Siêu ngư lôi hạt nhân Poseidon không phải trò đùa
Ngoài cộng đồng tình báo phương Tây thì công chúng mới chỉ biết tới tàu lặn không người lái hay ngư lôi hạt nhân Poseidon - được mệnh danh là vũ khí "Ngày Tận Thế" khi nó "vô tình" được tiết lộ trên một bản tin truyền hình nhà nước Nga vào tháng 11/2015.
Chiều dài 65 feet (20 m), chiều rộng 6,5 feet (1,9 m), chạy bằng động cơ hạt nhân, Poseidon có thể di chuyển hàng nghìn dặm dưới lòng biển với vận tốc lên tới 70 hải lý/giờ. Đầu đạn nhiệt hạch của nó được thiết kế để phá hủy các cơ sở hạ tầng ven bờ như cảng biển, thành phố duyên hải và các trung tâm kinh tế.
Vụ nổ của đầu đạt nhiệt hạch Poseidon có thể gây ra các đợt sóng thần khủng khiếp, cuốn theo một lượng nước phóng xạ khổng lồ, phá hủy các cơ sở ở sâu bên trong đất liền và đủ sức biến cả khu vực rộng lớn thành những vùng đất chết nhiều thế hệ về sau.
Sức hủy diệt của đầu đạn trang bị cho Poseidon dao động từ khoảng 2 - 100 megaton. Hãy tưởng tượng, nếu một vụ tấn công nhằm vào thành phố New York xảy ra, nó sẽ lập tức cướp đi sinh mạng của 2,5 triệu người, làm bị thương khoảng 5 triệu người khác và phóng xạ có thể lan tỏa sang cả tới Quebec, Canada.
"Ban đầu, khi mới được tiết lộ, người ta còn ngờ vực về sự tồn tại của Poseidon nhưng giờ đây thực tế đã được thừa nhận: Nga đã thử nghiệm loại vũ khí mới này và đang chế tạo các tàu ngầm mang phóng nó", chuyên gia về tác chiến ngầm H.I. Sutton chia sẻ trên trang Popular Mechanics.
Poseidon di chuyển nhanh và có thể lặn sâu tới 1.000 m, sâu hơn bất cứ loại tàu ngầm thông thường nào nên ngăn chặn nó hoàn toàn không phải là việc làm dễ dàng.
"Tôi nhận thấy nhiều người hay đơn giản hóa vấn đề", chuyên gia Sutton bình luận. "Họ cho rằng NATO có thể ngăn chặn chỉ đơn giản bằng cách thả một đầu đạn hạt nhân xuống ngay trước mặt di chuyển của nó. Nhưng tác chiến dưới nước đâu có đơn giản như thế. Mọi thứ rất khó khăn. Phát triển và đưa vào hoạt động mỗi khả năng đánh chặn mới đều rất tốn kém".
Vũ khí "Ngày Tận Thế" - Ngư lôi hạt nhân Poseidon
Đánh chặn Poseidon bằng cách nào?
Chuyên gia Sutton đã đề xuất một số giải pháp đối phó để ngăn chặn "sức tàn phá hủy diệt" mà Poseidon có thể gây ra trong lộ trình tấn công.
Đầu tiên là triển khai một mạng lưới các ống nghe dưới nước, cả cố định và thả từ trên không, giống như hệ thống theo dõi thủy âm (SOSUS) thời chiến tranh Lạnh để lắng nghe các tín hiệu di chuyển của Poseidon.
Tại các trạm theo dõi âm thanh này cũng sẽ phải bố trí một trận địa ngư lôi, cài trước dưới lòng biển và sẵn sàng nhận lệnh đánh chặn Poseidon. Do Poseidon là loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm nên cần phải chuẩn bị sẵn nhiều giải pháp, đảm bảo việc đánh chặn chắc chắn thành công.
Chuyên gia Sutton cho rằng, các vũ khí siêu thanh phóng từ tàu ngầm lớp Virginia cũng có thể là một lựa chọn để đối phó với Poseidon. Di chuyển ở vận tốc trên Mach 5, nên một vũ khí siêu thanh có thể kịp thời ra đòn khi phát hiện thấy Poseidon.
Mô phỏng mạng lưới hệ thống thu âm và ngư lôi dàn trận để đánh chặn Poseidon
Trước thách thức về tốc độ của Poseidon, Mỹ và các nước phương Tây khác cũng nên tính tới việc phát triển một thế hệ ngư lôi mới. Các ngư lôi hạng nặng trong tương lai có thể mang theo tải trọng lớn, gồm nhiều ngư lôi cỡ nhỏ hơn.
Bản thân Poseidon cũng có kích thước nhỏ hơn một tàu ngầm thông thường nên không cần tới quá nhiều lượng nổ để phá hủy khung thân, vô hiệu nó nhưng nếu có nhiều "thợ săn" thì kết quả chắc chắn sẽ tốt hơn.
Sarov - tàu ngầm Hải quân Nga thử nghiệm để mang Poseidon
Đánh chặn Poseidon còn là việc truy đuổi các phương tiện mang phóng nó. Khi đưa vào biên chế năm 2027 loại ngư lôi khổng lồ này sẽ được mang theo bởi ít nhất 2 tàu ngầm lớp Sarov và Belgorod.
Chuyên gia Sutton cũng cảnh báo về một tình huống phức tạp hơn, đó là khả năng Poseidon có thể được phóng đi từ dưới các tảng băng, khiến việc vô hiệu hóa phương tiện mang phóng khó khăn hơn.
Trong trường hợp này, các tàu ngầm tấn công nhanh hạt nhân lớp Seawolf của Hải quân Mỹ được thiết kế chuyên hoạt động dưới băng, sẽ đặc biệt phù hợp cho nhiệm vụ phá hủy các tàu ngầm Nga trước khi chúng có thể phóng ngư lôi.
Theo chuyên gia Sutton, ngư lôi Poseidon có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ hiện nay nên việc sử dụng một biện pháp đơn lẻ để đối phó với nó là chưa đủ mà phải là sự kết hợp giữa nhiều giải pháp khác nhau.
Cận cảnh tàu ngầm hạt nhân không người lái Poseidon
No comments:
Post a Comment