm kích đa nhiệm F-16D Block 50 và 52.
F-16I, có hai phi công và rất khác với F-16 ban đầu của Hoa Kỳ bởi hệ thống điện tử và vũ khí đã có sửa đổi.
F-16I được trang bị hai thùng nhiên liệu phụ có thể tháo rời để bổ sung 450 galon nhiên liệu ở hai bên thân máy bay.
Chúng làm tăng phạm vi thực thi phi vụ và độ bền của máy bay. Việc lắp các thùng xăng phụ có thể thay thế một phần cho hai thùng xăng chính bên trong cánh, và tải trọng dư thừa của cánh lúc này thường được sử dụng để mở rộng thêm các loại vũ khí không đối đất.
Một chiếc F-16I Sufa
F16I được trang bị khoang lái điện tử và bổ sung thêm các hệ thống điện tử hàng không, hệ thống chống tên lửa tầm nhiệt bằng pháo sáng và vị trí tiếp nhiên liệu trên không.
Trong số các thiết bị khác được nâng cấp, F-16I có màn hình hiển thị Elbit Dash IV và hệ thống mũ bay tăng tầm nhìn, máy tính tính toán thông số nhiệm vụ và thuyết trình và hệ thống hiển thị bản đồ kỹ thuật số.
Hệ thống dẫn đường tên lửa bao gồm hệ thống dẫn đường hỗn hợp quán tính laser, hệ thống định vị toàn cầu (RLGINS / GPS) và hệ thống tính toán địa hình kỹ thuật số.
F-16I có radar đa chế độ Northrop Grumman AN / APG-68 (V) 9, có tốc độ xử lý gấp 5 lần và gấp 10 lần dung lượng bộ nhớ của radar APG-68 trên F-16.
Có 102 chiếc F-16I Sufra phục vụ cho Không quân Israel cho đến tháng 2/2018, khi quân đội Syria bắn hạ một chiếc bằng tên lửa phòng không. Đó là lần đầu tiên Israel thiệt hại một máy bay phản lực do bị đối phương bắn hạ kể từ năm 1982.
Nhiều đồn đoán cho rằng F-35I đã tham chiến, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào cho thấy F-35I của Không quân Israel (IAF) đã được sử dụng trong các cuộc tấn công tại Syria từ trước đến nay.
Tuyên bố của các quan chức Israel hay đồn đoán trên mạng xã hội hay báo chí cho rằng một số F-35I đã được sử dụng ở đâu đó không thể được coi là một bằng chứng đáng tin cậy.
Bom liệng chính xác GBU-39
Vũ khí tấn công hàng đầu được IAF sử dụng là Bom liệng có đường kính nhỏ GBU-39 (SDB). Dấu tích của những quả bom này thường được tìm thấy trên các địa điểm của các cuộc tấn công của Israel.
Cụ thể, GBU-39 SDB đã được sử dụng vào ngày 28/3 khi IAF tấn công các mục tiêu được cho là của Iran tại thành phố Aleppo.
GBU-39 SDB là loại bom liệng chính xác có điều khiển được phát triển để hỗ trợ cho các máy bay tấn công mặt đất cỡ trung bình khả năng mang theo số lượng bom chính xác cao hơn.
Bom liệng GBU-39 với cánh ở cả hai vị trí trước và sau khi khai hỏa
GBU-39 lần đầu tiên được Boeing giới thiệu vào năm 2006, có tầm tấn công xa hơn 110km so với vị trí thả bom do các cánh được xếp lại của nó.
Bom có trọng lượng 250lb (113,6 kg) sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và GPS để tấn công các mục tiêu tĩnh với độ chính xác cao, mặc dù nó chỉ có 22,7 kg chất nổ.
Một lợi thế khác của GBU-39 là khả năng tàng hình của nó. Bom có chiều dài 1,8 m và đường kính 0,19 m, nhưng tiết diện phản xạ radar chỉ 0,015 m2.
Điều này gây khó khăn lớn cho các hệ thống phòng không của đối phương trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công sử dụng số lượng lớn bom GBU-39.
Vào tháng 9/2008, Israel nhận được sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ để mua 1.000 quả GBU-39. Israel là quốc gia đầu tiên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ sử dụng loại vũ khí này.
Máy bay không người lái tấn công IAI Harop
Trong trường hợp xảy ra các cuộc tấn công lớn vào các hệ thống phòng không Syria và mục tiêu của Iran, như các cuộc tấn công vào tháng 2 và tháng 5/2018 và tháng 1/2019, IDF sử dụng số lượng vũ khí lớn hơn.
Ví dụ như khi vấp phải các hệ thống phòng không Pantsir do Nga cung cấp cho quân đội Syria, các cuộc không kích được hỗ trợ bởi việc sử dụng rất nhiều chiếc IAI Harop phóng từ mặt đất.
IAI Harop là một máy bay tấn công "tự sát" không người lái. Nó có thể hoạt động hoàn toàn tự động, sử dụng hệ thống dẫn đường chống radar hoặc có điều khiển. Nếu xác định mục tiêu không cần thiết phải tiêu diệt, máy bay không người lái sẽ quay trở lại và hạ cánh ở căn cứ.
Máy bay không người lái tấn công IAI Harop
Nhờ có tiết diện phản xạ radar nhỏ, IAI Harop có thể tấn công vào các hệ thống phòng không của đối phương trong một đợt tấn công đầu tiên và có thể tránh né các loại tên lửa SAM và các hệ thống phát hiện mục tiêu bằng radar.
Trong không chiến, nó được thiết kế để tấn công vào máy bay đối phương lớn hơn hoặc đánh chặn các tên lửa có quỹ đạo cố định.
IAI Harop có thời gian bay trên không là 6 giờ và tầm bay 1000 km. IAI Harop có trọng lượng 135 kg, chiều dài 2,5m và sải cánh dài 3 m. Không giống như các máy bay không người lái khác mang theo các tên lửa, chính Harop là một loại tên lửa với lượng nổ 23kg trên thân.
Israel và Nga được gì và mất gì khi IAF tiếp tục tấn công Syria?
Nhận được sự hỗ trợ kinh tế và quân sự rộng rãi từ Mỹ và các đồng minh Phương Tây, quân đội Israel có quyền tự do hoạt động tương đối và dư thừa các phương tiện tấn công để có thể lôi kéo Syria và đồng minh Iran vào loại tấn công này như cách mà họ hiện đang được sử dụng.
Lợi thế kỹ thuật quân sự so với Syria cho phép Tel Aviv sử dụng chính sách tấn công của mình gần như không phải chịu hậu quả. Tuy nhiên, những sự cố như chiếc F-16I bị bắn rơi tháng 2/2018 chứng minh rằng lợi thế này không phải là thứ gì đó hoàn toàn không thể vượt qua.
Trong vài năm qua, Damascus đã đạt được một tiến bộ rõ rệt trong việc huấn luyện và tăng cường lực lượng phòng không, trước hết là nhờ sự hỗ trợ của Nga.
Hiệu quả tương đối thấp của các cuộc tấn công của Israel vào Syria, đặc biệt là so với các thông tin được cung cấp bởi các nguồn thân Israel, là một minh chứng cho điều này.
Tuy nhiên Syria không có đủ phương tiện và nguồn lực để đẩy lùi một chiến dịch trên không quy mô lớn của Israel nếu Tel Aviv đưa ra quyết định hủy diệt hoàn toàn lực lượng phòng không Syria.
Vấn đề là chi phí quân sự và ngoại giao của thành công quân sự này sẽ khiến Israel sẽ phải trả cái giá có vẻ quá lớn.
Do đó, hiện trạng sẽ không thay đổi trong tương lai gần và nếu IDF sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc không kích vừa và nhỏ vào các mục tiêu bị cáo buộc của Iran, họ sẽ phải đối mặt với các phản ứng hạn chế của Phòng không Syria.
Điều này đặt Nga, vốn là đồng minh chủ chốt của Syria trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, trong một tình huống phức tạp.
Cho đến nay, Moscow đã hạn chế phản ứng trước các hành động của Israel bằng ngoại giao, và răn đe bằng cách quảng bá rộng rãi việc họ triển khai hệ thống S-300 và hiện đại hóa mạng lưới phòng không Syria.
Phản ứng giới hạn này đã được xác định trước bởi vai trò của Nga như một lực lượng trung lập, sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để giảm leo thang xung đột.
Thái độ này có những điểm chí tử. Hiện nay, hầu hết người Syria coi người Nga là anh hùng và là đồng minh đã giúp đảo ngược tiến trình của cuộc chiến tranh.
Tuy nhiên, việc Nga không hành động để đáp trả các cuộc tấn công của Israel, đặc biệt là trong bối cảnh các hành động quân sự cường độ thấp trên các tuyến đầu đang làm suy yếu hình ảnh này.
Nếu tình hình phát triển theo hướng này trong 2-3 năm nữa, Nga có thể mất đi sự ủng hộ từ phía Syria. Nếu việc này xảy ra, và đặc biệt là trong trường hợp không thu được thành công trong các vấn đề khác, Moscow có thể nhận ra vị thế của mình đang ở đâu khi nhìn xuống chân.
Kênh South Front tập hợp các cuộc không kích của Israel vào lãnh thổ Syria
No comments:
Post a Comment