Dân Syria chạy loạn
Chiến tranh - đó không chỉ là những chiến thắng lẫy lừng và những chiến công hiển hách. Chiến tranh - đó là máu, bạo lực, nước mắt, sự đau khổ của những người vô tội. Người dân Syria biết rõ hơn ai hết về điều này, đặc biệt những người đã mất tất cả vì chiến tranh.
Theo thông tin của nhiều tổ chức, số lượng người tị nạn Syria dao động từ 10 đến 15 triệu. Trước chiến tranh, toàn bộ dân số của quốc gia này là 22,5 triệu người.
Khoảng 1/3 tổng số người tị nạn đã rời khỏi quốc gia Ả Rập này, số còn lại thuộc diện di cư nội bộ. Lỗi tất cả là do các hành động quân sự - người dân bỏ nhà ra đi, nhưng không thể quay trở về đó vì nhà đã không còn nữa.
Nói chung, có cả những nguyên do khác mà không cho phép người tị nạn quay trở về quê hương. Lấy ví dụ, có nhiều trường hợp khi những người Ả Rập đến từ các tỉnh phía bắc, không chịu thừa nhận chính quyền của người Kurd, đã bỏ sang những vùng khác.
Trước đây những người này có nhiều lựa chọn hơn – họ có thể sang phe đối lập hoặc Assad, hoặc thậm chí IS. Nhưng hiện giờ cả IS lẫn phe đối lập tại Syria gần như không còn, cho nên nếu có muốn bỏ chạy đi đâu đó khỏi người Kurd thì chỉ có thể tới những vùng thuộc quyền kiểm soát của Damacus.
Quân cảnh Nga và người dân Syria.
Thường thì như vậy, nhưng không phải tất cả đều cho rằng việc chuyển về dưới quyền kiểm soát của chính phủ là quyết định chấp nhận được. Hiện nay các chiến sự đang diễn ra mạnh mẽ ở phía tây nam Syria. Tất cả bắt đầu ở Dar'a, sau đó tiếp tục tại Quneitra.
Đương nhiên, cuộc tấn công của một đội quân nhằm vào vị trí của một đội quân khác ít nhiều cũng động chạm tới thường dân. Không muốn bị rơi vào tình trạng trên đe dưới búa, người dân bỏ chạy khỏi những nơi cư trú của mình. Và ở đây đặt ra một câu hỏi – họ chạy đi đâu?
Những ngày đầu tiên của chiến dịch do chính phủ triển khai ở phía tây nam Syria, rất đông người tị nạn đã tập trung gần biên giới với Jordani. Mọi người muốn nhập cảnh vào lãnh thổ một người hàng xóm khá mến khách mà trước đây từng tiếp nhận hàng trăm nghìn người Palestin, Iraq và hàng chục nghìn người Syria mà không cần lý do.
Nhưng lần này thì không. Amman (thủ đô của Jordany) đóng cửa biên giới, cử các lực lượng tới đó và tuyên bố rằng sẽ không tiếp nhận bất cứ ai trong điều kiện biên giới bất ổn. Người ta nói rằng có từ 50 đến 100 nghìn người tập trung gần biên giới và với hi vọng sẽ có thay đổi nào đó trong vài ngày tới. Nhưng Amman không quan tâm.
Có thể, những đám đông sẽ tiếp tục bám trụ ở biên giới Jordany nếu như trong những ngày tới quân đội Syria không tiến sát tới nơi tạm trú của những người tị nạn.
Điều đó sẽ khiến họ phải di chuyển về phía Isarel, nơi mà các vị trí chủ chốt vẫn nằm trong quyền kiểm soát của phiến quân chống chính phủ. Khi người tị nạn tiến về phía Golan, số lượng đã tăng lên tới trên 200 nghìn người.
Quốc gia Do Thái chưa bao giờ không thông cảm với người dân Syria, nhưng trong bối cảnh chiến sự thì hoàn toàn từ chối tiếp nhận dù chỉ một người.
Nói chung, không ai bỏ đi đâu hết. Có nghĩa là họ phải ở lại. Tất nhiên, không ai muốn chui vào làn bom rơi đạn lạc, bởi vậy phần lớn những người tị nạn này đã di chuyển về phía các vùng thuộc quyền kiểm soát của quân chính phủ.
Những người tị nạn Syria gần biên giới Jordani. Ảnh: Global Look Press.
Vì những "ác quỷ" người Nga?
Và đây là câu hỏi đặt ra – Tại sao những người này ban đầu làm tất cả để bỏ chạy khỏi Syria mà đang do ông Assad kiểm soát?
Họ chỉ ở lại đây sau khi việc bỏ chạy không thể thực hiện được. Nhưng khi ở đây đầy rẫy quân khủng bố và phe đối lập thì không ai bỏ chạy đi đâu cả. Không lẽ cuộc sống dưới sự kiểm soát của Assad lại tồi tệ hơn dưới tay khủng bố?
Chuyên gia người Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ender Imrek cho rằng, thứ nhất là do các chiến sự đang diễn biến ác liệt, thứ hai là hoạt động tuyên truyền chống Nga.
"Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều khu vực quay trở lại dưới quyền kiểm soát của chính phủ, còn trong trường hợp xảy ra tại các tỉnh phía bắc thì tự người dân muốn lật đổ Các đội dân quân tự vệ và gọi TT Assad tới giúp đỡ.
Và họ đã đạt được điều gì đó theo hướng này. Tại khu vực tây nam Syria, tình hình phức tạp hơn do một vài yếu tố. Ở đây từ năm 2011 không có một quan chức chính phủ nào.
Bởi vậy đối với người dân, TT Assad bi coi là từng đàn áp các cuộc biểu tình vào năm 2011, từng thủ tiêu người khác chỉ vì bất đồng quan điểm hay tra tấn những người vô tội. Phe đối lập và khủng bố IS tích cực sử dụng hình ảnh này trong hoạt động tuyên truyền của mình.
Tuy nhiên, sự gần gũi về mặt địa lý với Damacus và những sự kiện tại Ghouta giúp cho người dân Dar'a và Quneitra biết được ít nhiều những thông tin khách quan.
Đương nhiên, TT Assad là người độc tài, ông ta có nhiều tội lỗi, nhưng người dân tiếp tục sống dưới quyền của ông ta, và những khu vực nơi chiến tranh đã chấm dứt từ lâu bắt đầu có những sự phát triển từng bước.
Bởi vậy, mọi người không chắc đã bỏ chạy khỏi chính Assad. Nhiều khả năng, họ khó có thể tiếp nhận được sự hiện diện của binh lính Nga tại đất nước của họ. Phe đối lập biết rằng những thanh niên Syria không biết gì về Nga, bởi vậy có thể phát tán nhiều thông tin sai lệch.
Các quân nhân Nga có thể bị hình tượng hoá như những con quái vật, sát hại tất cả chỉ để thoả mãn. Nhiều đoạn video được phát tán trong đó có nhóm người nào đó đang tra tấn những người dân Syria hoặc cư dân các quốc gia Hồi giáo khác và cười một cách khả ố.
Người dân tin vào điều đó và sợ rằng "các ác quỷ người Nga" cũng sẽ làm thể với con em hoặc cha mẹ mình. Bởi vậy mới nói người dân không bỏ chạy khỏi TT Assad, mà khỏi các binh lính Nga với nhận thức cho rằng khó có thể sống sót nếu gặp họ".
Nhà phương Đông học người Nga, Karine Gevorgyan cũng có đồng quan điểm. Và cho rằng câu chuyện liên quan tới hàng trăm nghìn người tị nạn di chuyển dọc biên giới tây nam có thể là hoạt động tuyên truyền của phe đối lập hoặc các phương tiện truyền thông thân phương Tây.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cho rằng Damacus hiện nay khó có khả năng giải quyết được vấn đề người tị nạn, bởi vì đối với Assad hiện giờ sẽ có lợi hơn nếu hàng triệu người Syria cư trú ở nước ngoài.
Trong tương lại dự kiến sẽ đưa họ hồi hương, nhưng vào thời điểm hiện nay sự trở về của số đông người dân Syria sẽ là một thảm hoạ tiếp theo đối với quốc gia bị phá huỷ nặng nề bởi chiến tranh.
No comments:
Post a Comment