Monday, July 23, 2018

Nga ruồng bỏ các tàu sân bay vì “hạm đội ruồi”?

Nga ruồng bỏ các tàu sân bay vì "hạm đội ruồi"?
Theo nhận xét của giới chuyên gia, chiến lược đóng tàu đến năm 2035 của Hải quân Nga dường như đã đặt dấu chấm hết cho những tham vọng biển lớn của Moscow.

Giấc mơ cường quốc biển thất bại?

Từ những diễn biến gần đây có thể dễ dàng nhận thấy, kế hoạch vươn lên trở thành một cường quốc biển hàng đầu sẽ tạm thời được Nga gác sang một bên. Ưu tiên dành cho ngành đóng tàu mặt nước của Hải quân Nga từ giờ sẽ là xây dựng " hạm đội ruồi" - đó là các tàu chiến hạng nhỏ phục vụ cho những chiến dịch quân sự cận bờ.

Chủ trương này được đề cập trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp đóng tàu đến năm 2035 đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Công thương Nga.

Theo đó, công tác đóng mới các tàu chiến mặt nước theo các đề án hiện có sẽ kết thúc vào năm 2025. Sau đó, Nga mới tính tới chuyện chế tạo các tàu chiến nòng cốt của những đề án mới, bao gồm cả khu vực nước sâu. Nhưng việc chế tạo các tàu ngầm nguyên tử chiến lược sẽ vẫn tiếp tục được triển khai.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov tuyên bố, mục tiêu quan trọng dành cho hải quân trong chương trình trang bị vũ khí giai đoạn 2018-2027 là chế tạo các tàu chiến nước nông, được đề cập từ mùa Thu năm 2017.

Khi đó, giới quan sát đã phát hiện ra rằng, các mục tiêu đầy cảm hứng trong "Những nội dung cơ bản của chính sách quốc gia Nga trong lĩnh vực hải quân đến năm 2035" không thể thực hiện được trên thực tế.

Chính sách trên từng nhấn mạnh rằng, "chỉ với hạm đội hải quân mạnh mới giúp Nga giữ được vị trí dẫn đầu trong một thế giới đa cực của thế kỷ XXI"; Nga không để "lực lượng hải quân Mỹ và những cường quốc biển hàng đầu khác chiếm ưu thế tuyệt đối trước hạm đội hải quân của mình"; và "sẽ nỗ lực khẳng định vị trí thứ hai trên thế giới về những khả năng chiến đấu".

Ngoài ra, chính sách quốc gia còn đề cập tới những hành động của hạm đội hải quân Nga "tại những khu vực nước sâu trên đại dương". Tuy nhiên, tất cả chỉ là giấc mơ.

Chiến lược đến năm 2035 bi quan nhưng không khó đoán. Chúng ta đã nhiều lần nghe các tuyên bố của đại diện hạm đội hải quân, giới công nghiệp Nga rằng, thời hạn bàn giao các tàu chiến cỡ lớn thường bị lùi lại.

Trước khi chế tạo chúng, cần thực hiện các công việc tiền thiết kế, thiết kế phác thảo, thiết kế kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật cho xưởng đóng tàu cụ thể. Trong Chiến lược không nói tới việc từ bỏ đóng mới các tàu chiến mặt nước cỡ lớn, mà chỉ là tạm lùi thời hạn triển khai đến sau năm 2035.

Đó là những khu trục hạm, các tàu đổ bộ cỡ lớn, các tàu sân bay… Nhưng theo ông Sergei Sochevanov, Tổng biên tập trang điện tử Flot.com, Nga có thể vẫn sẽ tìm được nguồn lực để thực hiện.

Bởi những tàu chiến này rất quan trọng và thậm chí không phải vì Nga cần chúng ngay bây giờ theo góc độ khả năng sẵn sàng chiến đấu, mà bởi Nga không thể mai một trường phái thiết kế các tàu tên lửa cỡ lớn, các tàu sân bay.

Nga ruồng bỏ các tàu sân bay vì

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga. Ảnh: Sputnik

Giải pháp nào thay thế?

Những cố gắng trong việc chế tạo các tàu chiến hạng nhẹ có khả năng cơ động trên biển đã được thực hiện. Đó là đề án 1239 "Sivuch". Hai chiếc tàu chiến này đang phục vụ trong Hạm đội Biển Đen. Chúng có thể đạt được vận tốc tối đa 55 hải lý/h (100km/h), có nghĩa là nhanh chóng có mặt tại nơi xảy ra chiến sự và triển khai tấn công bằng tên lửa chống hạm Moskit.

Nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra khi hạm đội triển khai chiến đấu bên trong vùng biển có giới hạn hoặc cách không xa đất liền, hoặc với sự hỗ trợ của không quân, vì những tàu chiến cỡ nhỏ bị hạn chế khả năng phát hiện mục tiêu do kết cấu chiều cao thấp. Bởi vậy, điều quan trọng phải chuyển tới chúng những chỉ dẫn chính xác từ hệ thống radar bờ biển hoặc không quân.

Nhưng cũng có những vấn đề. Mọi chiếc tàu chiến không chỉ sở hữu khả năng vượt biển, mà cả khả năng sử dụng vũ khí trên biển. Lấy ví dụ, khu vực Thái Bình Dương luôn có điều kiện khí hậu phức tạp. Chiếc tàu với tải trọng không lớn khó có thể sử dụng vũ khí của mình trong những điều kiện trên. Do đó sẽ nguy hiểm nếu đặt cược vào các tàu chiến hạng nhỏ kiểu này.

Ngoài ra, có vẻ như Nga dự định triển khai chiến đấu gần bờ biển của mình chứ không phải ở đâu đó ngoài khơi xa. Mà hạm đội còn có nhiệm vụ, chẳng hạn như chống cướp biển ở đâu đó trên vịnh Aden và để thực hiện được điều này cần phải có những tàu chiến nước sâu.

Hiện nay Nga đã nâng cấp Hạm đội Biển Đen. Các tàu tên lửa, tàu hộ vệ, tàu ngầm Varshavyanka đã được bổ sung. Trước đây, việc này bị hạn chế bởi thỏa thuận với Ukraine. Nhưng các hạm đội Biển Bắc và Thái Bình Dương vẫn cần được nâng cấp.

Ở Viễn Đông có rất nhiều tàu cũ, nhưng khả năng tu sửa, cả ở Biển Bắc cũng hạn chế. Nga rất cần những tàu chiến mới tại các hạm đội này. Đương nhiên, khi xây dựng kế hoạch phát triển hạm đội, một vấn đề nổi lên đó là chế tạo một chiếc khu trục hạm cỡ lớn hay một vài chiếc tàu chiến tải trọng nhỏ hơn mà có thể chặn được đồng thời nhiều hướng tấn công.

Nga ruồng bỏ các tàu sân bay vì

Tàu chiến Hạm đội phương Bắc Nga khai hỏa. Ảnh: Sputnik

Hiện giờ, Nga có các tàu chiến hạng 1 thuộc đề án 22350 – các khinh hạm nước sâu mang tên lửa. Chúng sẽ vẫn được đóng mới bởi vì Nga có năng lực sản xuất đối với các tàu chiến này. Về nguyên lý, đây là xu hướng trên thế giới.

Hiện nay, tất cả đều trang bị các khinh hạm mang tên lửa. Không phải nước nào cũng có khu trục hạm, hay hơn thế nữa là tàu sân bay. Tuy nhiên, nhiều thứ phụ thuộc vào chiến lược sử dụng hạm đội hải quân. Lấy ví dụ, Nga không cần phải bố trí tàu sân bay trên Địa Trung Hải bởi vì Nga đã có căn cứ không quân tại Syria.

Có hi vọng cho rằng hiện nay Nga đang vượt qua giai đoạn khủng hoảng trong lĩnh vực chế tạo động cơ tuốc bin khí. Khi đó sẽ xuất hiện thêm các khinh hạm đề án 11356. Ngoài ra, Nga còn có thêm dòng tàu hộ vệ.

Nếu tất cả bắt đầu từ đề án 20380 với tải trọng 2200 tấn và các tên lửa "Uran", thì hiện nay là đề án tiếp theo - 20385 với khả năng sử dụng tên lửa "Calibr". Đề án sau này sẽ là tàu hộ vệ 20386 với những tính năng chiến đấu gần như của các khinh hạm. Cho nên mọi thứ không tồi tệ như chúng ta tưởng.

Điều quan trọng là Nga không mắc lại những sai lầm của người Mỹ từng gặp phải khi chế tạo chiếc tàu sân bay mới nhất "Gerald Ford" của mình. Họ nhồi vào chiếc tàu này nhiều công nghệ tiên tiến nhưng chưa được thử nghiệm tới nơi tới chốn, và kết cục họ đã gặp phải những vấn đề lớn khi vận hành nó.

Nga, nhiều khả năng, cần ý tưởng chiếc tàu sân bay hạng nhẹ. Những mẫu thiết kế được nhiều trung tâm thiết kế của Nga đề xuất. Đây là chiếc tàu không phức tạp về mặt kỹ thuật mà cần phải đưa vào chế tạo hàng loạt. Để có khoảng 3-4 chiếc tàu sân bay.

Tiếp đến, toàn bộ cấu phần tàu sân bay của hạm đội hải quân phải được phát triển đồng bộ. Chiếc tàu sân bay cần hạ tầng cơ sở phục vụ nó. Trước tiên là lực lượng không quân. Lấy ví dụ, Nga cần các máy bay định vị và cảnh báo sớm. Đáng tiếc là Nga hiện không có những máy bay này. Có nghĩa là việc chế tạo các tàu sân bay cần những chương trình riêng lẻ phục vụ nó.

Còn theo ý kiến của phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Nga, ông Alexandr Khramchikhin, những ưu tiên được nêu trong chiến lược phát triển ngành đóng tàu là có cơ sở.

  • NÓNG: Israel sợ "đạn lạc" Syria-Tên lửa phòng không mới nhất khai hỏa, diệt nhiều mục tiêu

  • KQ Nga đang nghiền nát phiến quân Syria trong "cối xay thịt" Yarmouk: Chìm trong biển lửa

  • Việt Nam bất ngờ chiếm ngôi số 1 Đông Nam Á về sức mạnh và quy mô hạm đội tàu ngầm

Chuyên gia này không nhìn thấy phương án nào khác khả thi hơn. Những nỗ lực xây dựng hạm đội nước sâu trong bối cảnh hiện nay không chỉ vô nghĩa mà còn có hại. Để xây dựng hạm đội kiểu này cần rất nhiều tiền. Nhưng rốt cuộc Nga vẫn không thể đuổi kịp Mỹ, thậm chí cả Trung Quốc. Bên cạnh đó cần những nguồn lực vô cùng lớn, để làm gì - không rõ.

Cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng nếu chiến tranh có nổ ra với Nga thì là trên đất liền chứ không phải trên biển, mà "hạm đội ruồi" - về bản chất là lớp phòng thủ đất liền mở rộng. Nga không có khả năng nào khác. Bởi vậy, hạm đội nước sâu là thứ đầu tiên phải "hi sinh" trong số tất cả những thành phần của Các lực lượng vũ trang.

Cần phải lưu ý rằng việc chế tạo các tàu ngầm nguyên tử chiến lược vẫn tiếp tục như trước. Đó là điều đúng đắn. Chính các tàu ngầm phù hợp với các nhiệm vụ phản kháng trước những mối đe dọa từ ngoài đại dương và Nga cần phải phát triển chúng.

QĐ Nga phóng tên lửa Kalibr và Yakhont tấn công lực lượng khủng bố ở Syria

No comments:

Post a Comment