Nữ bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman tuyên bố với báo giới rằng những chiếc tiêm kích Rafale nguyên chiếc nhập khẩu từ Pháp kèm theo các trang thiết bị đảm bảo kỹ thuật và vũ khí đồng bộ sẽ bắt đầu được chuyển giao cho Không quân nước này từ tháng 9 năm 2019.
Bà Sitharaman cho biết, theo thỏa thuận liên chính phủ ký giữa Pháp và Ấn Độ, toàn bộ 36 máy bay tiêm kích đa năng Rafale sẽ được hoàn tất chuyển giao vào tháng 4 năm 2022.
Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Dassault tuyên bố, tiêm kích Rafale do họ chế tạo có cơ hội rất lớn trong tương lai khi Hải quân Ấn Độ thay thế các máy bay tiêm kích trên tàu sân bay bởi đây là dòng máy bay duy nhất có cả 2 phiên bản giành cho không quân và hải quân.
Tiêm kích đa năng Rafale do Tập đoàn Dassault (Pháp) chế tạo.
"Chúng tôi muốn có thêm hợp đồng trên cơ sở thỏa thuận 36 chiếc mà Ấn Độ đang đặt mua. Nhu cầu của Không quân và Hải quân Ấn Độ sẽ ở vào khoảng 200 chiếc tất cả", ông nói, tuy nhiên, nhấn mạnh rằng, với hợp đồng chỉ mua có 36 chiếc như hiện tại thì không đủ hiệu quả để chuyển giao công nghệ chế tạo tiên tiến hoặc lắp ráp cho Ấn Độ.
Được biết, dự án đặt mua 126 chiếc tiêm kích đa năng hạng trung của Không quân Ấn Độ, trong đó có yêu cầu bên bán phải chuyển giao công nghệ để Ấn Độ tự chế tạo trong nước đã thất bại hoàn toàn khi Rafale được tuyên bố là thắng thầu với giá cao ngất ngưởng nhưng nhà thầu Dassault lại từ chối chuyển giao công nghệ.
Ấn Độ bí thế, đành phải mua 36 chiếc Rafale nguyên chiếc sản xuất tại Pháp với giá 166,21 triệu USD/chiếc, đắt gấp 3 lần tiêm kích Su-30MKI với giá 62,78 triệu USD/chiếc mà Ấn Độ sản xuất hàng loạt trong nước theo chuyển giao công nghệ của Nga.
Theo phân tích của báo điện tử Business Standard, Không quân Ấn Độ hiện nay đang phải chi ra mức giá "trên trời". Đã thế, cái giá khủng khiếp này thậm chí còn chưa bao gồm vũ khí và dịch vụ đảm bảo kỹ thuật đi kèm.
Giới thiệu tiêm kích Rafale.
No comments:
Post a Comment