Tuesday, July 31, 2018

Không quân Malaysia chỉ còn 4 chiếc Su-30 bay được: Vì đâu nên nỗi?

Không quân Malaysia chỉ còn 4 chiếc Su-30 bay được: Vì đâu nên nỗi?
Không quân Malaysia chỉ còn 4 chiếc Su-30 bay được: Vì đâu nên nỗi?
Ông Mohamad Sabu, Bộ trưởng QP Malaysia cho biết, chỉ có 4 trong tổng số 18 chiến đấu cơ Su-30 do Nga chế tạo hiện có trong biên chế Không quân Malaysia (RMAF) là có thể bay được.

Ông cho biết, RMAF có 18 chiếc Su-30MKM và 10 chiếc MiG-29 do Nga chế tạo.

"Chỉ có 4 chiếc Sukhoi là có thể bay tốt," ông Sabu nói, đồng thời cho biết thêm rằng 14 chiếc còn lại đang được sửa chữa.

Không quân Malaysia chỉ còn 4 chiếc Su-30 bay được: Vì đâu nên nỗi? - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu Su-30MKM của Không quân Hoàng gia Malaysia.

Trong bài trả lời trước Quốc hội Malaysia vào hôm thứ Ba (ngày 31/07), ông Mohamad Sabu thừa nhận RMAF không đủ khả năng để duy trì khả năng bay của các chiến đấu cơ.

Bộ Quốc phòng Malaysia đã chấm dứt hợp đồng với nhà thầu trước đó và đang tìm kiếm các nhà thầu khác trong nước để thay thế.

  • Những cuộc đối đầu bất thường trong chiến tranh

Ông Mohamad Sabu cũng đồng thời báo cáo lại với Quốc hội Malaysia rằng, 10 chiếc MiG-29 được đưa vào biên chế RMAF vào năm 1995, trong khi 6 chiếc Su-30MKM được chuyển giao vào năm 2007 và số còn lại vào năm 2009.

Su-30MKM là phiên bản xuất khẩu của dòng máy bay chiến đấu Su-30 dành cho Malaysia. Phiên bản Su-30MKM của Malaysia có nhiều điểm chung với phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ với việc trang bị thêm cánh mũi, sử dụng radar mạnh hơn đồng thời trang bị nhiều thiết bị của phương Tây.

Còn với MiG-29, RMAF trước đây mua từ Nga tổng cộng 16 chiếc MiG-29N loại 1 chỗ ngồi và 2 chiếc MiG-29NUB phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi. Tuy nhiên, 2 chiếc MiG-29N đã bị phá hủy hoàn toàn trong các vụ tai nạn, 4 chiếc khác bị hỏng hóc nhiều bộ phận và không có khả năng khôi phục.

Công bố tài liệu chưa từng được biết đến về quyết định tấn công Trân Châu Cảng của Nhật

Công bố tài liệu chưa từng được biết đến về quyết định tấn công Trân Châu Cảng của Nhật
Công bố tài liệu chưa từng được biết đến về quyết định tấn công Trân Châu Cảng của Nhật
Tài liệu mới được công bố hé lộ quyết tâm của Nhật hoàng Showa khi phát động trận đánh bất ngờ vào Trân Châu Cảng, trận đánh khơi mào Thế chiến II tại Thái Bình Dương.

Takeo Hatano, người chủ cửa hàng sách tại Nhật Bản công bố tài liệu gồm 5 trang chưa từng được biết, trong tài liệu này chứa thông tin về buổi làm việc của các lãnh đạo Đế quốc Nhật Bản ngay trước khi Trân Châu Cảng bị tấn công.

Tài liệu này được viết bởi Thứ trưởng Nội vụ Nhật Bản khi ấy là Michio Yuzawa, thuật lại cuộc gặp trước khi Trân Châu Cảng bị tấn công của ông Michio Yuzawa với Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo.

"Hoàng đế có vẻ thoải mái và không do dự mỗi khi ngài đưa ra qyết định. Nếu Bệ hạ có bất cứ điều gì hối tiếc về các cuộc đàm phán với Anh và Mỹ, ngài sẽ có vẻ lúng túng. Không có dấu hiệu nào như vậy, đó là quyết tâm của ngài. Với điều kiện hiện tại, tôi có thể tuyên bố rằng chúng ta đã chiến thắng", tài liệu này ghi lại lời của ông Tojo.

Công bố tài liệu chưa từng được biết đến về quyết định tấn công Trân Châu Cảng của Nhật - Ảnh 1.

Tài liệu chứa thông tin chưa từng biết về chiến dịch tấn công Trân Châu Cảng mới được công bố. (Ảnh: Reuters)

Chuyên gia lịch sử chiến tranh tại Đại học Nihon Takahisa Furukawa xác nhận tính xác thực của tài liệu này và nhận xét đây là tài liệu đầu tiên mô tả rất chi tiết về Nhật hoàng Showa (Chiêu Hòa) và Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo trước trận Trân Châu Cảng.

  • [Photo Story] Khi tàu ngầm bị đắm, thủy thủ Nga làm gì để sống sót?

Tài liệu này được ông Hatano mua lại từ hậu duệ của Thứ trưởng Nội vụ Nhật Bản Michio Yuzawa, ông Hatano cho biết phải mất đến 9 năm ông mới đi đến quyết định công bố tài liệu này vì sợ dư luận Nhật Bản phản ứng dữ dội.

"Nhưng bây giờ, tôi hy vọng rằng bản ghi này có thể giúp chúng ta hiểu rõ những gì xảy ra trong cuộc chiến cướp đi sinh mạng của hàng triệu người", ông Hatano nói.

Ngày 7/12/1941, hải quân và không quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii khiến Mỹ thiệt hại nặng nề và quyết định tham gia Thế Chiến II.

Công bố tài liệu chưa từng được biết đến về quyết định tấn công Trân Châu Cảng của Nhật - Ảnh 3.

Căn cứ không quân Hickam Field. (Ảnh: Bettmann Archive)

Chỉ trong vòng hai giờ, đợt tấn công phá hủy 4 tàu chiến và gần 190 phi cơ, gây hư hại 4 tàu, làm hơn 2.000 lính Mỹ thiệt mạng, khoảng 1.200 người bị thương.

Ngay sau đó, quốc hội Mỹ tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản. Ngày 11/12/1941, Đức và Italy cũng tuyên chiến với Mỹ. Mỹ chính thức tham gia Thế Chiến II.

Tháng 9/1945, Thế Chiến II kết thúc không lâu sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima, ngày 6/8/1945, và Nagasaki, ngày 9/8/1945. Nhật Bản chính thức đầu hàng ngày 15/8/1945.

Những cuộc đối đầu bất thường trong chiến tranh

Những cuộc đối đầu bất thường trong chiến tranh
Những cuộc đối đầu bất thường trong chiến tranh
Hãng tin Sputnik điểm lại một số trận đấu bất thường diễn ra trong các cuộc chiến tranh ở thế kỷ trước.

Khinh khí cầu Mỹ đối đầu tàu ngầm Đức

Chiến tranh thế giới thứ hai, các khinh khí cầu của Hải quân Mỹ tuần tra các vùng nước ven biển để tìm kiếm tàu ​​ngầm của địch thủ (thường là của nước Đức Hitler).

Trên khinh khí cầu có tất cả các thiết bị cần thiết, khi phát hiện đối phương, nó sẽ chuyển tọa độ của mục tiêu và gọi máy bay chống tàu ngầm đến. Nhưng chúng không cần phải tham gia trực tiếp vào trận đánh.

Vào đêm ngày 18/7/1943 phi công trên khinh khí cầu K-74, Trung Úy Nelson Grillz tuần tra trên Eo biển Florida, đã phát hiện tàu ngầm U-134. Người Đức rất lơ là nổi lên mặt nước, dường như đang tìm kiếm các mục tiêu tiềm năng.

Vì gần đó có hai tàu buôn của Mỹ, Trung úy Gills quyết định tự mình tấn công kẻ địch. Giảm độ cao đột ngột, phi hành đoàn chiếc khinh khí cầu đã khai hỏa bằng súng máy hạng nặng, thả xuống biển vài quả mìn, một quả trong số đó đã làm U-134 bị thương phần vỏ.

Đáp lại, thủy thủ Đức Quốc xã đã bắn rơi chiếc khinh khí cầu bằng khẩu pháo trên boong tàu. Tàu ngầm Đức vội vã sửa chữa thiệt hại rồi biến mất. Còn các phi công đã được các thủy thủ Mỹ cứu, ngoại trừ thợ cơ khí Isadore Stessel. Chỉ trong vài phút trước khi được giải cứu, anh đã trở thành nạn nhân của một con cá mập!

Những cuộc đối đầu bất thường trong chiến tranh - Ảnh 1.

Khinh khí cầu K (Mỹ). Nguồn: Public Domain

Mi-24 tiêu diệt "Phantom"

Trực thăng tấn công Liên Xô Mi-24 ("Krokodil") đã chứng tỏ mình là phương tiện lý tưởng để yểm trợ hỏa lực cho bộ binh, săn lùng xe tăng và tiêu diệt công sự của kẻ địch trên măt đất. Máy bay cũng có thể tham gia vào một trận đối không với các trực thăng khác.

Trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq năm 1980-1988, các trận đánh giữa Mi-24 của Iraq và Bell AH-1 Cobra (Iran) diễn ra thường xuyên. Nhưng trận chiến trên không lạ lùng nhất liên quan đến Krokodil xảy ra ở Lebanon vào ngày 8/6/1982.

Những cuộc đối đầu bất thường trong chiến tranh - Ảnh 2.

Máy bay trực thăng Mi-24. Nguồn: SPUTNIK / ILYA PITALEV

Chiếc Mi-24 của Syria tấn công một đoàn xe bọc thép của Israel tại thung lũng Bekaa. Người Israel điều động máy bay, và 2 chiếc tiêm kích "Phantom" bay tới từ sân bay gần nhất.

Trên thực tế, trong một cuộc đụng độ với máy bay chiến đấu thì trực thăng gần như không có cơ hội, tuy nhiên, khi chiếc "Phantom" đã rời khỏi chiến trường, phi công Syria quay vòng rất nhanh, phóng tên lửa tầm ngắn P-60 và tiêu diệt cả hai mục tiêu!

Sau đó, vào giữa thập niên 1990, trong giai đoạn đầu tiên của chiến dịch chống chủ nghĩa ly khai ở Bắc Kavkaz, Mi-24V của quân đội Nga đã đánh chặn máy bay vận tải AN-12 chở vũ khí cho phiến quân Chechnya từ một trong những nước cộng hòa cũ của Liên Xô. Phi công Mi-24V đã thành công "bắt chết" chiếc AN-12, phóng ra quả tên lửa không đối không.

Những cuộc đối đầu bất thường trong chiến tranh - Ảnh 3.

Tiêm kích F-4E Phantom II. Ảnh: Sputnik

Pháo xe tăng bắn tan xác máy bay

Alexander Fadin là một sỹ quan xe tăng nổi tiếng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Kíp xe T-34 của ông đã phá hủy hàng chục xe bọc thép của đối phương, nhiều lần tham gia các cuộc chiến chênh lệch.

Tuy nhiên, vào mùa đông năm 1944, Fadin tiến hành một hoạt động rất bất thường. Trong trận chiến đấu giải phóng một trong những ngôi làng ở Ukraine, đội lính tăng nhận thấy một chiếc máy bay vận tải Đức bay thấp.

Sau khi thả những thùng đạn dược vào các vị trí của lính Đức, phi công bay quay lại vòng thứ hai. Chiếc máy bay rất thấp, chỉ chút nữa thì chạm vào đường dây điện báo. Khoảng cách giữa các cột điện báo tiêu chuẩn là 50 mét.

Nhanh chóng tính toán và hướng nòng pháo lên một góc cao nhất định, Fadin đã bắn một viên đạn phân mảnh. Và trúng đích! Chiếc máy bay của Đức theo đúng nghĩa đen tan xác trên không. Lần đầu tiên trong lịch sử, đã có thể bắn hạ máy bay từ một khẩu pháo xe tăng.

Những cuộc đối đầu bất thường trong chiến tranh - Ảnh 4.

Xe tăng Xô-viết T-34 được công nhận là xe tăng hạng trung tốt nhất của Thế chiến II. Trong ảnh - T-34 thế hệ đầu tiên, với pháo nòng ngắn cỡ nòng 76 mm. Ảnh: Sputnik

Dùng thanh ray đường sắt diệt xe tăng

Năm 1940, lãnh đạo Anh nghiêm túc lo ngại cuộc xâm lăng của Hitler. Để chống lại những kẻ xâm lược lên đảo, ngoài quân đội thường trực, họ đã lên kế hoạch để sử dụng lực lượng dân quân - Home Guard.

Vũ khí dành cho dân quân không đủ, và họ cần phải chặn lại các xe tăng Wehrmacht. Một chiến thuật đã được phát triển đòi hỏi tinh thần đồng đội của nhóm 4 "thợ săn xe tăng".

  • [Photo Story] Trận đấu tăng đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh

"Vũ khí" chính là thanh ray đường sắt, đầu được bọc chăn tẩm xăng. Vật dụng kỳ lạ này sẽ được dân quân chạy ra từ chỗ trú ẩn chọc trực tiếp vào phần truyền động của chiếc xe tăng - giữa bánh xe và xích.

Ngay khi chiếc xe đang chạy bị kẹt lại, một trong số các dân quân phải châm lửa đốt chăn. Chiếc xe tăng sẽ đứng yên, và kíp xe phải chạy trốn ra ngoài vì sợ lửa cháy.

Trong quá trình tập luyện, các nhóm dân quân đã khéo léo tiêu diệt được một số xe tăng Anh cũ. Tuy nhiên, trong một trận chiến thực sự, không thể xác nhận vũ khí "chống tăng" bất thường của người Anh đã có hiệu quả hay chưa.

Những cuộc đối đầu bất thường trong chiến tranh - Ảnh 6.

Winston Churchill thăm lực lượng dân quân - Home Guard. Nguồn: Public Domain

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng
TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt bình luận gì về thành tích chưa tốt của Đội VN 2 tại Tank Biathlon 2018?
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt bình luận gì về thành tích chưa tốt của Đội VN 2 tại Tank Biathlon 2018?
Toàn cảnh Đội VN 2 tạiTank Biathlon 2018 - Đấu chưa tốt, các sĩ quan khá lo lắng
Toàn cảnh Đội VN 2 tạiTank Biathlon 2018 - Đấu chưa tốt, các sĩ quan khá lo lắng
Hình ảnh cuộc đua xe tăng Tank Biathlon tại Hội thao Army Games 2018
Hình ảnh cuộc đua xe tăng Tank Biathlon tại Hội thao Army Games 2018
Lượt thi đấu cuối cùng trong ngày tại Tank Biathlon 2018 đã bắt đầu. Góp mặt trong phần thi này toàn đội mạnh, trong đó có chủ nhà Nga.

17h10: Các đội đều đã xuất phát tại lượt đấu thứ 10 trong khuôn khổ Tank Biathlon 2018 . Đây là bảng đấu rất cân xứng bởi 3 đội Belarus, Syria và Tajikistan đều nhiều kinh nghiệm sử dụng xe tăng T-72. 

17h20: Hai đội Syria và Belarus bắn rất tốt, diệt cả 3/3 mục tiêu trong thời gian ngắn. Tốc độ hành trình cũng thật kinh khủng, đội Belarus đạt tới 66km/h. Diễn biến rất kịch tính này xứng đáng với "bảng tử thần".

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 1.
TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt  Nam gần cuối bảng - Ảnh 2.

17h25: Đội Tajikistan bắn kém, trượt cả 3 bia, tuy nhiên tốc độ của kíp xe này rất nhanh.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 3.

Xe tăng T-72B3 của Đội Syria 2.

17h27: Đội Belarus vừa hoàn thành bài thi với thành tích rất tốt. Chỉ 22p55, gần bằng 2 đội Trung Quốc.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 4.

15h31: Đội Syria 2 cũng vừa hoàn thành bài thi của mình với thành tích 27p58. Khá tốt. Ngay lập tức, sĩ quan Nga ở trường bắn đã chúc mừng đội Syria.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 5.
TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 6.

Sĩ quan Nga ở trường bắn đã chúc mừng đội Syria.

17h36: Đã có sự cố xảy ra với chiếc xe tăng T-72B3 của Đội Tajikistan. Chiếc xe bị đứt xích.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 7.
TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 8.

17h42: Xích xe bị đứt khi vào cua gắt và trượt ngang khiến kíp xe tăng suýt mất lái đâm vào cọc tiêu.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 9.

Pha cua gấp khiến xe tăng T-72B3 bị đứt xích.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 10.

Dải xích xe tăng T-72B3.

17h45: Xe tăng T-72B3 dự bị của đội Tajikistan đã lập tức cơ động đến để thay thế cho xe bị hỏng.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 11.
TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 12.

17h50: Đội Tajikistan khá lo lắng về sự cố này.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 13.

17h53: Cuối cùng thì đội Tajikistan cũng hoàn thành bài thi của mình bằng chiếc xe tăng T-72B3 dự bị. Thành tích là 33p08, không quá tệ, tuy nhiên họ không bắn trúng được bia nào. Hai đội Belarus và Syria đều hạ gục được 3 trong tổng số 5 bia.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 14.
TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 15.
TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 16.

Thành tích thi đấu của lượt đấu thứ 9, vừa kết thúc cách đây ít phút.

20h27: Đội Nga đã hoàn thành xong bài thi chỉ trong vòng có 21p02. Tuy nhiên vẫn thua đội Trung Quốc một chút.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 17.

20h30: Đội Iran 2 cũng vừa hoàn thành bài thi của mình. Thành tích là 27p39, tuy nhiên, thành tích xạ kích của Đội Iran kém hơn so với đội Nga, họ chỉ diệt được 4/5 mục tiêu. Đội Serbia đang bị phạt.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 18.

20h37: Đôi Serbia cũng vừa hoàn thành bài thi của mình với thành tích chỉ có 26p02, vượt trên cả Iran.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 19.
TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 20.

20h40: Bảng này cũng được đánh giá là bảng "tử thần" vì đều là những đội sở hữu xe tăng T-72 từ lâu nên có rất nhiều kinh nghiệm vận hành.

TRỰC TIẾP: Tank  Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 21.
TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 22.

Đội Iran có màn trình diễn xe tăng bay.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 23.

20h47: Thành tích của kíp chiến đấu xe tăng số 2 của Nga kém xa thành tích của 2 kíp Nga thi những ngày hôm trước và thậm chí kém cả thành tích của 2 đội Trung Quốc.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 24.
TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 25.
TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 26.

20h48: bảng xếp hạng tính đến ngày hôm nay, 2 kíp xe tăng Việt Nam có thứ hạng không cao: Đội 1 là 31/40 và Đội 2 là 32/40.

TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 27.
TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt  Nam gần cuối bảng - Ảnh 28.
TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 29.
TRỰC TIẾP: Tank Biathlon 2018-Đội Nga 2 bứt phá khủng khiếp, 2 đội Việt Nam gần cuối bảng - Ảnh 30.

[Photo Story] Khi tàu ngầm bị đắm, thủy thủ Nga làm gì để sống sót?

[Photo Story] Khi tàu ngầm bị đắm, thủy thủ Nga làm gì để sống sót?
[Photo Story] Khi tàu ngầm bị đắm, thủy thủ Nga làm gì để sống sót?
Huấn luyện kỹ năng chiến đấu giành lại sự sống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất trong chương trình đào tạo thủy thủ tàu ngầm.
[Photo Story] Khi tàu ngầm bị đắm, thủy thủ Nga làm gì để sống sót? -  Ảnh 1.
[Photo Story] Khi tàu ngầm bị đắm, thủy thủ Nga làm gì để sống sót? - Ảnh 2.
[Photo Story] Khi tàu ngầm bị đắm, thủy thủ Nga làm gì để sống sót? - Ảnh 3.
[Photo Story] Khi tàu ngầm bị đắm, thủy thủ Nga làm gì để sống sót? - Ảnh 4.
[Photo Story] Khi tàu ngầm bị đắm, thủy thủ Nga làm gì để sống sót? - Ảnh 5.
[Photo Story] Khi tàu ngầm bị đắm, thủy thủ Nga làm gì để sống sót? - Ảnh 6.
[Photo Story] Khi tàu ngầm bị đắm, thủy thủ Nga làm gì để sống sót? - Ảnh 7.
[Photo Story] Khi tàu ngầm bị đắm, thủy thủ Nga làm gì để sống sót? - Ảnh 8.
[Photo Story] Khi tàu ngầm bị đắm, thủy thủ Nga làm gì để sống sót? - Ảnh 9.
[Photo Story] Khi tàu ngầm bị đắm, thủy thủ Nga làm gì để sống sót? - Ảnh 10.