Israel tập kích bất ngờ
Tháng 6/2018 đánh dấu 51 năm diễn ra cuộc Chiến tranh Sáu Ngày (5-10/6/1967) khi Ai Cập, Syria, Jordan và Iraq - những cường quốc quân sự ở Trung Đông thời điểm đó bị đánh bại bởi nước láng giềng nhỏ bé Israel trong một cuộc xung đột chỉ kéo dài chưa tới 1 tuần lễ.
Mặc dù thua kém cả về số lượng và chất lượng vũ khí nhưng Israel lại là bên giành chiến thắng bởi trình độ chiến thuật và khả năng tổ chức tốt hơn và nhất là lại sở hữu một đội quân chuyên nghiệp được đào tạo bài bản.
Israel đã phát động một cuộc tấn công phủ đầu bằng chiến dịch không kích chớp nhoáng chống lại các lực lượng không quân hùng hậu của các quốc gia Ả Rập, phá hủy hàng trăm máy bay ngay khi chúng vẫn còn nằm yên trên đường băng.
Trong vụ đột kích thứ nhất, Ai Cập mất 200 máy bay, và khi đó phần lớn vẫn ở yên trên phi trường. Vụ đột kích thứ hai diễn ra ngay sau đó đã phá hủy thêm 100 máy bay nữa.
Ai Cập bị bất ngờ hoàn toàn, không kịp triển khai các hệ thống radar, biện pháp bảo vệ căn cứ hay thực hiện bất cứ hoạt động chuẩn bị nào cho các đợt tấn công tiếp theo. Kết quả là, họ đã chuốc lấy thảm bại. Các quốc gia Ả Rập khác cũng đón nhận những tổn thất tương tự.
Binh lính Israel tham gia cuộc chiến tranh 6 ngày
Liên minh Ả Rập bại trận
Mặc dù các tiêm kích MiG-21 của Ai Cập chiếm ưu thế hơn bất cứ loại máy bay nào mà Israel có trong kho khi đó, nhưng vì không được bảo vệ, lại nằm dưới mặt đất nên chúng chẳng khác gì những "miếng mồi ngon béo bở".
Trong khi đó, trình độ ưu việt hơn của các phi công Israel tỏ ra là một sự bù đắp đáng giá nên dù những máy bay chiến đấu của Ai Cập tiên tiến hơn nhưng khi không thể rời khỏi mặt đất chúng chẳng thể nào chống đỡ nỗi đòn đánh từ đối thủ của mình.
Quân đội các nước Ả Rập chiếm ưu thế về số lượng với hơn 500.000 lính bộ binh và sĩ quan (so với 264.000 của Israel), trên 2.000 xe tăng (so với 800 xe tăng của Israel) và khoảng xấp xỉ 1.000 máy bay chiến đấu hiện đại (so với 300 của Không quân Israel), họ vẫn thất bại nhanh chóng.
Cuộc chiến năm 1967 có tác động ra toàn thế giới, khiến các nước phải chú ý nhiều hơn tới tầm quan trọng của việc giành ưu thế trên không, nhu cầu trang bị các hệ thống bảo vệ và yêu cầu phải có các vũ khí chống tiếp cận, chẳng hạn như tên lửa đất đối không - những thứ mà các quốc gia Ả Rập phải mua của Liên Xô phục vụ cho các cuộc chiến của họ với Israel sau này.
Phải mất một thập kỷ sau đó, Ai Cập mới không phục lại được lực lượng không quân. Trong những cuộc chiến về sau với Israel, họ đã phải tránh đối đầu trực diện với Israel trên không.
Mirage III của KQ Israel, xét trên nhiều góc độ, đều thua MiG-21 Ai Cập nhưng chính kỹ năng của các phi công Israel lại là sự bù đắp đáng giá
Một tác động rất to lớn khác là khi đó Ai Cập đã vận hành các công nghệ tiên tiến của Liên Xô nên khi những phương tiện chiến đấu của nước này bị Israel thu giữ, chúng nhanh chóng được chuyển sang cho Mỹ và Tây Đức phân tích, nghiên cứu các bí mật công nghệ.
Mặc dù trên lý thuyết, sự chênh lệch về con số không ủng hộ Israel nhưng quốc gia nhỏ bé này lại có những lợi thế cực kỳ quan trọng khiến việc họ giành chiến thắng trước các đối thủ Ả Rập gần như là điều đương nhiên.
Quân số ít, máy bay chất lượng kém hơn nhưng Israel được bù đắp lại bởi trình độ sẵn sàng chiến đấu, tinh thần binh lính và quá trình huấn luyện tác chiến kỷ luật, nghiêm ngặt hơn.
Đó là chưa kể tới khả năng tận dụng tốt đa các chuyến xuất kích trong thời gian ngắn mà các nước Ả Rập không thể thực hiện được.
Ưu thế về quân số, số lượng và chất lượng các trang thiết bị sẵn có đã không thể bù đắp cho những giá trị thiết yếu như vậy.
Kết quả chiến đấu của Israel sau này đã nhận được sự hậu thuẫn to lớn của Mỹ. Sau cuộc Chiến Sáu Ngày, Washington bắt đầu tiếp tế cho Israel các phương tiện hiện đại hơn như máy bay tiêm kích thế hệ 4 F-4 Phantom. Điều này cho phép Israel có thể đối đầu áp đảo với các nước Ả Rập trong các cuộc chiến tranh về sau.
Cuộc chiến tranh 6 ngày đã diễn ra như thế nào?
No comments:
Post a Comment