Nhắc tới MiG-21, hầu như ai cũng nghĩ rằng đó là một chiếc chiến đấu cơ lỗi thời, quá lạc hậu, nhưng với những chiếc MiG của Ấn Độ thì không phải vậy.
Sáng ngày hôm qua (27/2), một sự kiện ch ấn độ ng đã xảy ra trên biên giới "hai người anh em cơm không lành canh không ngọt" Pakistan - Ấn Độ, đó là một cuộc không chiến.
Sau nhiều thông tin nhiễu loạn, kết quả cuộc chiến chớp nhoáng, một chiếc tiêm kích MiG-21 của Không quân Ấn Độ đã đã bị bắn hạ trong khi tiến hành đánh chặn biên đội 3 F-16 của Pakistan.
Giữa những tranh cãi và tiềm ẩn nguy cơ xung đột giữa "hai anh em", giới chuyên gia quân sự đặt nhiều dấu hỏi tại sao Ấn Độ không sử dụng Su-30MKI hay MiG-29 vốn tiên tiến "gấp vạn lần" gấp MiG-21.
Đó là chưa kể, nhiều năm qua, các máy bay tiêm kích MiG-21 liên tục gặp tai nạn ở Ấn Độ. Thậm chí, người ta còn đặt biệt danh "quan tài bay" với dòng tiêm kích huyền thoại này.
Dẫu vậy, nếu nói rằng MiG-21 là máy bay lạc hậu hơn so với Su-30 hay MiG-29 không sai, nhưng nếu nói nó cổ lỗ thì không đúng. Ít nhất là với các máy bay tiêm kích MiG-21 trong Không quân Ấn Độ.
Không, đó là tiêm kích tối tân!
Thật vậy, "én bạc" của Không quân Ấn Độ không còn là những chiếc tiêm kích cổ lỗ sĩ được sản xuất từ những năm 1970 hay 1980 mà chúng đã được nâng cấp theo công nghệ máy bay thế hệ 4.
Theo các nguồn tài liệu Không quân Ấn Độ được giải mật, ngay từ những năm 1990, nước này đã quyết định nâng cấp 125 chiếc MiG-21bis lên chuẩn MiG-21 "Bison".
Chương trình nâng cấp các máy bay MiG-21 do phía Nga hỗ trợ thực hiện đưa dòng máy bay cổ lỗ này tiệm cận sức mạnh của tiêm kích thế hệ 4.
MiG-21 Bison mang tên lửa R-73 và R-27.
Cụ thể, 125 chiếc MiG-21bis "cổ lỗ" thay mới radar Phazotron Kopyo - được phát triển dựa trên công nghệ dòng radar Zhuk với tầm trinh sát bán cầu trước đến 57km, ở bán cầu sau là 25-30km, theo dõi mục tiêu RCS 3m2 cách 45km.
Đặc biệt, Kopyo cung cấp cho MiG-21 khả năng theo dõi được 10 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho tối đa 2 tên lửa tiêu diệt 2 mục tiêu cùng lúc.
Với loại radar tương đối hiện đại này cùng với một số cải tiến khác, các máy bay MiG-21 Bison có thể triển khai tên lửa không đối không dẫn đường radar R-27 và R-77.
Các loại tên lửa này tới ngày nay vẫn là "vũ khí chủ lực" trên máy bay tiêm kích thế hệ 4,5 hay 5 của Nga. Rõ ràng, chúng thừa sức hạ bất cứ máy bay nào của Pakistan.
Bên cạnh đó, MiG-21 Bison cũng có thể mang tên lửa không đối không tầm nhiệt R-73E kết hợp với hệ thống mũ bay tích hợp HMS cho phép phi công "có cái ngoái nhìn chết người".
Chương trình nâng cấp đem lại cho Không quân Ấn Độ máy bay MiG-21 hiện đại nhất thế giới và hiệu quả của nó được chứng minh trong một số cuộc diễn tập mô phong.
Ví dụ như, trong cuộc tập trận "Cờ đỏ", Không quân Ấn Độ sử dụng MiG-21 Bison đã "đấu ngang ngửa" tiêm kích F-15C Eagle của Mỹ. Hiện đại là như vậy, nhưng tại sao MiG-21 Bison lại thảm bại vào ngày hôm qua?
Hiện đại mà vẫn tan xác, vì sao?
Cho tới giờ phút này, hai bên xung đột vẫn "chưa thống nhất" được "thủ phạm bắn rơi MiG-21 Bison". Trong khi Ấn Độ thì cho rằng đó là F-16 thì người phát ngôn Quân đội Pakistan khẳng định là JF-17 "thần sấm".
JF-17 là tiêm kích đa năng siêu âm do Tổng công ty Thành Đô (Trung Quốc) và Tổ hợp hàng không Pakistan (PAC) hợp tác sản xuất và đưa vào sử dụng năm 2007. Không quân Pakistan (PAF) hiện có trong tay khoảng 100 chiếc.
Nếu so sánh tính năng thì rõ rằng JF-17 Thunder có lợi thế hơn hẳn so với MiG-21 về radar. Nó được trang bị mẫu KLJ-7 do Trung Quốc sản xuất, có tầm trinh sát đến 105km, theo dõi 10 mục tiêu và cùng lúc dẫn đường cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu ngoài tầm nhìn (BVR).
So sánh tính năng MiG-21 Bison vẫn thua JF-17.
Pakistan đã mua tên lửa không đối không có tầm phóng 70-100km SD-10A cũng do Trung Quốc sản xuất. Loại này được cho là tương đương với R-77 của Nga với việc cũng sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động.
Tính năng là vậy, nhưng trên bầu trời chuyện gì cũng có thể xảy ra, lịch sử đã chứng minh không phải hiện đại hơn là sẽ thắng thế mà phụ thuộc vào chiến thuật cũng như phi công.
Mà cuộc chiến tranh Việt Nam là một ví dụ điển hình, KQND Việt Nam với những chiếc MiG-21 thua xa F-4 Phantom II của Mỹ mà vẫn giành chiến thắng trong cuộc chiến "1-2 chọi 10-20".
Trở lại với trận không chiến ngày hôm qua, lỗi bị bắn hạ có thể thuộc về phi công và một phần có lẽ cùng vì máy bay. Về yếu tố kỹ thuật của chiếc MiG có thể tạm bỏ qua.
Hoặc cũng không loại trừ khả năng, Pakistan đã dự trù kế hoạch lớn, họ có thể dự đoán được việc sau khi tiến hành không kích mục tiêu trong không phận Ấn Độ chắc chắn IAF sẽ tổ chức đánh chặn.
Từ đó, Pakistan sẽ bố trí lực lượng phục kích và một chiếc MiG-21 Bison đơn độc với tính năng thua thiệt thì cái kết quả sẽ rất đau lòng!
Nói chung, tất cả chỉ là dự đoán, bây giờ chỉ phi công chiếc MiG-21 Bison mới cho chúng ta biết chắc chắn điều gì đã xảy ra trên bầu trời lúc đó, tại sao lại bị bắn rơi.
Dẫu vậy, rõ ràng đây là một "cú tát trời giáng" vào nỗ lực hiện đại hóa của Không quân Ấn Độ suốt hàng chục năm gần đây. Trong khi Pakistan đã đưa ra bằng chứng bắn rơi MiG-21 thì Ấn Độ hiện vẫn chưa có ảnh hay video chứng minh họ hạ một chiếc F-16.
Mời độc giả xem video Ấn Độ giới thiệu tiêm kích MiG-21 Bison