Trận không chiến đi vào lịch sử: Tên lửa Liên Xô đại bại
Mole Cricket 19 là một chiến dịch chế áp các hệ thống phòng không Syria do Không quân Israel (IAF) phát động nhằm mục đích ngăn chặn Damascus can thiệp vào cuộc chiến tranh Lebanon lần thứ nhất (1982) của Israel.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một lực lượng không quân phương Tây phá hủy thành công mạng lưới tên lửa đất đối không (SAM) do Liên Xô chế tạo. Mole Cricket 19 cũng trở thành một trong những chiến dịch không quân lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai và là trận chiến lớn nhất từ sau chiến tranh Triều Tiên.
Mole Cricket 19 được Israel phát động vào ngày 9/6/1982 với 2 mục tiêu chính: Chế áp các hệ thống tên lửa đất đối không của Quân đội Syria và phá hủy lực lượng không quân của nước này.
Cần nhớ rằng, tại chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã thất bại trong việc đối phó với các hệ thống SAM của Liên Xô cũng như các máy bay tiêm kích thế hệ 2 MiG-21. Do đó, để chống trả các mối đe dọa ở Syria, Mỹ đã thiết kế một dòng tiêm kích chiếm ưu thế trên không thế hệ kế tiếp.
Đó chính là máy bay chiến đấu F-15 Eagle, lần đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1976. Israel trở thành khách hàng đầu tiên mua Eagle và ngay lập tức đưa vào đối phó với các hệ thống phòng không của Liên Xô trang bị cho Syria.
Trong cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973, các hệ thống SAM, tiêm kích MiG-21 thế hệ 2 và lực lượng tiêm kích MiG-23 thế hệ 3 tinh nhuệ hơn của Syria đã cùng phối hợp ngăn chặn được không quân Israel xâm nhập lãnh thổ.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-125. Ảnh: Sputnik
Thế nhưng 9 năm trôi qua, để đón đánh các máy bay Israel tham gia chiến dịch Mole Cricket 19, Syria lại vẫn chỉ dựa vào một chiến thuật và các phương tiện tương tự, chẳng hạn như hệ thống phòng không S-125.
Trong khi đó, rút kinh nghiệm từ cuộc xung đột 1973, Không quân Israel đã triển hai các hệ thống tác chiến điện tử mới hơn cùng nhiều biện pháp đối phó khác, kết hợp giữa khả năng cơ động và tốc độ vượt trội của dòng tiêm kích F-15 Eagle nên đã giành chiến thắng áp đảo trước các lực lượng Syria.
Trận chiến chỉ kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ nhưng nó đã để lại hậu quả nặng nề cho phía Syria. IAF đã phá hủy 29 trong tổng số 30 khẩu đội SAM mà Syria triển khai ở Thung lũng Beqaa, bắn hạ từ 82 -86 máy bay các loại trong tổng số khoảng 100 chiếc MiG 21, MiG 23 và Su-20 của Syria. Các lực lượng phòng không - không quân Syria gần như tê liệt.
Trong khi đó, Israel không thiệt hại bất cứ một tiêm kích nào mà chỉ mất một số lượng chưa rõ các máy bay không người lái (UAV) làm nhiệm vụ yểm trợ và hư hại 2 chiếc F-15.
Hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) S-200
Bài học nào cho cái kết đắng?
Trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh Lạnh, sự thành công của chiến dịch Mole Cricket 19 đã tạo ra một tác rộng rãi, không chỉ ở phạm vi khu vực mà còn lan ra toàn cầu.
Nước Mỹ đã chứng minh được rằng, sau khi hoạt động không hiệu quả trên không phận miền Bắc Việt Nam, bây giờ họ có thể cạnh tranh tốt hơn về ưu thế trên không và giành quyền áp đảo công nghệ máy bay thế hệ 2, thậm chí thế hệ 3 của Liên Xô.
Tiêm kích giành ưu thế trên không Su-27 của Liên Xô
Với quân đội Liên Xô, khả năng tiềm ẩn của F-15 và nguy cơ các hệ thống phòng không của họ bị đánh bại đã trở thành một nỗi lo thực sự.
Tất nhiên, cũng có quan điểm khác cho rằng, cuộc chiến này đã không chứng tỏ ưu thế vượt trội về công nghệ của Mỹ so với Liên Xô. Mặc dù Israel đã giành chiến thắng áp đảo nhưng họ đã sử dụng công nghệ thế hệ 4 mới nhất chống lại các hệ thống vũ khí cũ kỹ hơn của Liên Xô do Quân đội Syria vận hành.
Nếu khi đó quân đội Syria sử dụng các máy bay đánh chặn MiG-31 hay tiêm kích Su-27 - những vũ khí của Liên Xô làm đối trọng với F-16, hoặc nếu Syria đã vận hành các khẩu đội SAM hiện đại hơn như S-200, hệ thống mà Syria tiếp nhận ngay năm 1983 sau đó, thì chiến dịch của Israel có lẽ đã ghi nhận kết quả rất khác.
Thực tế, ở những cuộc xung đột sau đó, S-200 đã chứng tỏ hiệu quả hoạt động cao trong việc đối phó với các máy bay do Mỹ chế tạo, đã bắn hạ một số chiến đấu cơ Mỹ đe dọa quân đội Syria trong cuộc chiến Lebanon.
Tiêm kích đánh chặn MiG-23 của Syria
Nhưng có điều, sự thành công của Israel đã chứng tỏ rất rõ tầm quan trọng của mối tương quan về công nghệ và trên tất cả là khả năng sẵn sàng và ý chí tiến công.
Quân đội Syria đã quá tự tin khi dựa vào các vũ khí và chiến lược mà họ đã áp dụng thành công 9 năm trước đó. Điều này dễ dàng bị vượt qua bởi một đối thủ Israel nhiều nguồn lực lại quyết tâm hơn và đã từng chiến đấu với họ trong quá khứ.
Đặt tình huống giả định, nếu Israel không kịp thời hiện đại hóa không quân và thực hiện chiến dịch bằng các máy bay F-4, hoặc nếu Syria đã hiện đại hóa được các lực lượng từ trước để làm đối trọng với Israel, Mole Cricket 19 đã không thể thành công áp đáp như vậy.
Chỉ sau thất bại cay đắng này, Quân đội Syria mới thức tỉnh, thúc đẩy hiện đại hóa các hệ thống phòng không của mình.
Phòng không Syria đánh chặn tên lửa tấn công của Israel đêm 7/8
No comments:
Post a Comment