Có thể nói, tại chiến trường Syria, Nga và quân đội Syria đã tiến hành nhiều chiến dịch trên các khu vực như Aleppo, Palmyra, Deir Ezzor, Đông Ghouta, Daraa… Nhưng chỉ những chiến dịch được liệt kê dưới đây mang ý nghĩa quan trọng…
Để làm rõ điều này, chúng ta cần hiểu rằng tình hình Syria trước ngày 30/9/2015 là chính quyền Assad chỉ có thời gian tồn tại tính bằng ngày. Có 3 lực lượng chính hò hét, tấn công buộc "Assad must go" (Assad phải ra đi):
1. Cái gọi là "lực lượng đối lập" do Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh tài trợ, huấn luyện và sử dụng. Lực lượng này lấy Aleppo làm trung tâm đầu não về kinh tế, chính trị, quân sự.
2. Cái gọi là "lực lượng đối lập" do Mỹ và phương Tây (Anh, Pháp và Đức) nuôi dưỡng, sử dụng. Trung tâm chính trị quân sự của lực lượng này nằm tại Đông Ghouta (thuộc Anh, Pháp) và Daraa (thuộc Mỹ-Israel).
3. Lực lượng thánh chiến IS nhăm nhe tấn công lật đổ chính quyền Assad.
Người Nga xác định lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Vịnh hậu thuẫn có mức độ nguy hiểm "cấp tính"…, đe dọa đến chính quyền Assad và đặc biệt là đến an toàn của căn cứ không quân, hải quân Nga nhiều hơn cả IS và lực lượng thân Mỹ-Phương Tây.
Đó là lý do vì sao "màn ra mắt" của Nga ngày 30/9/2015, dù trên danh nghĩa chống khủng bố, nhưng không nhằm vào IS mà nhằm vào lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi, Qatar hậu thuẫn, khiến cho Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ "la oai oái", tố rằng Nga can thiệp không phải vì chống IS… như đã tuyên bố.
Từ nhận thức trên, chúng ta quan sát và hiểu rõ các phương án, mục tiêu chiến lược mà Nga-Syria đã triển khai trong suốt quá trình chiến tranh trên chiến trường Syria là hợp lý, logic… như thế nào?
Nga "múa gậy vườn hoang"?
Đầu tiên là chiến dịch Aleppo. Chiến dịch này được coi là một "Stalingrad-Syria", nghĩa là chiến thắng trận này đã "thay đổi cục diện chiến trường".
Khi Aleppo được giải phóng thì có nghĩa là toàn bộ hệ thống cơ sở quân sự và chính trị của các nhóm nổi dậy được Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Vịnh nuôi dưỡng, hỗ trợ bị sụp đổ hoàn toàn.
Quân đội Syria tuyên bố giải phóng hoàn toàn Đông Ghouta. Ảnh: Global Look Press.
Trong chiến dịch Đông Ghouta, chiến thắng của Nga – Syria đã khởi đầu cho sự kết thúc của các lực lượng đối lập Syria và đánh dấu sự chuyển đổi cân bằng chính trị ở cấp độ quốc tế.
Trận này, đau nhất là người Anh và việc người Anh, Pháp cay cú, phản ứng như nào để khiến Mỹ giội 105 quả Tomahawk vào Syria đã nói lên điều đó. Anh, Pháp trắng tay trong cuộc chơi lật đổ Assad.
Tiếp theo là chiến dịch Tây Nam Syria, điểm quyết chiến của chiến dịch là tỉnh lỵ Daraa với tuyến biên giới Jordan và cao nguyên Golan.
Nếu như lực lượng "đối lập" tại Đông Ghouta (do phương Tây đặc biệt là Anh và Pháp, nuôi dưỡng, huấn luyện để biến Đông Ghouta thành "thủ đô của thủ đô", không chế, kiểm soát, gây áp lực cho bất cứ chế độ nào tại Damascus) bị xóa sổ thì chiến dịch Tây Nam Syria là sự kết thúc của các lực lượng đối lập do Mỹ-Phương Tây hậu thuẫn để lật đổ Assad.
Bắt đầu từ đây, Phương Tây và Mỹ không còn "con bài đối lập" nào nữa trên bàn đàm phán giải pháp chính trị. Mỹ có vẻ như đã "rửa tay gác kiếm" với cái gọi là "lực lượng đối lập" và Israel phải chấp nhận sự xuất hiện của quân Nga tại biên giới vùng Golan…
Quân đội Syria tác chiến tại tỉnh Idlib. Ảnh: Sputnik
Cuối cùng là chiến dịch giải phóng Idlib. Nếu như trong chiến dịch Aleppo, chiến thắng chưa trọn vẹn, chỉ là bước đầu thì nó phải cần một chiến dịch cuối cùng, kết thúc, đó là chiến dịch giải phóng Idlib.
Giải phóng Idlib thì thắng lợi của chiến dịch Aleppo mới triệt để, vững chắc. Đó là lý do vì sao hiện nay Nga-Syria đang tập trung mọi nguồn lực, bao gồm ngoại giao, quân sự... để chuẩn bị cho trận cuối cùng này và không ai nghi ngờ về chiến thắng của họ.
Đến đây, một câu hỏi được mở ra là: Từ năm 2011, lực lượng Mỹ-phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ cùng các quốc gia vùng Vịnh đã "đứng chân" vững chắc ở Syria. Chính quyền Syria cho đến ngày 30/9/2015 chỉ có gần 30% lãnh thổ thực tế nhưng khi Nga xuất hiện thì thắng hết trận này đến trận khác…?
Nói rằng Mỹ không có lợi ích gì ở Syria là không đúng, vì nếu không thì Mỹ chẳng chi nhiều tiền (theo lời Tổng thống Trump thì Mỹ đã chi cho các cuộc chiến ở khu vực Trung Đông 7.000 tỷ USD) và chẳng đến mức phải hy sinh đồng minh NATO là Thổ Nhĩ Kỳ khi dính dáng đến Syria.
Vậy thì tại sao Mỹ - một siêu cường quân sự hàng đầu thế giới và chỉ coi Nga là loại "cường quốc khu vực hạng hai" (Obama) - lại ngồi nhìn, để Nga như "múa gậy vườn hoang", diệt hết nhóm đối lập này đến nhóm đối lập khác như "ngồi trên trực thăng đi săn thú ở châu Phi"?
Không đời nào Mỹ ngồi nhìn Nga tung hoành tại Syria. Mỹ phản ứng nhưng có thể nói… buộc phải bất lực…
Tại Syria, Mỹ như "con mèo mù"?
Tướng 4 sao của Mỹ Raymond Thomas – Tư lệnh thứ 11 của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Đặc biệt Hoa Kỳ (USSOCOM) xác nhận:
"Hôm nay, Syria là điểm nóng nguy hiểm nhất trên Trái Đất, nơi người Nga đã thiết lập một địa điểm thử nghiệm dành cho sự phát triển quân sự mới nhất của họ và hàng ngày đưa các thí nghiệm khác nhau đó nhằm vào quân nhân Mỹ.
Và, thật đáng tiếc, chúng tôi không phải lúc nào cũng có thể nhanh chóng chống lại những cuộc tấn công này…".
Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 của Nga. Ảnh: Sputnik
Vào đầu năm 2018, Brian Sullivan - nhà báo nổi tiếng của CNBC đã phỏng vấn một chỉ huy quân đội Mỹ về những tác động ảnh hưởng mà quân đội Mỹ trải qua ở Syria khi đối đầu với hệ thống tác chiến điện tử (EW) của Nga như thế nào…
"Quân đội của chúng tôi đã chiến đấu ở nhiều điểm trước đó như ở Iraq, Afghanistan, Kuwait, và bây giờ chúng tôi đang ở Syria . Tôi có thể nói với sự tự tin rằng tại Syria quân đội Mỹ gặp khó khăn nhất.
Chúng tôi đang phải đối mặt với tình thế như vậy trong khi tiến hành làm nhiệm vụ chiến đấu ở phía Đông Bắc Syria trong giai đoạn từ tháng 9/2017 đến 5/2018.
Hàng ngày, một điều gì đó kỳ lạ đã xảy ra. Tại một số điểm, thiết bị quân sự của chúng tôi đã bị trung hòa, và hệ thống điều khiển điện tử ngừng hoạt động.
Đường truyền thông của chúng tôi đã bị đàn áp, mọi cố gắng thiết lập liên lạc với trụ sở thông qua các kênh kín đều vô ích!
Dường như phương tiện giao tiếp đã bị chết đuối bởi sự can nhiễu. Không thể tưởng tượng nổi khi các hệ thống EW mới nhất của Nga tại thời điểm đó dường như đã biến chúng tôi thành con mèo mù.
Đó là một cảm giác khủng khiếp, như thể ai đó đang theo dõi bạn từ đâu đó ở trên, và bạn chính xác đang ở dưới mui xe, hoàn toàn bất lực để thay đổi bất cứ điều gì…Sự khủng khiếp này còn hơn cả khi bom đạn của kẻ thù giội xuống…
Rõ ràng vào ngày đó, người Nga đã tiến hành một số thí nghiệm về chúng tôi. Và rõ ràng, họ đã làm điều ấy ở một khoảng cách khá tốt . Tuy cuối cùng chúng tôi có thể thích nghi với các cuộc tấn công của người Nga, đẩy lùi thành công nhưng công nghệ mới nhất của Nga về EW vẫn là bí ẩn…"
Liệu chúng ta có tin những điều này không? Nhưng nếu việc Nga chính thức lập một vùng cấm bay bắt đầu từ phía Tây của sông Euphrates đến Địa Trung Hải và trên đó chỉ có không quân Nga hoạt động là sự thật…thì nếu có tin, lòng tin đó rất có cơ sở.
Rõ ràng, nếu không có một hệ thống tác chiến điện tử vượt trội hoặc chiếm ưu thế thì không thể lập được vùng cấm bay. Đặc biệt, nếu vùng cấm bay đó thách thức cả quân đội Mỹ, gây nên sự chết chóc, hủy diệt cho lực lượng do Mỹ hậu thuẫn mà Mỹ chỉ ngồi nhìn… thì hệ thống EW của Nga không phải là tin đồn.
*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Các hệ thống tác chiến điện tử tối tân của Quân đội Nga
No comments:
Post a Comment