Song song với những cáo buộc Washington âm mưu tiến hành một vụ tấn công hóa học giả mạo ở tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria rồi sau đó đổ lỗi cho Chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad đứng sau vụ việc, Quân đội Nga đã triển khai một lực lượng hải quân hùng hậu tới Địa Trung Hải như thể sẵn sàng tham chiến với Mỹ.
Theo thông tin cập nhật mới nhất thì Hải quân Nga đã triển khai trên biển Địa Trung Hải ít nhất 13 tàu chiến, gồm cả 2 tàu ngầm và sẽ còn điều động thêm nhiều tàu nữa đến đây trong những ngày tới.
Truyền thông Nga nhận định đây là đợt hiện diện hải quân lớn nhất của Moscow ở Địa Trung Hải kể từ khi Quân đội nước này tham gia cuộc chiến chống các phần tử khủng bố thuộc tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria năm 2015.
Diễn biến rất đáng chú ý trên cũng đã được NATO thừa nhận khi ngày 28/8 người phát ngôn của khối quân sự này nói rằng "Hải quân Nga đã phái tới Địa Trung Hải một lực lượng hải quân rất đáng kể, gồm cả các tàu chiến trang bị tên lửa hành trình hiện đại".
Kể từ khi lên nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hai lần phát động chiến dịch tấn công Syria với cáo buộc chính phủ Damascus sử dụng vũ khí hóa học giết hạt thường dân. Vụ đầu tiên diễn ra vào ngày 7/4/2017 và vụ gần nhất là ngày 14/4/2018.
Tàu chiến Nga phóng tên lửa trong một cuộc diễn tập chuẩn bị cho lễ kỷ niệm Ngày Hải quân Nga tại Sevastopol, Crimea, năm 2015. Ảnh: AP
Mặc dù với phi đội hải quân trên biển Địa Trung Hải hùng hậu như vậy nhưng nhà phân tích quân sự, chuyên gia Omar Lamrani của hãng tư vấn địa chính trị Stratfor vẫn cho rằng Moscow sẽ không thể ngăn cản được bất cứ vụ tấn công nào của Mỹ nhằm vào Syria.
"Trên thực tế, Nga không thể làm được bất cứ việc gì để ngăn chặn đòn tấn công đó", chuyên gia Lamrani bình luận.
"Nếu Mỹ điều lực lượng tới và phóng tên lửa hành trình tấn công, như họ đã từng làm trước đây, Nga có thể chống trả, và dù Moscow ở vị thế phòng thủ tốt, họ cũng không thể bắn hạ được tất cả tên lửa Mỹ. Khi đó, họ bị xem như đã tấn công Mỹ - hành động có thể sẽ bị các tàu chiến Mỹ khai hỏa đáp trả".
Ông Lamrani cho rằng, trong tất cả các cuộc tấn công Syria trước đây, Mỹ luôn cố gắng hết mức để tránh gây thương vong cho các lực lượng Nga và không để cuộc xung đột Syria leo thang thành cuộc chiến giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới.
"Điều đó không phải bởi Mỹ không thể xóa sổ đội tàu chiến của Nga nếu như họ muốn làm như vậy", chuyên gia Lamrani nhấn mạnh. "Mà bởi Mỹ không muốn mạo hiểm gây ra chiến tranh thế giới lần thứ III với Nga chỉ vì Syria".
"Nói một cách thẳng thắn, Mỹ giữ vị trí thống lĩnh tuyệt đối ở Địa Trung Hải và các tàu chiến Nga chẳng gây ra bất cứ trở ngại nào".
"Nếu chiến hạm Nga tấn công, Mỹ sẽ sử dụng sức mạnh không quân áp đảo của mình trong khu vực đáp trả. Khi đó, mỗi tàu chiến Nga trên mặt biển sẽ biến thành một đống sắt vụ chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn".
Tuy nhiên, theo chuyên gia Omar Lamrani, nhiều khả năng Mỹ sẽ tránh tấn công trực tiếp vào các mục tiêu quan trọng nhất của Syria bởi các lực lượng quân sự Nga ở đây sẽ coi đó như là hành động leo thang.
Về phần mình, Nga cũng sẽ xem vụ tấn công có giới hạn của Mỹ nhằm vào Syria như một thất bại, giống như đã từng chứng kiến trước đây.
QĐ Nga phóng tên lửa Kalibr và Yakhont tấn công lực lượng khủng bố ở Syria
No comments:
Post a Comment