Có thể dư luận không cảm nhận được, nhưng giới quân sự thế giới đang theo dõi sát sao một cuộc "chiến tranh phi tiếp xúc" đã đang xảy ra giữa Mỹ-NATO với Nga trên chiến trường Syria và Trung Đông.
Chiến tranh phi tiếp xúc thực chất là tên gọi của hoạt động tác chiến điện tử (EW) mà nó là yếu tố sống còn có vai trò quyết định sự thành bại của cuộc chiến tranh hiện đại sử dụng vũ khí công nghệ cao (VKCNC) hiện nay.
EW được hiểu như một cuộc chiến tranh không tuyên bố, EW có thể tấn công nhiều đối phương trong cùng một thời điểm, hoặc nhiều đối tượng cùng tấn công một đối phương trong nhiều tầng không gian chiến tranh, gây tổn thất nặng nề cho đối phương trước khi cuộc xung đột xảy ra cụ thể.
EW diễn ra với mức độ cao, tinh vi, cường độ lớn, loại hình tác chiến điện tử đa dạng.
EW diễn ra trong cả thời bình và thời chiến nhằm vào các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế và cuối cùng là giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh phi hạt nhân nếu tiến hành.
EW trong phạm vi quân sự thực chất là làm chủ, khống chế làn sóng điện từ, gây nhiễu loạn toàn bộ hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc, quan sát của địch, qua đó làm cho VKCNC của đối phương trở thành "mù, điếc và ngu dốt", bảo vệ được ta.
Tác chiến điện tử với 3 nhiệm vụ chủ yếu gồm: Trinh sát điện tử, bảo vệ hệ thống điện tử và chế áp hệ thống điện tử.
Không quân Nga triển khai ở Syria.
Trong bài viết này, chúng ta quan tâm đến nhiệm vụ chế áp điện tử của Nga-Mỹ trong cuộc chiến của đôi bên đã xảy ra
Chế áp điện tử: Là toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm 2 hình thức tiến hành là chế áp cứng và chế áp mềm.
Chế áp cứng là phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các năng lượng khác. Rất may cho thế giới là Nga với Mỹ-NATO chưa xảy ra hình thức tác chiến này vì nó đi liền ngay và luôn với chiến tranh nóng…
Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện điện tử của đối phương với các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả…
Có thể nói, tác chiến điện tử trong chiến tranh hiện đại là bài toán khó đối với những nước có nền khoa học kỹ thuật còn yếu bởi những loại khí tài dùng phản công điện tử thì có giá thành rất cao và công nghệ được đưa vào hàng chiến lược, tuyệt mật… của mỗi quốc gia.
Đương nhiên, các quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Nga và EU càng có nhiều khả năng, điều kiện thì việc thực hiện nhiệm vụ chế áp điện tử khi đối đầu nhau càng diễn ra khốc liệt.
Mỹ-NATO nghi ngờ nhưng không dám mạo hiểm
Tại Syria, cả Mỹ và Nga đều thực hiện "chiến tranh giá rẻ" để tránh sa lầy, theo đó Nga cũng như Mỹ sử dụng công thức Hỏa lực (không quân, hải quân, tên lửa hành trình) + lực lượng mặt đất (người bản xứ) trong đó lực lượng không quân là yếu tố quyết định sự thành bại.
Điều đáng lưu ý là trước khi Nga xuất hiện thì chính quyền Assad bị phiến quân dồn ép đến ven biển Địa Trung Hải chỉ còn chưa đến 30% lãnh thổ. Trong tình thế đó, Nga xuất hiện với tuyên bố ngạo mạn khi đưa ra một vùng cấm bay từ phía Tây Euphrates đến Địa Trung Hải.
Mỹ-NATO không biết người Nga đã đưa cái gì, bao nhiêu, và từ lúc nào đến Khmeimim để ngạo mạn tuyên bố như vậy. Và, đau hơn là Mỹ-NATO buộc phải ngồi nhìn sự ngạo mạn của Nga bởi bị EW của Nga trấn áp mà sân bay Incirlik không thể cất cánh vì bị "chiếu xạ hoàn toàn".
Và thực tế từ đó cho đến nay không quân Mỹ hiếm khi tác chiến tại khu vực mà chỉ dành cho VKS Nga.
Lực lượng cơ giới Quân đội Syria triển khai tiến công ở Đông Ghouta.
Rõ ràng là Mỹ không phải là dạng vừa, nhưng tại đây, Syria, với thứ vũ khí siêu việt, Nga đã biến lực lượng Mỹ "dường như thành "con mèo mù".
Đương nhiên rồi, khi không quân Nga vần vũ trên trời, dưới đất lực lượng Assad thì các lực lượng pro của Mỹ, Phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Vịnh cứ bại hết trận này đến trận khác dẫn đến sụp đổ hoàn toàn… là không có gì lạ.
Tuy nhiên, nói rằng Mỹ-Phương Tây (Anh, Pháp) ngồi nhìn là chưa chính xác, họ đã phản công mãnh liệt bằng phương án tác chiến khác: Sử dụng tên lửa hành trình từ hải quân và không quân tầm xa tấn công đáp trả.
Đây được coi là phướng án khả thi nhất vì không xâm nhập vào vùng cấm bay, và Tomahawk Mỹ có nhiều vô kể, luôn là sứ giả của thần chết và luôn đem lại chiến thắng huy hoàng cho họ trong các cuộc chiến trước đây.
Mỹ-Phương Tây đã sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk 2 lần (với nguyên cớ là Syria sử dụng VKHH mà để dành cho các nhà ngoại giao, giới quan sự không quan tâm điều này):
Lần thứ nhất, vào ngày 7/4/2017 tại biển Địa Trung Hải, 2 tàu chiến Mỹ phóng 59 Tomahawk vào Syria. Chỉ có 23 quả đến đất liền phát nổ, 36 quả còn lại mất tích mà cho đến nay không một giải thích nào từ Nga và Mỹ rằng thì là vì sao…
Lần thứ 2, để cứu nguy cho Đông Ghouta thất thủ, vào ngày 14/4/2018, Mỹ Anh và Pháp đã rút kinh nghiệm cho lần trước, họ đã hợp đồng tác chiến, phóng vào Syria 105 quả tên lửa các loại, chủ yếu là Tomahawk loại "mới lạ thông minh".
Rốt cuộc, Đông Guta vẫn thất thủ, trong khi đó chỉ 22 quả trúng đích số còn lại thì bị bắn hạ và mất tích và bị "tóm sống" 2 quả…
Đã có những cuộc chiến về truyền thông đôi bên, nhưng Syria không bị suy suyển gì trong 2 lần "ăn Tomahawk" đó và chiến trường Syria đã gửi "giấy báo tử mang tên Tomahawk" về cho các nhà sản xuất thì chúng ta hiểu phần nào.
Rõ ràng là đã có một trận chiến trong cuộc EW xảy ra trong 2 lần này giữa Nga (tất nhiên) với Mỹ-Anh-Pháp. Kết quả là Nga thắng.
Mỹ-Anh-Pháp thách thức Nga lần thứ 3?
Có thể coi chiến dịch giải phóng Idlib của Nga – Syria là chiến dịch lớn nhất cuối cùng của cuộc chiến tranh kéo dài hơn 7 năm trên chiến trường Syria. Và cũng như mọi lần, Mỹ-Anh-Pháp đang đưa ra nguyên cớ Syria sử dụng VKHH để chuẩn bị cho đòn tấn công vào Syria.
Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk tấn công Syria.
Mỹ điều khu trục hạm USS The Sullivans được trang bị tới 56 quả tên lửa hành trình Tomahawk đến Vịnh Ba Tư. Cách đây vài ngày, một máy bay ném bom B-1В mang 24 tên lửa hành trình AGM-158 JASSM trên mặt đất được triển khai tại căn cứ không quân ở Qatar.
Và tất nhiên, dưới lòng biển Địa Trung Hải sẽ có ít nhất 1 chiếc tàu ngầm hạt nhân có thể mang tới trên 100 quả tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ sẵn sàng tham chiến…
Hình ảnh được cho là hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 Nga triển khai tại Syria.
Nga cũng đang đưa lực lượng sang Syria, nhưng xét về số lượng thì Nga không bằng Mỹ-Anh-Pháp trong khu vực, tuy nhiên, điều quyết định sự thành bại trong cuộc đối đầu này là hệ thống tác chiến điện tử hay cuộc "chiến phi tiếp xúc" của đôi bên ai sẽ thắng.
Với hàng trăm quả tên lửa các loại từ nhiều hướng trên nhiều phương tiện tấn công vào lãnh thổ Syria liệu Nga sẽ bung hết lực lượng của mình, sẵn sàng sử dụng S-400 hay không? Nga sẽ đáp trả như thế nào, bằng cách gì?...
Có vẻ như trận này chỉ xảy ra như là một bên tấn công (phóng tên lửa) và một bên phòng thủ (bắn hạ), nếu buộc Nga sử dụng S-400 cho Mỹ-NATO coi thử thì họ phải phóng tên lửa vào vị trí người Nga, mà điều này, S-400 cùng các thứ khác không chỉ bắn hạ tên lửa mà bắn hạ cả nơi xuất phát nó…
Mỹ-Anh-Pháp có dám thử S-400 không? Tôi chắc chắn Mỹ-Anh-Pháp sẽ không, bởi Phương Tây có câu ngạn ngữ "đừng dại đem búa thử kính xem kính có dễ vỡ hay không, bởi khi kính đã vỡ thì không lành lại được bao giờ", nhưng sẽ có một cuộc chiến EW đã đang khốc liệt xảy ra…
Hy vọng là không có cuộc thách đấu lần thứ 3 này.
*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
No comments:
Post a Comment