Monday, July 23, 2018

"Thiết giáp hạm" của Điện Kremlin: Người Mỹ đã nhập vai, tự vẽ ra xe tăng Liên Xô thế nào?

"Thiết giáp hạm" của Điện Kremlin: Người Mỹ đã nhập vai, tự vẽ ra xe tăng Liên Xô thế nào?
Thay vì đợi tin tức từ điệp viên, các kỹ sư phương Tây đã quyết định "nhập vai" các kỹ sư Liên Xô để thiết kế ra những mẫu xe tăng tương lai... của chính Liên Xô.

"Nhập vai" các kỹ sư Liên Xô

Bức màn bí mật bao phủ lên chương trình quân sự của Liên Xô đã gây khó khăn cho cả những kỹ sư phương Tây. Thiết kế ra những khí tài tốt mà không biết chúng sẽ phải đối mặt với mối đe dọa nào là một nhiệm vụ không hề đơn giản.

Chưa kịp chế tạo mẫu xe tăng có thể chiến đấu "ngang cơ" với T-55 thì đã xuất hiện T-62. Chỉ mới vừa chuẩn bị câu trả lời cho T-62 thì người Nga đã tái trang bị toàn bộ các xe tăng cách mạng T-64 và T-72.

Bởi vậy, từ cuối thập niên 60, các kỹ sư thiết kế phương Tây quyết định không đợi tin tức từ những điệp viên của mình nữa. Thay vào đó, họ tự "nhập vai" các kỹ sư Liên Xô để thiết kế ra những mẫu xe tăng tương lai... của chính Liên Xô. Chương trình này có mật danh FST-1 - Future Soviet Tank-1.

Thiết giáp hạm của Điện Kremlin: Người Mỹ đã nhập vai, tự vẽ ra xe tăng Liên Xô thế nào? - Ảnh 1.

Công tác tái dựng lại hình dạng chiếc T-72 được thực hiện vào giữa thập niên 70.

Trước khi bắt đầu, cần phân tích một cách kỹ lưỡng lịch sử ngành chế tạo xe tăng của Liên Xô và trả lời một vài câu hỏi phức tạp. Ví dụ, Liên Xô chế tạo cùng một lúc vài loại xe tăng chiến đấu chủ lực để làm gì?

Nguồn thông tin duy nhất mà phương Tây có được là do những kẻ đào tẩu từ Liên Xô cung cấp, trong đó phải kể đến Vladimir Rezun. Chính ông ta là người "cho ra đời" giai thoại liên quan tới sự tồn tại của chiếc xe tăng bí mật nhất Liên Xô – khẩu pháo tấn công tự hành IT-130 trên khung gầm T-62.

Thiết giáp hạm của Điện Kremlin: Người Mỹ đã nhập vai, tự vẽ ra xe tăng Liên Xô thế nào? - Ảnh 2.

Hình vẽ IT-130 được chính Rezun phác họa

"Bất cứ trung đoàn xe cơ giới nào (ở Liên Xô) đều có một đơn vị pháo tấn công hạng nặng. Vào thập niên 50, đó là những khẩu pháo D-74 (122mm) lắp đặt trên khung gầm xe tăng T-54, và sau đó là pháo M-46 (130mm) trên khung gầm xe tăng T-62.

Tất cả các trung đoàn đều sở hữu những khẩu pháo tấn công hạng nặng kiểu này. Chúng được bảo quản trong hàng chục năm trời và không bao giờ nhìn thấy ánh sáng ban ngày.

Các tổ bắn được huấn luyện trên những chiếc xe tăng T-54 và T-62 nhưng họ vẫn biết chiến thuật sử dụng các khẩu pháo ấy và cách bảo dưỡng động cơ của chúng như thế nào.

Nếu chiến tranh nổ ra, các sĩ quan chỉ huy sẽ được thông báo rằng, thay vì xe tăng, họ sẽ tiếp nhận loại vũ khí tương tự nhưng mạnh hơn và được bọc thép" - trích dẫn lời ông Rezun.

Thiết giáp hạm của Điện Kremlin: Người Mỹ đã nhập vai, tự vẽ ra xe tăng Liên Xô thế nào? - Ảnh 3.

Ảnh tái dựng IT-130 (Steven Zalogi)

Theo lời ông Rezun, nhiệm vụ của những đội pháo tấn công "bí mật" trên là tăng cường các hướng tấn công quan trọng nhất, hoặc thực hiện vai trò của các đội xe tăng bao bọc phía sau những khí tài bọc thép giản đơn của Liên Xô.

Đương nhiên, không thể nói rằng phát ngôn của kẻ đào tẩu cũng được phương Tây đón nhận mà không chút nghi ngờ. Song, khẩu pháo IT-130 do họ nghĩ ra và mẫu thiết kế những xe tăng bí mật dành cho các đơn vị đặc biệt của Liên Xô trong một thời gian khá dài được phương Tây phân tích kỹ lưỡng.

Khi phân tích thông tin, tình báo đã chuyển nó cho các kỹ sư của công ty Chrysler và General Motors. Họ nhận được trọng trách tự biến mình thành các kỹ sư thiết kế xe tăng của Liên Xô và phải thiết kế ra chiếc xe tăng thế hệ mới sẽ đối đầu với "Abrams Block I" (M1A1) trong tương lai.

Vắt óc suy ngẫm, các kỹ sư chế tạo xe tăng Mỹ đã đi đến một kết luận quan trọng: Vì thiết kế với bố cục quá dày đặc nên các xe tăng Liên Xô sẽ gặp khó khăn trong việc nâng cấp lớp thiết giáp và hệ thống điều khiển hỏa lực.

Có nghĩa là các xe tăng Liên Xô cần những thay đổi mang tính đột phá - như tháp pháo mới nên được hàn theo kiểu phương Tây. Đúng là sẽ không được tròn trịa nhưng bảo vệ nó dễ dàng hơn và việc bố trí các thiết bị bên trong cũng không gặp khó khăn.

Thiết giáp hạm của Điện Kremlin: Người Mỹ đã nhập vai, tự vẽ ra xe tăng Liên Xô thế nào? - Ảnh 4.

Tái dựng FST-1

Khung sườn vẫn giữ nguyên như cũ do được đánh giá là hoàn toàn hiệu quả. Người ta lựa chọn cho nó động cơ tuốc bin khí. Phương Tây có đủ thông tin về sự phát triển mạnh mẽ của những động cơ này tại Liên Xô.

Tới cuối thập niên 80, người Mỹ mới có thể so sánh những phỏng đoán của mình trên FST-1 với các xe tăng mới thực sự của Liên Xô. Kết quả không giống nhau.

Ở Liên Xô, người ta lựa chọn một cách thức phát triển xe tăng hoàn toàn khác.

Thay vì tăng độ dày cho lớp thiết giáp, các kỹ sư Liên Xô chú trọng vào việc hoàn thiện lớp phòng vệ chủ động. Người Mỹ cũng không phỏng đoán chính xác việc tên lửa được bố trí trở lại cho các xe tăng Liên Xô.

Nhưng nhìn chung, M1A1 không thua kém các đối thủ cạnh tranh của mình nhờ lớp vỏ thép dày, như vậy người Mỹ vẫn có thể tiếp tục phát triển theo hướng này.

Thiết giáp hạm của Điện Kremlin: Người Mỹ đã nhập vai, tự vẽ ra xe tăng Liên Xô thế nào? - Ảnh 5.

Một góc nhìn khác đối với FST-1. Nó được sử dụng để hỗ trợ tấn công cho các xe tăng T-64 và T-72.

"Thiết giáp hạm" của Điện Kremlin

Mỹ bắt tay nghiên cứu chế tạo mẫu xe tăng mới vào giữa thập niên 80 và ngay lập tức tiến hành nghiên cứu mẫu xe tăng của Liên Xô. Dự án này có tên gọi là FST-2 (Future Soviet Tank-2).

Ý tưởng chính: Các kỹ sư thiết kế Liên Xô bằng mọi giá sẽ giữ lại thiết kế với bố cục dày đặc. Có nghĩa là họ sẽ phải từ bỏ cách làm cũ và lựa chọn phương pháp hoàn toàn mới.

Thiết giáp hạm của Điện Kremlin: Người Mỹ đã nhập vai, tự vẽ ra xe tăng Liên Xô thế nào? - Ảnh 6.

Phương án chủ yếu được lựa chọn đó là chiếc xe tăng với tháp pháo độc lập và tổ lái xe ngồi bên trong thân xe. Vũ khí chủ lực được phỏng đoán sẽ là khẩu pháo nòng trơn 135mm với hệ thống tự nạp đạn kiểu mới.

Các nhà phân tích phương Tây nghĩ rằng Liên Xô sẽ sử dụng khẩu pháo kích cỡ mới để tránh nhầm lẫn với đạn dành cho pháo binh. Ý tưởng này cũng do chính ông Rezun "khai phá".

Thiết giáp hạm của Điện Kremlin: Người Mỹ đã nhập vai, tự vẽ ra xe tăng Liên Xô thế nào? - Ảnh 7.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, FST-2 được đặt tên là "Thiết giáp hạm của Điện Kremlin". Nó sẽ phải biến tất cả các xe tăng trở nên lỗi thời.

  • Phiến quân Syria "độ chế" trọng liên điều khiển từ xa cho xe tăng T-55

Bên cạnh đó còn có cả những phương án tương tự. Một số nhà phân tích thiên về khả năng Liên Xô sẽ không phức tạp hóa các xe tăng bằng những tháp pháo độc lập.

Họ có thể cải thiện lớp thiết giáp bảo vệ bằng cách bố trí thêm hệ thống phòng vệ động và thay đổi hệ thống nạp đạn kiểu vòng quay bằng băng chuyền đặt ở sàn phía sau tháo pháo. Nó được đặt tên là Premium Tank-5.

Các tên gọi Premium Tank trước được đặt cho T-34, IS-3, T-64 và T-80 - những cái tên mà theo nhiều người, chỉ cần xuất hiện đã làm thay đổi tình thế trên chiến trường.

Thiết giáp hạm của Điện Kremlin: Người Mỹ đã nhập vai, tự vẽ ra xe tăng Liên Xô thế nào? - Ảnh 9.

Premium Tank-5

Như chúng ta đã thấy, người Mỹ khá thành công trong việc tái dựng xu hướng phát triển của các xe tăng Nga. Nhưng thành công ở đây, họ lại mắc một sai lầm khác.

Các chuyên gia quân sự khẳng định rằng đến giữa thập niên 90, Liên Xô sẽ chế tạo không dưới 2.500 chiếc xe tăng kiểu này. Trong khi đó, các chuyên gia dân sự lại khẳng định Liên Xô không đủ nguồn lực để làm điều đó và giỏi lắm chỉ chế tạo tối đa được khoảng 200 chiếc FST-2 mà thôi.

Mối đe dọa của chiếc siêu tăng Liên Xô treo lơ lửng trên đầu người Mỹ, bởi vậy họ không có thời gian để chế tạo một chiếc xe tăng mới. Tất cả mọi nguồn lực tập trung vào việc nâng cấp "Abrams" lên cấp độ "Block III".

Thiết giáp hạm của Điện Kremlin: Người Mỹ đã nhập vai, tự vẽ ra xe tăng Liên Xô thế nào? - Ảnh 10.

Vào cuối thập niên 80, bắt đầu xuất hiện những câu chuyện cho rằng phương Tây cần thiết kế FST-3 - mẫu xe tăng tương lai của Liên Xô những năm 2010. Người ta từng chờ đợi ở chiếc xe tăng này với những tính năng ngoài giới hạn và sử dụng công nghệ mới nhất (chẳng hạn như pháo điện từ).

Nhưng sau khi Liên Xô tan rã, mọi thứ mới vỡ lẽ ra rằng không có những xe tăng quái vật nào hết, thay vào đó là những chương trình chậm tiến độ vô thời hạn. Từ chỗ hoảng sợ, giới quân sự phương Tây chuyển sang trạng thái thư giãn và chấm dứt hầu hết những dự án nghiên cứu các xe tăng tương lai của Liên Xô vào nửa đầu thập niên 90.

Rồi sự xuất hiện của T-14 lại làm nóng lên những lời bàn tán về các xe "khủng khiếp" đến từ phương đông vượt trội hơn các cỗ máy của phương Tây. Nhưng bức màn bí mật như của Liên Xô trước đây không còn nữa nên phương Tây biết chắc chắn rằng tạm thời họ không cần phải vội: "Armata" vẫn chưa vượt qua toàn bộ chu trình thử nghiệm.

No comments:

Post a Comment