Từ một siêu cường rớt xuống bên bờ vực thẳm
Từng có lúc Liên Xô là một siêu cường trên thế giới với sức mạnh của lĩnh vực công nghiệp quốc phòng chỉ thua kém nước Mỹ vả các vũ khí do Liên Xô chế tạo được rất nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng.
Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, ngành công nghiệp quốc phòng của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Ukraine và Belorusia bắt đầu suy giảm một cách mạnh mẽ.
Di sản của Liên Xô để lại trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng phần lớn bị sử dụng một cách vô ích, và cuối cùng, ngành công nghiệp quốc phòng của các nước cộng hoà Liên Xô cũ hoàn toàn không thể vực dậy.
Cùng với đó, chỉ có lĩnh vực công nghiệp quốc phòng tại Nga vẫn phát triển khá tốt: Ít ra, trong lĩnh vực này tạm thời không có sự sụt giảm nào đáng kể.
Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy sự đóng góp của chính Ấn Độ trong vấn đề này bởi các bản hợp đồng quân sự của họ đã "cứu rỗi" ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Từ đâu mà có quan điểm như vậy?
Các máy bay, tàu ngầm, tàu chính và những khí tài quân sự khác được ngành công nghiệp quân sự Liên Xô sản xuất không thua kém nhiều so với vũ khí của Mỹ, thậm chí ở đâu đó còn độc đáo và mang tính tự lực trong sản xuất hơn.
Ảnh: RIA Novosti/Vitaly Timkiv
Trong khi đó, đã hình thành được lĩnh vực công nghiệp quốc phòng phát triển đa chiều và hệ thống nhân sự bao gồm hàng trăm nghìn chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển và công nghệ sản xuất.
Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, lĩnh vực công nghiệp quân sự bị chia năm xẻ bảy giữa Nga, Ukraine và Belorusia.
Vì thiếu đủ nguồn lực và thiếu khách hàng nên Ukraine bắt đầu bán tất cả những gì có giá: Trang thiết bị, tàu sân bay, tàu ngầm,… Chính chiếc tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được bán trong những điều kiện đó.
Tàu sân bay "Liêu Ninh" tại Trung Quốc. Ảnh: AP Photo/Vincent Yu.
Bên cạnh đó, do thiếu tiền nên Ukraine bị chảy máu chất xám, bởi vậy hạ tầng công nghiệp quân sự của quốc gia này được thừa hưởng từ Liên Xô, sẽ hoàn toàn bị huỷ hoại đến năm 2020.
Tình hình tương tự cũng đang diễn ra tại Belarus với ngành công nghiệp quốc phòng gần như suy yếu hoàn toàn.
Và chỉ có Nga mới không chỉ cung cấp được đáng kể số lượng các chuyên gia kỹ thuật cần thiết, mà còn giữ được quy mô và khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc phòng đang có chiều hướng phát triển mạnh mẽ.
Ai giúp vực dậy nền CNQP Nga?
Trong một thời gian khá dài, Nga tiếp tục nắm giữ vị trí cường quốc công nghệ quân sự thứ hai trên thế giới – kế thừa danh hiệu này từ Liên Xô.
Tuy nhiên tất cả những thành tựu này có sự liên kết chặt chẽ với một quốc gia duy nhất – đó là Ấn Độ. Mặc dù Ấn Độ có dân số hơn 1,3 tỷ người, nền kinh tế phát triển khá nhanh, đất nước này gần như không sở hữu các công nghệ quân sự của riêng mình.
Lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Ấn Độ phát triển rất yếu, thậm chí tới mức nó không có khả năng tự sản xuất đạn dược. Chính bởi vậy, từ khi giành được độc lập, Ấn Độ đã chi rất nhiều tiền để mua sắm vũ khí, mà 70% số tiền này là mua vũ khí của Nga.
Ấn Độ tích cực mua của Nga rất nhiều khí tài quân sự, từ tàu sân bay, tàu ngầm, máy bay tiêm kích cho tới các xe tăng, tàu chiến, pháo và tên lửa. Bên cạnh đó, Ấn Độ đã chi nhiều tiền hơn các quốc gia khác.
Ngoài ra, bên cạnh doanh thu từ việc bán vũ khí, lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga cũng nhận được nhiều tiền để triển khai dịch vụ sửa chữa khí tài quân sự, cung cấp phụ tùng và đào tạo các chuyên gia.
Như vậy, Ấn Độ hàng năm mua sắm của Nga vũ khí và đạn dược giá trị hàng chục tỷ đôla mỗi năm, được coi là khách hàng lớn nhất của Nga kể từ khi Liên Xô tan rã.
Có thể nói một cách tự tin rằng các hợp đồng mua vũ khí Nga của Ấn Độ trong vài chục năm qua, về bản chất, đã "cứu rỗi" lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga giống như cuộc chiến tranh Iran-Iraq kéo dài 8 năm đã giúp cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Trung Quốc tồn tại.
Tiêm kích Su-30MKI, dự án hợp tác rất thành công giữa Nga và Ấn Độ.
Nếu như không phải những khoản tiền "kếch xù"được chuyển từ các khách hàng Ấn Độ hàng năm, thì việc thiếu tiền đã khiến cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga sụt giảm và sẽ bị "bán tống bán tháo" như những gì đã xảy ra tại Ukraine, còn các chuyên gia có trình độ không thể ngồi yên một chỗ.
Ấn Độ đang thúc đẩy các dự án nghiên cứu và chế tạo cùng với Nga mà cũng vẫn do Ấn Độ rót vốn, còn Nga cung cấp các chuyên gia của mình và những dịch vụ cần thiết.
Tất cả những thứ này gián tiếp mang lại lợi ích cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga và thúc đẩy sự phát triển về công nghệ.
Chính nhờ điều đó ngành công nghiệp quốc phòng Nga trong những thập niên tới, như trước đây, vẫn sẽ giữ được năng lực cạnh tranh của mình và tận dụng thương hiệu tốt trên toàn cầu.
Như vậy, có thể nói một cách không hề cường điệu rằng Ấn Độ đã có đóng góp rõ nét vào sự bảo toàn lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga, ban đầu bằng các đơn đặt hàng của mình, và sau đó là những động lực để thúc đẩy nó phát triển.
Tất cả là do Ấn Độ đã lãng phí quá nhiều tiền. Như người ta vẫn nói: "Có tiền nhưng thiếu sự khôn ngoan".
Tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ trình diễn tính năng
No comments:
Post a Comment