Monday, December 31, 2018

Canh bạc ẩn chứa nhiều hiểm họa khi Mỹ rút quân khỏi Syria (Phần 1)

Canh bạc ẩn chứa nhiều hiểm họa khi Mỹ rút quân khỏi Syria (Phần 1)
Canh bạc ẩn chứa nhiều hiểm họa khi Mỹ rút quân khỏi Syria (Phần 1)
Syria: F-16 tấn công "san phẳng" nơi trú ẩn của 30 thủ lĩnh IS
Tổng thống Trump bất ngờ ra lệnh "giảm tốc độ" rút quân khỏi Syria
Syria tuyên bố ngăn chặn thành công đợt không kích của Israel
Syria tuyên bố ngăn chặn thành công đợt không kích của Israel
Thế giới đang chứng kiến một "canh bạc" mới ở ẩn chứa nhiều hiểm họa đối với hòa bình và an ninh ở Châu Âu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút quân khỏi Syria. Điều này, có thể biến Châu Âu thành chiến trường của Thế chiến III.

Nếu hai cuộc Thế Chiến từng đưa Mỹ tới vị thế cường quốc số 1 thế giới trong thế kỷ 20, thì theo toan tính của bộ máy chiến tranh ở Hoa Kỳ, Thế Chiến III nếu xảy ra sẽ làm cho nước Mỹ "vĩ đại trở lại" trong thế kỷ 21.

Ngày 19.12.2018, Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ rút toàn bộ 2.000 quân Mỹ ra khỏi Syria với lý do được ông giải thích rằng Hoa Kỳ đã đánh bại tổ chức khủng bố IS và giờ đây quân đội Mỹ không còn lý do gì để tiếp tục ở lại quốc gia này.

Quyết định của Tổng thống Donald Trump khiến nhiều nghị sỹ quốc hội Mỹ và lãnh đạo một số nước đồng minh phải "choáng váng" và là một trong những lý do khiến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đệ đơn từ chức. Vậy, điều gì ẩn giấu đằng sau quyết định gây tranh cãi này của ông Donald Trump?

Một quyết định gây tranh cãi trong và ngoài nước Mỹ

Quyết định của ông Donald Trump tuyên bố sẽ rút quân Mỹ ra khỏi Syria không nhận được sự ủng hộ không chỉ trong hàng ngũ đối lập mà ngay cả những nhân vật thân tín nhất của ông.

Trước hết, phải kể tới Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton - người cách đây không lâu đã từng tuyên bố rằng quân đội Mỹ sẽ không rời khỏi Syria cho tới khi các lực lượng vũ trang Iran - đồng minh chí cốt của Tổng thống Syria Bashar al-Assad còn ở lại đất nước này.

Chính vì thế, một trong số các biện pháp cấm vận Iran sau khi ông Donald Trump đưa Mỹ rút khỏi Thỏa thuận của Nhóm P5+1 (JCPOA) với Teheran là buộc Iran phải rút quân khỏi Syria.

Do bị sốc trước quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đứng đầu Lầu Năm Góc, tướng James Mattis, đã viết một lá thư đầy tâm huyết gửi Donald Trump đề nghị ông tìm một bộ trưởng quốc phòng khác có cùng quan điểm với Nhà Trắng.

Tướng James Mattis còn giải thích thêm rằng ông không thể tiếp tục phục vụ người đứng đầu Nhà Trắng không tôn trọng các đồng minh then chốt của Hoa Kỳ nhưng lại tỏ ra rất "hòa hiếu" với đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Mỹ là Nga.

Truyền thông Mỹ coi quyết định từ chức của tướng James Mattis - một người can đảm và không ngại bày tỏ ý kiến của mình với tổng thống, là một "tai họa khủng khiếp" đối với các lợi ích của nước Mỹ.

Canh bạc ẩn chứa nhiều hiểm họa khi Mỹ rút quân khỏi Syria (Phần 1) - Ảnh 1.

Sau quyết định của tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã viết đơn xin từ chức.

Vậy, ai là người cho rằng quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi Syria là đúng?Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mike Pompeo và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng không ủng hộ quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi Syria.

Các nhân vật có ảnh hưởng tại Thượng viện Mỹ như thượng nghị sĩ Lindsay Graham và lãnh đạo đa số của Đảng Cộng hòa tại thượng viện Mitch McConnell đều gọi quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân Mỹ khỏi Syria là một "sai lầm khủng khiếp".

Đồng minh then chốt của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Trung Đông là Israel cũng tỏ ra bất mãn với quyết định của chủ nhân Nhà Trắng. Vì thế, hầu hết các phương tiện truyền thông của Mỹ có quan điểm tự do lẫn bảo thủ, đều phản đối quyết định của ông Donald Trump.

Trong cuộc họp báo lớn cuối năm 2018, Tổng thống Nga V.Putin nhận định rằng, quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi Syria là đúng theo nghĩa sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria là bất hợp pháp và không tuân theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chống khủng bố nên trước sau gì cũng phải rút đi.

Theo nghị quyết này, bất cứ ai muốn chống khủng bố trên lãnh thổ một quốc gia khác nhất thiết phải được quốc gia đó cho phép.

Trong khi đó, chỉ có Nga và Iran được Tổng thống Syria Bashar al-Assad mời đưa lực lượng quân sự tới đất nước ông để chống khủng bố, còn Mỹ thì không. Hơn nữa, hiện nay IS đã bị đánh bại thì Mỹ không còn bất kỳ lý do nào ở lại Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng đã từng nhiều lần đề nghị Mỹ rút quân khỏi đất nước ông.

Ngoài ra, các lực lượng thuộc phái chống can thiệp trong chính giới Mỹ và những người theo "chủ nghĩa hiện thực ôn hòa" cũng cho rằng quyết định của ông Donald Trump rút quân khỏi Syria là đúng.

Lãnh đạo phái theo "chủ nghĩa hiện thực ôn hòa", ông Patrick Buchanan, cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện đúng lời hứa khi tranh cử của mình và đặc biệt là cam kết của ông "sẽ đánh bại IS để đưa quân Mỹ rút khỏi Syria".

Tuy nhiên, nguyên nhân của mọi nguyên nhân khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump phải rút quân khỏi Syria là chấp nhận sự thất bại của chiến lược Đại Trung Đông của Mỹ sau Chiến Tranh Lạnh.

Đương nhiên, không một ai trong chính giới ở Hoa Kỳ công khai nói ra hay công nhận sự thật đó. Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump gián tiếp công nhận sự thất bại này thì quyết định của ông rút quân Mỹ ra khỏi Syria có ý nghĩa lịch sử tương tự như quyết định của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon rút quân khỏi Việt Nam.

Nhìn lại chiến lược Đại Trung Đông của Mỹ

Nhìn bề ngoài, cách giải thích hợp lý nhất về quyết định của ông Donald Trump rút quân khỏi Syria là do "Mỹ đã đánh bại IS".

Bởi từ năm 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định thành lập liên minh chống IS ở Syria gồm hơn 60 nước do Mỹ đứng đầu, thì nay muốn rút quân khỏi Syria chỉ có thể giải thích là "Mỹ đã hoàn thành nhiệm vụ đánh bại IS".

Tuy nhiên, cách giải thích này chỉ là sự gián tiếp công nhận thất bại của học thuyết "lãnh đạo từ phía sau" của Tổng thống Mỹ Barack Obama, theo đó Washington sử dụng "các lực lượng đối lập" mà nòng cốt là các tổ chức khủng bố để tiến hành cuộc chiến tranh địa chính trị sau Chiến Tranh Lạnh [1,2].

Trong đó, IS chính là sản phẩm mang nhãn hiệu "Made In USA"[3,4,5]. Tổ chức khủng bố al-Qaeda và IS là hai trong số các lực lượng xung kích được Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) sử dụng để tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược toàn cầu trong Đề án Đại Trung Đông.

Canh bạc ẩn chứa nhiều hiểm họa khi Mỹ rút quân khỏi Syria (Phần 1) - Ảnh 2.

Mỹ dùng vụ khủng bố 11.9 làm cái cớ để đưa quân vào Iraq, lật đổ chế độ của ông Saddam Hussein.


Trong Chiến Tranh Lạnh, CIA đã từng sử dụng các tổ chức khủng bố, trước hết là tổ chức khủng bố al-Qaeda, để tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại các lực lượng của Quân đội Liên Xô thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng của Afghanistan.

Sau Chiến Tranh Lạnh, do không còn "nguy cơ" từ phía Liên Xô, CIA dựng lên cái gọi là "nguy cơ có tính toàn cầu từ chủ nghĩa khủng bố" để biện minh cho sự tồn tại và mở rộng Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm tiếp tục chống phá Nga, không để cho Nga tồn tại như một cường quốc [6,7].

Thí dụ điển hình về việc CIA sử dụng khủng bố làm công cụ để thực hiện mục đích địa chính trị sau Chiến Tranh Lạnh là "cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố" do Mỹ và liên quân trong NATO tiến hành ở Afghanistan sau sự kiện 11.9.2001.

Chỉ một ngày sau sự kiện này, trong khi chưa điều tra ai gây ra vụ khủng bố 11.9, Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã ngay lập tức xác định tổ chức khủng bố al-Qaeda là thủ phạm trong sự kiện này và mượn cớ đó phát động "cuộc chiến tranh toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố" để tiêu diệt al-Qaeda - một tổ chức được CIA nuôi dưỡng và trang bị trong những năm 1980.

Do đó, thực chất "cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố" là "cuộc thập tự chinh mới" sau Chiến Tranh Lạnh để thực hiện chiến lược Đại Trung Đông nhằm kiểm soát một vành đai địa chính trị giàu tài nguyên dầu mỏ và khí đốt kéo dài từ Trung Á tới Bắc Phi - Trung Đông (vùng MENA) [8,9].

Đề án Đại Trung Đông (The Greater Middle East Project) được soạn thảo dưới thời Tổng thống G.W.Bush là một trong những nội dung của chiến lược xây dựng trật tự thế giới mới của Mỹ sau Chiến Tranh Lạnh nhằm đẩy Nga và Trung Quốc ra khỏi khu vực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với chiến lược toàn cầu của Washington.

Để thực hiện Đề án Đại Trung Đông, Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã phát động hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq nhằm sử dụng sức mạnh quân sự để thực hiện quá trinh "dân chủ hóa" các quốc gia ở khu vực này. Tuy nhiên, chủ trương này đã hoàn toàn thất bại [10-14].

Canh bạc ẩn chứa nhiều hiểm họa khi Mỹ rút quân khỏi Syria (Phần 1) - Ảnh 3.

Phong trào Mùa xuân Arab.


Do đó, sau khi lên cầm quyền vào năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama có sự điều chỉnh chiến lược, theo đó Mỹ sẽ không trực tiếp can thiệp quân sự mà chuyển sang sử dụng phương thức "chiến tranh ủy nhiệm".

Thực hiện sự điều chỉnh chiến lược này, trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Ai Cập sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố: "Mỹ và thế giới Hồi giáo là bạn và chúng ta sẽ bắt đầu sự khởi đầu mới"[15].

Năm 2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện sự "khởi đầu mới" đó bằng cách đưa Washington đứng đằng sau phát động phong trào "Mùa Xuân Arab", trong đó họ sử dụng cái gọi là "các lực lượng đối lập ôn hòa" mà nòng cốt là các lực lượng Hồi giáo cực đoan và các tổ chức khủng bố, để lật đổ chính thể các nước trong khu vực, mở đầu từ Tunisia, sau đó đến Ai Cập, Libya và Syria [16-18].

Tổng thống Mỹ Barack Obama từng đánh giá "Mùa Xuân Arab" ở Bắc Phi - Trung Đông có ý nghĩa quan trọng tương tự như các biến động chính trị ở châu Âu đã từng dẫn tới sự tan rã hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và sẽ có tác động "vẽ lại bản đồ" khu vực địa chính trị cực kỳ quan trọng này.

Syria - chiến tuyến cạnh tranh chiến lược Mỹ-Nga

Trong làn sóng bạo loạn chính trị "Mùa Xuân Arab" , Syria là tâm điểm cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Nga.

Đất nước này bắt đầu rơi vào vòng xoáy bạo lực từ ngày 15.03.2011, sau đó biến thành cuộc chiến tranh giữa một bên là lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad với bên kia là "các lực lượng đối lập ôn hòa" được Mỹ và các nước đồng minh của họ trong và ngoài khu vực Trung Đông ủng hộ toàn diện.

Trong cuộc chiến ở Syria, Mỹ và đồng minh sử dụng cái gọi là "các lực lượng đối lập" để tiến hành "cuộc chiến tranh qua tay người khác" nhằm loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, dựng lên chính quyền mới ở Damascus do Washington kiểm soát.

"Lực lượng đối lập" được Mỹ và các đồng minh ủng hộ gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó đóng vai trò chủ yếu là hai tổ chức khủng bố thiện chiến nhất là al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông tự xưng, gọi tắt là ISIL (The Islamic State of Iraq and the Levant) [19,20].

Tuy nhiên, khác với Tunisia, Egyt hay Libya, sau khi Liên Xô bị giải thể, Syria vẫn thiết lập quan hệ hợp tác kỹ thuật - quân sự với Nga. Từ năm 2010, hai bên ký thỏa thuận hợp tác, theo đó Nga sẽ cung cấp vũ khí phòng thủ cho Syria, trong đó có nhiều loại vũ khí hiện đại như tên lửa phòng không S-300.

Được sự ủng hộ về chính trị và hợp tác về quân sự, Syria không chỉ đứng vững trước các cuộc tấn công khủng bố mà còn có khả năng đánh bại chúng [21,22].

Canh bạc ẩn chứa nhiều hiểm họa khi Mỹ rút quân khỏi Syria (Phần 1) - Ảnh 4.

Lính Mỹ và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) gần biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ.


Đứng trước nguy cơ "cuộc chiến tranh ủy nhiệm" bị thất bại, tháng 8.2013 Mỹ dựng chuyện "Quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học" để mượn cớ đó mở đợt không kích ồ ạt vào Syria. Để hóa giải nguy cơ này, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố sẽ hủy bỏ toàn bộ kho vũ khí hóa học của nước này dưới sự kiểm chứng của LHQ.

Chấp nhận đề xuất này, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết về vũ khí hóa học của Syria, theo đó bất kỳ quốc gia nào muốn can thiệp quân sự vào Syria với cớ quốc gia này sử dụng vũ khí hóa học thì nhất thiết phải được phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau khi đã kiểm tra xác minh ai là thủ phạm [23,24].

Ngày 06.06.2014, ISIL bất ngờ mở cuộc tấn công ồ ạt trên lãnh thổ Syria và Iraq. Đến ngày 29.6.2014, ISIL tự tuyên bố thành lập cái gọi là "Nhà nước Hồi giáo", gọi tắt là IS (Islamic State), đặt thủ đô ở thành phố Raqqah của Syria.

Trước tháng 6.2014, báo chí Phương Tây ra sức tuyên truyền rằng ISIL là "những chiến sỹ đấu tranh cho tự do và dân chủ ở Syria" [25-27].

Thế nhưng, từ ngày 29.06.2014, IS bỗng nhiên được bộ máy truyền thông Phương Tây dàn dựng thành tổ chức khủng bố "cực kỳ nguy hiểm", còn Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố "IS là nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Mỹ".

Mượn cớ đó, ngày 10.9.2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố thành lập liên minh quốc tế chống IS, theo đó Mỹ tiến hành không kích các mục tiêu của "khủng bố" trên lãnh thổ Syria và Iraq [28].

Trên thực tế, mượn cớ "chống IS", liên quân do Mỹ chỉ huy đã tấn công tàn phá hạ tầng cơ sở kinh tế và quân sự của Syria, tạo điều kiện cho "các lực lượng đối lập" giành lại ưu thế trên chiến trường.

Sau hơn 1 năm Mỹ đứng đầu liên quân tiến hành "chống khủng bố" ở Syria, các lực lượng khủng bố từ trong tình cảnh sắp bị Quân đội Syria đánh bại đã củng cố và phát triển về lực lượng và kiểm soát ngày càng nhiều lãnh thổ, đe dọa sự tồn vong của chính thể của Tổng thống Bashar al-Assad.

(còn tiếp)

Tài liệu tham khảo

[1]https://iberiana2.wordpress.com/v-mire/shapiro/

[2]https://studme.org/154101045865/politologiya/borba_terrorizmom_kak_geopoliticheskaya_strategiya_kontrolya_nad_prostranstvom

[3]http://politi.site/2014/06/22/isis-isil-made-usa-cia/

[4]https://www.thedailybeast.com/americas-allies-are-funding-isis

[5]https://newsland.com/community/politic/content/ssha-i-izrail-roditeli-terrorizma-na-blizhnem-vostoke/6338920

[6]https://archive.org/details/pdfy-cJFgKNCmJiUKmCF_

[7]https://www.amazon.com/Full-Spectrum-Dominance-Totalitarian-Democracy/dp/398132630X

[8]http://www.globalresearch.ca/the-moral-decoding-of-9-11-beyond-the-u-s-criminal-state-the-grand-plan-for-a-new-world-order/5323300

[9]http://viettimes.vn/lieu-tong-thong-trump-co-hop-tac-voi-nga-trong-cuoc-chien-chong-khung-bo-o-syria-122082.html

[10]https://www.globalresearch.ca/plans-for-redrawing-the-middle-east-the-project-for-a-new-middle-east/3882

[11]http://www.behindthenews.co.za/2018/04/11/the-greater-middle-east-project/

[12]https://www.brookings.edu/research/the-new-u-s-proposal-for-a-greater-middle-east-initiative-an-evaluation/

[13]The Greater Middle East Intiative: Regime Chane, Neoliberalism And US Glabal Hegemony. https://www.google.com/search?source=hp&ei=6ZYhXLLwDo3l-AbxuazADw&q=Greater+Middle+East+Project+In+USA+Global+Strategy&btnK=T%C[16] The Arab Spring: Made in the USA. https://dissidentvoice.org/2015/10/the-arab-spring-made-in-the-usa/

[14] https://anarchitext.wordpress.com/2011/03/29/gme/

[15]Obama's Speech in Cairo. https://www.nytimes.com/2009/06/04/us/politics/04obama.text.html

[16]https://dissidentvoice.org/2015/10/the-arab-spring-made-in-the-usa/

[17]https://www.nytimes.com/2011/04/15/world/15aid.html

[18] https://dailynewsegypt.com/2012/02/15/americas-role-in-the-arab-spring/

[19]https://www.redstate.com/streiff/2014/09/16/obama-uses-war-isis-overthrow-syrias-assad/

[20]https://www.zerohedge.com/news/2015-05-23/secret-pentagon-report-reveals-us-created-isis-tool-overthrow-syrias-president-assad

[21]http://docs.cntd.ru/document/420329053

[22]https://www.sott.net/article/301245-Syrias-Bashar-al-Assad-Why-the-Anglo-American-Axis-cannot-overthrow-his-government

[23]https://www.neweurope.eu/article/un-security-council-agrees-draft-resolution-syrias-chemical-weapons/

[24]http://sanktpeterburg.bezformata.com/listnews/oon-prinyal-rezolyutciyu-po-sirijskomu/14404195/

[25]https://www.snopes.com/fact-check/john-mccain-meets-isis-leader/

[25]https://www.activistpost.com/2017/02/mccain-illegally-travels-syria-meets-leaders-fighting-groups.html

[27]https://www.globalresearch.ca/truth-revealed-mccains-moderate-rebels-in-syria-are-isis/5426535

[28]https://ria.ru/20151002/1295279757.html

Syria: F-16 tấn công “san phẳng” nơi trú ẩn của 30 thủ lĩnh IS

Syria: F-16 tấn công "san phẳng" nơi trú ẩn của 30 thủ lĩnh IS
Tổng thống Trump bất ngờ ra lệnh "giảm tốc độ" rút quân khỏi Syria
Syria tuyên bố ngăn chặn thành công đợt không kích của Israel
Syria tuyên bố ngăn chặn thành công đợt không kích của Israel
Nhóm binh sĩ Mỹ đầu tiên vội vã lên xe bọc thép rút khỏi Syria
Nhóm binh sĩ Mỹ đầu tiên vội vã lên xe bọc thép rút khỏi Syria
Máy bay F-16 của không quân Iraq đã tấn công phá hủy một tòa nhà trú ẩn của 30 thủ lĩnh của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại thị trấn Al-Susah nằm ở Đông Nam Syria. Địa điểm nhóm họp của các phần tử khủng bố cũng bị xoá sạch.

Theo Sputniknews, bộ Chỉ huy các lực lượng Iraq ngày 31/12 tuyên bố, Không quân Iraq đã tiến hành tấn công phá hủy một tòa nhà trú ẩn của 30 thủ lĩnh của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại thị trấn Al-Susah nằm ở Đông Nam Syria .

"Hôm nay, máy bay F-16 của Iraq đã tiến hành một cuộc tấn công mạnh mẽ nhằm vào Al-Susah trên lãnh thổ Syria. Mục tiêu đã bị phá hủy hoàn toàn - một tòa nhà 2 tầng được sử dụng làm nơi trú ẩn và một địa điểm nhóm họp của các phần tử khủng bố", tuyên bố của cơ quan báo chí của Bộ chỉ huy các lực lượng Iraq có đoạn.

Thị trấn Al-Susah nằm ở gần thị trấn Hajin, một trong những thành trì cuối cùng của IS tại Syria.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã cho phép máy bay chiến đấu của Iraq không kích các vị trí của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong lãnh thổ nước này, RT ngày 30/12 đưa tin. Quân đội Iraq cần thông báo cho chính phủ Syria trước khi triển khai không kích, nhưng không phải đợi nước này xác nhận mục tiêu là tổ chức khủng bố hay không.

Ngày 30/12/2018, không quân Nga cũng tiến hành nhiều cuộc không kích vào các địa bàn do lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến kiểm soát ở tỉnh Idlib, trừng phạt những cuộc tấn công xâm phạm khu phi quân sự theo hiệp định Sochi được ký kết giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

  • Mỹ chọn nhầm tiêm kích thế hệ mới: Có âm mưu bẩn thỉu và sai lầm nghiêm trọng?

  • Những chiến dịch đột kích thần tốc nhất của QĐ Nga: Mỹ-NATO "trơ mắt nhìn" và bất lực

Phóng viên Masdar News, dẫn nguồn tin sĩ quan quân đội Syria ở Latakia ghi nhận, các máy bay chiến đấu Nga tiến hành nhiều cuộc không kích vào các thị trấn Baksariyah và Marand, đang nằm trong sự kiểm soát của lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến.

Máy bay Nga đã tấn công một số căn cứ địa, hầm ngầm nằm trong những khu dân cư này.

Những thị trấn này đều nằm ở ngoại vi thành phố Jisr Al-Shughour, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Các mục tiêu bị tấn công đều là các nhóm chiến binh của tổ chức khủng bố Hay'at Tahrir Al-Sham (HTS chi nhánh al-Qaeda tại Syria) và Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP). Không có thông tin về thương vong của các nhóm khủng bố này.

Ukraine vừa chuyển giao lô vũ khí trị giá tới 24,2 triệu USD cho ai?

Ukraine vừa chuyển giao lô vũ khí trị giá tới 24,2 triệu USD cho ai?
Ukraine vừa chuyển giao lô vũ khí trị giá tới 24,2 triệu USD cho ai?
Lô vũ khí này bao gồm 30 tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Skif, 15 tổ hợp tên lửa Korsar, 300 đạn tên lửa các loại cùng trang thiết bị có liên quan.

Hôm 27 tháng 12 vừa qua, cổng thông tin defence-blog.com đưa tin về việc công ty quốc doanh "Progress" của Ukraine đã chuyển giao một lô tên lửa chống tăng cho Bộ Quốc phòng Ả Rập Saudi.

Ukraine vừa chuyển giao lô vũ khí trị giá tới 24,2 triệu USD cho ai? - Ảnh 1.

Tổ hợp tên lửa chống tăng Skif

Được biết, lô vũ khí này bao gồm 30 tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Skif, 15 tổ hợp tên lửa Korsar, 300 đạn tên lửa các loại cùng trang thiết bị có liên quan. Trị giá của lô tên lửa này ước tính khoảng 24,2 triệu USD.

Ukraine vừa chuyển giao lô vũ khí trị giá tới 24,2 triệu USD cho ai? - Ảnh 2.

Tổ hợp tên lửa chống tăng cơ động PK-3 "Korsar"

Cục thiết kế Quốc gia Kiev (GKKB) "Luch" đã giới thiệu nguyên mẫu đầu tiên của tổ hợp tên lửa chống tăng cơ động RK-3 "Korsar" vào năm 2006, trong khi đến tận năm 2013 các cuộc thử nghiệm mới được tiến hành.

Ukraine vừa chuyển giao lô vũ khí trị giá tới 24,2 triệu USD cho ai? - Ảnh 3.

Xạ thủ sẽ bắn tên lửa PK-3 "Korsar" có bệ tỳ

Tổ hợp tên lửa chống tăng cơ động PK-3 "Korsar" gồm giá đỡ, ống chứa tên lửa RK-3, bệ phóng, được trang bị kính ngắm quang học và hồng ngoại. Tổ hợp có thể được sử dụng kết hợp với giá đỡ nặng 6,3 kg hoặc không có giá đỡ. Ở trường hợp sau, xạ thủ sẽ bắn tên lửa đi từ chiến hào, có bệ tỳ hoặc đặt trên vai.

Ukraine vừa chuyển giao lô vũ khí trị giá tới 24,2 triệu USD cho ai? - Ảnh 4.

Tổ hợp sử dụng thiết bị dẫn hướng và ngắm bắn PN-KU do nhà máy chế tạo dụng cụ Izyum chế tạo. Theo các nhà phát triển, chùm tia laser do PN-KU phát ra sẽ dẫn hướng cho tên lửa, và khi đạt tầm bắn tối đa (2,5 km) thì sai lệch so với điểm ngắm không vượt quá 25 cm.

Điều này cho phép bắn trùng ngay cả những mục tiêu nhỏ như lỗ châu mai ở các hỏa điểm hoặc ụ súng của địch.

Ukraine vừa chuyển giao lô vũ khí trị giá tới 24,2 triệu USD cho ai? - Ảnh 5.
  • Mạnh tới mức khiến Mỹ hoảng sợ, bất lực nhưng tên lửa Avangard từng suýt bị Nga "khai tử"

Tổ hợp Korsar sử dụng 2 loại đạn tên lửa chính là RK-3K và RK-3OF. Phần chiến đấu của đạn PK-3K là dạng nổ lõm 2 tầng và có khả năng xuyên giáp ít nhất 550 mm sau lớp bảo vệ chủ động.

Trong khi đó, tên lửa PK-3OF được trang bị đầu đạn nổ-mảnh với lõi xung kích, cho phép nó xuyên thủng lớp bọc thép dày hơn 50 mm. Ngoài ra, các nhà thiết kế cũng đang tiếp tục phát triển loại đạn tên lửa nhiệt khí áp.

Ukraine vừa chuyển giao lô vũ khí trị giá tới 24,2 triệu USD cho ai? - Ảnh 7.

Tổ hợp tên lửa "Skif"

Tổ hợp "Skif" là biến thể phục vụ cho xuất khẩu của tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển "Stugna-P" được phát triển dành riêng cho quân đội Ukraine. "Skif" sử dụng tên lửa cỡ nòng 130 và 152 mm chứa trong các ống vận chuyển kiêm ống phóng. Phần chiến đấu lần lượt là nổ lõm 2 tầng (RK-2S, RK-2M-K) và nổ-mảnh (RK-2OF, RK-2M-OF).

Ukraine vừa chuyển giao lô vũ khí trị giá tới 24,2 triệu USD cho ai? - Ảnh 8.

Phiên bản cơ bản của tổ hợp tên lửa "Skif" gồm bệ phóng được gắn trên giá ba chân, ống phóng tên lửa, thiết bị ngắm và bộ điều khiển từ xa.. Tầm sát thương mục tiêu là 5 km, độ xuyên giáp tối đa lên tới 1 m.

Thử nghiệm tên lửa chống tăng có điều khiển "Skif"

Israel nhận tổ hợp Kolchuga-M tối tân: Chuẩn bị mọi thứ để F-35I sống sót ở Syria?

Israel nhận tổ hợp Kolchuga-M tối tân: Chuẩn bị mọi thứ để F-35I sống sót ở Syria?
Israel nhận tổ hợp Kolchuga-M tối tân: Chuẩn bị mọi thứ để F-35I sống sót ở Syria?
Theo trang mạng theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu ImportGenius, Israel đã tiếp nhận tổ hợp radar thụ động tầm xa thế hệ mới mang tên Kolchuga-M từ Ukraine.

Theo trang mạng theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu ImportGenius, Israel đã tiếp nhận tổ hợp radar thụ động tầm xa thế hệ mới mang tên Kolchuga-M từ Ukraine.

Báo cáo của ImportGenius cho hay, hồi tháng 3/2018, công ty con của Công ty Nhà nước Ukrspetsexport đã ký hợp bán cho công ty Airsom (Tel-Aviv, Israel) hệ thống radar thụ động Kolchuga-M.

Ai đã mua Kolchuga-M?

Theo giới thiệu của Công ty Topaz (Ukraine), Kolchuga-M được ví như là"mắt thần" thụ động chuyên bắt máy bay tàng hình, chuyên dùng để phát hiện các mục tiêu bay từ khoảng cách 800km (500 dặm) ở mọi độ cao bằng phương pháp giao hội các tín hiệu sóng điện từ để phát hiện, xác định vị trí, theo dõi, bám sát các loại phương tiện bay, kể cả loại tàng hình.

Mỗi hệ thống Kolchuga gồm 1 đài điều khiển và xử lý tín hiệu trung tâm và 3 đài kế bên có nhiệm vụ thu tín hiệu sóng điện từ, có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị).

Theo tính toán của nhà sản xuất (Topaz), nếu hệ thống Kolchuga-M được đặt ở độ cao 100m và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì nó có thể thu tín hiệu và xác định vị trí mục tiêu từ cự ly 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt tới 620km.

Việc Israel nhập khẩu hệ thống radar tối tân như Kolchuga-M là điều bình thường trong bối cảnh hiện tại. Bất thường là ở chỗ đơn vị nhập khẩu loại radar này không phải là Bộ Quốc phòng Israel hay Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) mà là đơn vị tư nhân.

Israel nhận tổ hợp Kolchuga-M tối tân: Chuẩn bị mọi thứ để F-35I sống sót ở Syria? - Ảnh 1.

Xe anten tổ hợp radar Kolchuga-M.

Không loại trừ khả năng Airsom là công ty "bình phong" của BQP Israel nhằm tránh các vấn đề nhạy cảm khi nhập khẩu hệ thống vũ khí không phải từ Mỹ. Việc này vẫn được quân đội nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện.

Ví dụ điển hình là Quân đội Trung Quốc từng lập công ty bình phong mua lại các tàu sân bay cũ nát thời Liên Xô từ Ukraine với mục đích đưa về làm bảo tàng nổi, hay khách sạn. Dẫu vậy, sau đó chúng được mổ xẻ để nghiên cứu, khi hết giá trị mới chuyển sang dân sự.

Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa rõ ý đồ của Airsom hay quân đội Israel sẽ dùng Kolchuga-M để làm gì. Liệu có phải là nhằm đối phó với các máy bay tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57 đã từng xuất hiện ở Syria?

Đối phó Su-57 hay bảo toàn F-35I?

Khả năng này rất thấp bởi chắc chắn Moscow không dại gì đưa Su-57 - một mẫu máy bay vẫn còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm khiêu chiến với lực lượng phòng không bí ẩn như Israel.

Ngoài ra, dựa trên quan hệ ngoại giao Moscow-Tel Aviv hiện tại thì không có lý do gì để Không quân Nga đưa Su-57 tham chiến tại Syria.

Còn một khả năng khác đó là việc Israel có thể sử dụng Kolchuga-M để đánh giá năng lực tàng hình thực tế của tiêm kích F-35I. Đây là điều rất cần thiết với dòng máy bay mới như F-35 vốn đã bị dính nhiều tai tiếng trong quá trình phát triển.

Israel  nhận tổ hợp Kolchuga-M tối tân: Chuẩn bị mọi thứ để F-35I sống sót ở Syria? - Ảnh 2.

F-35I của Không quân Israel.

Theo đó, với Kolchuga-M, người Israel có thể nghiên cứu được cơ chế bắt bám máy bay tàng hình sử dụng radar thụ động với mục tiêu sẵn có là F-35. Kết quả quá trình nghiên cứu này giúp Israel tìm ra giải pháp tối ưu bảo vệ F-35 khỏi bị phát hiện trên không phận Syria.

  • Debka: Nếu IAF tiếp tục tấn công, tên lửa Nga-Syria sẽ lao thẳng vào trung tâm Israel

  • Phát tên lửa khiến toàn bộ PK-KQ Israel tá hỏa: Mở màn cho S-300 Syria ra trận

  • Thay đổi chiến thuật tấn công Syria: Trò tinh quái của "con cáo già" Israel!

Bởi ở Syria hiện nay, bên cạnh các hệ thống radar lỗi thời của Damascus thì còn có sự hiện diện của hàng loạt các tổ hợp radar tối tân của Nga. 

Và không loại trừ khả năng trong số đó bao gồm cả những công nghệ radar thụ động chuyên trị máy bay tàng hình.

Các cuộc không kích gần đây nhất của Không quân Israel nhắm vào Syria có lẽ đã khiến Tel-Aviv buộc phải nhìn nhận lại năng lực phòng không của Damascus với sự hỗ trợ từ Nga.

Rõ ràng, phòng không Syria ngày càng nguy hiểm hơn, họ không còn là một "con cừu non" mà đang trở thành "con cáo" trong cuộc chiến đất đối không!

Cho nên, để F-35I không phải "xấu hổ, nhục nhã" ở Syria thì cần phải ngay lúc này nghiên cứu tìm hiểu mọi phương án để bảo toàn cho máy bay tàng hình thế hệ 5 tối tân nhất của Không quân Israel.

Syria đánh bại cuộc không kích của Israel đêm 25/12

Theo SANA, hệ thống phòng không Syria đã đánh chặn thành công cuộc không kích chớp nhoáng của Không quân Israel vào đêm 25/12.

Theo đó, trong đêm 25/12, phòng không Syria với các hệ thống vũ khí hiện đại như Pantsir-S1 đã đánh trả bắn rơi 14/16 quả bom GBU-39 được ném từ 6 máy bay tiêm kích F-16 của Israel. Hai quả bom còn lại đánh trúng khu vực hậu cần của Lữ đoàn 138 đóng ở ngoại vi Thủ đô Damascus (Syria).

Có được kết quả tuyệt với này còn là nhờ sự giúp đỡ từ hệ thống điều khiển tự động (ACS) do Nga chuyển giao cho Syria. Khí tài này liên kết các tổ hợp vũ khí phòng không Syria vào một mạng lưới tác chiến thời gian thực.

Thông tin về mục tiêu được chuyển tới cho các tổ hợp tên lửa phòng không và Pantsir-S1. Các tổ hợp vũ khí phòng không đã được chỉ thị và chỉ định ngăn chặn mục tiêu khi thời cơ đến.

Tổ hợp radar thụ động Kolchuga-M

Cuồng phong - Vũ khí bí mật của Đức Quốc xã

Cuồng phong - Vũ khí bí mật của Đức Quốc xã
Cuồng phong - Vũ khí bí mật của Đức Quốc xã
Tiến sĩ Mario Zippermayr, một nhà phát minh người Áo lập dị làm việc tại một cơ sở thử nghiệm tại Lofer ở Tyrol, đã thiết kế và chế tạo một loạt vũ khí phòng không phi chính thống được Reichsluftfahrtamt (Văn phòng Hàng không Đức Quốc xã) theo dõi rất chặt chẽ ở Berlin.

" Vũ khí bí mật" số 10 phố Downing rút lui Phát hiện 'vũ khí bí mật' trong cơ quan sinh sản nữ có thể chống HIV Vũ khí bí mật giúp quân đội Syria tái chiếm thành cổ Palmyra

Từ thần công lốc xoáy…

Do sự vượt trội về số lượng không quân của quân Đồng minh, Đức Quốc xã đã thực hiện mọi nỗ lực trong năm cuối của cuộc chiến để tìm cách khai thác bất kỳ hiện tượng nào có thể hạ được các máy bay ném bom hạng nặng của Không quân Mỹ (USAF) và Không quân Liên Xô (RAF).

Tiến sĩ Zippermayr đã chế tạo cả Wirbelwind Kanone (Pháo lốc xoáy) và Turbulenz Kanone (Pháo gió lốc) khổng lồ. Cả hai được gọi là Wind Cannon, và đều có chung một mục tiêu: hạ gục máy bay ném bom của kẻ thù thông qua thao tác thông minh trên không.

Để đạt được điều này, Wind Cannon đã sử dụng một vụ nổ hydro và oxy để tạo ra một luồng khí nén rất mạnh được truyền qua một ống dài được uốn cong ở một góc và bắn như đạn pháo vào máy bay địch.

Có vẻ như Wind Cannon đã làm rất tốt trên mặt đất - phá vỡ những tấm gỗ dày 1 inch từ phạm vi 200 thước. Tuy nhiên, sự phát triển đầy hứa hẹn này không có ý nghĩa gì đối với các máy bay ném bom của quân Đồng minh đang bay ở độ cao hơn 6.000 m.

Turbulenz Kanone là một khẩu súng cối cỡ lớn được chôn một phần dưới mặt đất với bụi than và đạn nổ chậm để tạo ra một cơn lốc nhân tạo. Điều này cũng hoạt động tốt trên mặt đất nhưng một lần nữa vấn đề là làm thế nào để tạo ra hiệu ứng đủ lớn để tiếp cận máy bay.

Zippermayr không biết liệu sự thay đổi áp suất của thiết bị này có đủ để gây ra thiệt hại cấu trúc cho máy bay hay không, nhưng cơn lốc chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến tải trọng cánh vì sự nhiễu loạn không khí rõ ràng đã làm giảm tốc máy bay dân sự.

Một chất xúc tác đặc biệt đã được phát triển vào năm 1943 và năm sau Zippermayer đã biến vũ khí của ông thành một quả bom không khí nặng (Schwere Luft). Kết quả đáng khích lệ thu được từ một hỗn hợp bao gồm 60% than nâu khô mịn và 40% không khí lỏng.

Các thử nghiệm đầu tiên được thực hiện trên căn cứ Döberitz gần Berlin bằng cách sử dụng điện tích khoảng 8 kg bột trong một hộp mỏng. Không khí lỏng được đổ vào bột và cả hai được trộn với nhau bằng máy khuấy gỗ dài.

Sau đó, khi đánh lửa mọi thứ sống và cây cối trong bán kính 500-600 mét đã bị phá hủy. Ngoài bán kính đó, chỉ có ngọn cây bị ảnh hưởng, mặc dù vụ nổ xảy ra dữ dội trên bán kính 2 km.

…Đến bom cuồng phong

Zippermayer nghĩ rằng hiệu ứng có thể được cải thiện nếu bột được trải ra dưới dạng đám mây trước khi đánh lửa, và các thử nghiệm đã được thực hiện bằng cách sử dụng hộp đựng giấy. Điều này liên quan đến việc sử dụng một chất sáp.

Một xi lanh kim loại được gắn vào đầu dưới của hộp đựng giấy và chạm đất trước, phân tán bột. Sau 0,25 giây, một điện tích nhỏ trong xi lanh kim loại phát nổ, đốt cháy đám mây bụi hình phễu và không khí lỏng. Vụ nổ dữ dội bao trùm bán kính 4 km và cảm nhận ở bán kính 12,5 km. Khi quả bom được thả xuống sân bay đã san phẳng cây trên sườn đồi cách đó 5 km.

Những phát hiện này xuất hiện trong Báo cáo cuối cùng của Tiểu ban Mục tiêu Tình báo Anh số 142 thông tin thu được từ các mục tiêu cơ hội trong khu vực Sonthofen. Mặc dù ban đầu có nghi ngờ cho rằng bán kính của khu vực được cho là bị ảnh hưởng như được mô tả trong báo cáo này đã được Bộ Tuyên truyền xử lý, nhưng thực tế là quả bom này chưa bao giờ được nghe thấy.

Ý tưởng rằng quả bom có hiệu ứng bất thường được gợi ý không chỉ bởi người đứng đầu cơ sở thử nghiệm vũ khí SS mà còn có thể bởi Goering và Renato Vesco.

Vào ngày 7-5-1945 khi bị Mỹ giam giữ, Goering đã khai rằng: "Tôi đã từ chối sử dụng một vũ khí có thể đã phá hủy tất cả các nền văn minh". Vì không ai biết ý ông tađóng vai trò gì, nên lời khai đó đã được công khai vào thời điểm đó. Bom nguyên tử không nằm trong tầm kiểm soát của ông ta.

Về phía phe Đồng minh, ngài William Stephenson, người đứng đầu phái đoàn tình báo Điều phối An ninh Anh, tuyên bố: "Một trong những đặc vụ của chúng tôi đã đưa ra cho BSC một bản báo cáo niêm phong và đóng dấu. Đây là một bí mật đặc biệt nói về những quả bom không khí lỏng đang được phát triển ở Đức có sức tàn phá khủng khiếp".

Một quả bom nặng 50 kg được cho là tạo ra một làn sóng áp lực lớn và hiệu ứng lốc xoáy trong bán kính 4 km tính từ điểm va chạm, một quả bom 250 kg trong tối đa 10 km. Một sự xáo trộn liên tiếp khí hậu trong một thời gian sau vụ nổ đã được báo cáo. Chất phóng xạ được thêm vào hỗn hợp thuốc nổ có thể giúp nó thâm nhập và phân phối tốt hơn.

Thiết bị của Zippermayer phù hợp với ý tưởng về một quả bom áp suất cao mà giáo sư Heisenberg dường như biết và ông đã ám chỉ trong cuộc nói chuyện tại Farm Hall.

Quả bom tương đương với một cơn lốc xoáy nhưng có đường kính rộng hơn rất nhiều, hút hết mọi thứ trừ những cấu trúc vững chắc nhất và các hạt phóng xạ tán xạ trên khu vực rộng bị tàn phá bởi vụ nổ ban đầu. Những người sống sót sau vụ nổ sẽ bị chết ngạt bởi hiệu ứng sét ở mặt đất đốt cháy không khí xung quanh.

Người đứng đầu Cơ sở thử nghiệm vũ khí SS gắn liền với Công trình Skoda có liên quan đến việc phá hủy chất xúc tác vào giai đoạn cuối của cuộc chiến. Ông đã tận mắt chứng kiến nó đang được thử nghiệm tại Kiesgrube gần Stechowitz, biên giới Séc-Áo.

Đây phải là những thử nghiệm đầu tiên, vì ông mô tả sự kinh ngạc của các nhà quan sát về lực của vụ nổ và hiệu ứng lốc xoáy. Nhiều thử nghiệm nhỏ khác cũng đã được thực hiện tại Fellhorn, Eggenalm và Ausslandsalm trên dãy Alps.

Sau đó, một thí nghiệm lớn hơn đã được thực hiện tại Grafenwöhr ở Bavaria được mô tả bởi SS-General: "Từ nơi chúng tôi ở trong những hầm trú ẩn được xây dựng tốt cách vật liệu thử nghiệm 2 km. Không phải là một lượng lớn, nhưng sức mạnh tương đương với 560 tấn thuốc nổ.

  • Israel tấn công: PK Syria lúng túng, tên lửa S-300 tránh thiệt hại

Trong bán kính 1.200 m, chó, mèo và dê đã được đưa ra ngoài trời hoặc dưới mặt đất trong hầm.

Tôi đã chứng kiến nhiều vụ nổ, vụ nổ lớn nhất vào năm 1917 khi chúng tôi thổi bay một tổ hợp hào của Pháp với 300.000 tấn thuốc nổ, nhưng những gì tôi trải nghiệm từ số lượng nhỏ này là đáng sợ. Đó là một con quái vật gầm thét, ầm ầm, gào thét với những tia chớp lóe lên trong sóng.

Sinh ra trên một cái gì đó giống như một cơn bão có sức nóng dữ dội đến mức nghẹt thở. Tất cả các động vật cả trên và dưới mặt đất đã chết. Mặt đất run lên, một cơn gió cực lớn quét qua nơi trú ẩn của chúng tôi, có một tiếng ầm ầm lớn, khắp nơi là một sự hỗn loạn rít gào.

Mặt đất màu đen và cháy. Một khi các hiệu ứng nổ đã biến mất tôi cảm thấy sức nóng trong cơ thể và một cảm giác tê liệt lạ lùng. Cổ họng dường như bịt kín và tôi nghĩ rằng sẽ ngạt thở. Mắt tôi trợn tròn, có tiếng sấm ầm ầm bên tai, tôi cố mở mắt nhưng mí mắt quá nặng. Tôi muốn đứng dậy nhưng sự uể oải ngăn cản tôi".

Một khu vực dài 2 km bị tàn phá hoàn toàn. Một số nhà quan sát trên vành đai bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sóng xung kích và dường như phải chịu một loại hiệu ứng nhiễm độc kéo dài trong 4 tuần.

Việc vũ khí này không xuất hiện trên chiến trường vào năm 1943 đã làm dấy lên sự nghi ngờ rằng những nỗi sợ rất thực tồn tại liên quan đến tác động của nó đối với khí hậu. Khi quân Đức cố tìm cách xoay chuyển tình thế, nó đã được thử nghiệm một lần nữa tại Ohrdruf ở Harz vào đầu tháng 3-1945.

Dùng ngư lôi Poseidon để đánh chìm tàu sân bay Mỹ: Lựa chọn đắt đỏ và quá khó hiểu của Nga

Dùng ngư lôi Poseidon để đánh chìm tàu sân bay Mỹ: Lựa chọn đắt đỏ và quá khó hiểu của Nga
Dùng ngư lôi Poseidon để đánh chìm tàu sân bay Mỹ: Lựa chọn đắt đỏ và quá khó hiểu của Nga
Tương tự, tại sao Nga lại định lựa chọn Poseidon để tấn công hạt nhân thành phố Mỹ, trong khi chỉ cần một quả ICBM cũng có thể làm được điều đó trong vòng 30 phút?

Nga đã bắt đầu các cuộc thử nghiệm dưới nước đối với ngư lôi trang bị đầu đạn nhiệt hạch Poseidon.

Đây là một chiếc tàu lặn tự động dài hơn 24m, sử dụng năng lượng hạt nhân. Về cơ bản, nó giống như một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) dưới nước.

Poseidon được thiết kế để có thể di chuyển tự động qua quãng đường dài hàng nghìn km, phát nổ bên ngoài một thành phố biển của đối phương và phá hủy nó bằng cách tạo ra một cơn sóng thần cực mạnh.

"Tại khu vực biển đang được một đối thủ tiềm năng của Nga bảo vệ bằng phương tiện do thám, các cuộc thử nghiệm dưới nước đối với hệ thống đẩy hạt nhân của Poseidon đã được tiến hành" - Một quan chức quốc phòng giấu tên của Nga nói với hãng thông tấn TASS.

Theo TASS, Poseidon sẽ được trang bị đầu đạn 2-megaton, có thừa sức công phá để phá hủy một thành phố.

Dùng ngư lôi Poseidon để đánh chìm tàu sân bay Mỹ: Lựa chọn đắt đỏ và quá khó hiểu của Nga - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa ngư lôi hạt nhân Poseidon.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Michael Peck trên tạp chí National Interest, điều này làm dấy lên câu hỏi:

Tại sao Nga lại lựa chọn tàu lặn không người lái để tấn công hạt nhân thành phố Mỹ (ngay cả nếu nó có thể di chuyển với tốc độ 160km/h), trong khi chỉ cần một quả ICBM cũng có thể làm được điều đó trong vòng 30 phút?

Nga ngụ ý rằng, Poseidon sẽ là vũ khí trả đũa Mỹ trong trường hợp Washington tấn công phủ đầu, ngay cả nếu các hệ thống phòng thủ của Mỹ có đủ khả năng chặn đứng hàng trăm ICBM của Nga.

Song, ông Peck cho rằng, ngay cả trong trường hợp Mỹ có thể đánh chặn tới 500 (hoặc nhiều hơn) tên lửa đạn đạo của Nga thì một hệ thống phải mất tới vài ngày, hoặc thậm chí vài tuần, để tiếp cận được mục tiêu cũng khó có thể trở thành phương tiện răn đe hiệu quả.

Điều gây tò mò hơn cả là thông tin Poseidon có thể được sử dụng để tấn công các tàu sân bay Mỹ. Không thể phủ nhận rằng, một phương tiện không người lái tốc độ cao, được trang bị vũ khí hạt nhân sẽ khiến các hệ thống phòng thủ chống ngầm của Mỹ khó lòng ngăn chặn.

Trong Thông điệp liên bang hồi tháng 3/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mô tả phương tiện này "có thể di chuyển ở độ sâu lớn - tôi muốn nói là độ sâu cực lớn - xuyên lục địa, với tốc độ cao gấp nhiều lần tốc độ của tàu ngầm, các loại ngư lôi tiên tiến và tất cả các tàu mặt nước hiện nay, kể cả những loại nhanh nhất.

Điều đó thực sự tuyệt vời. Chúng êm ái, có khả năng cơ động cao và hầu như không có lỗ hổng nào để kẻ địch khai thác được. Đơn giản là, không có thứ gì trên thế giới có thể chống chọi lại chúng".

Ông Putin nói thêm rằng, động cơ hạt nhân của Poseidon được thiết kế chuyên cho các tàu cỡ nhỏ, nó nhỏ hơn động cơ trên các tàu ngầm hiện đại tới một trăm lần nhưng vẫn rất mạnh mẽ, và có thể chuyển sang trạng thái chiến đấu với công suất tối đa, nhanh hơn 200 lần.

Song, theo chuyên gia Peck, ở đây lại làm dấy lên một câu hỏi "tại sao" khác. Nếu Nga thực sự đạt đến mức độ tiên tiến đó trong thiết kế lò phản ứng thì tại sao các tàu ngầm hạt nhân thông thường của họ lại không thần thánh đến vậy?

  • Mạnh tới mức khiến Mỹ hoảng sợ, bất lực nhưng tên lửa Avangard từng suýt bị Nga "khai tử"

Câu hỏi khó hiểu ở đây là tại sao Nga lại cần tới một tàu ngầm robot không lồ để phát nổ đầu đạn hạt nhân gần tàu sân bay Mỹ, trong khi Poseidon có lẽ quá đắt đỏ để lãng phí nó.

Nếu mục tiêu là đánh chìm tàu sân bay Mỹ thì tại sao Nga không thể vô hiệu hóa hàng phòng thủ của tàu sân bay bằng một loạt các tên lửa siêu vượt âm trang bị đầu đạn thường như Khinzal?

Và cho dù có dùng tới hạt nhân thì Nga cũng không thiếu tên lửa, bom và các máy bay (có thể mang vũ khí hạt nhân) tấn công tàu chiến Mỹ.

Liệu Poseidon có phải là sự bổ sung đáng kể cho lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga hay không? Câu hỏi này vẫn còn ẩn chứa nhiều hoài nghi, cũng như khả năng Poseidon sẽ trở thành "sát thủ tàu sân bay" vậy.

*** Bài viết là quan điểm riêng của chuyên gia Michael Peck

Cận cảnh tàu ngầm hạt nhân không người lái Poseidon

Nga sẽ trang bị cho quân đội hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Vityaz S-350

Nga sẽ trang bị cho quân đội hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Vityaz S-350
Nga sẽ trang bị cho quân đội hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Vityaz S-350
Bộ Quốc phòng Nga ngày 30/12 cho biết, trong năm 2019, quân đội Nga sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ mới Vityaz S-350, thay thế hệ thống S-300 đã cũ.

Hệ thống Vityaz là hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm trung, do tập đoàn Phòng không và vũ trụ Almaz-Antey chế tạo.

Theo Bộ trên, quân đội Nga đã triển khai các hệ thống S-400 và Pantsir-S tại Crimea năm 2018, cũng như tại vùng Bắc Cực của Nga, vùng Kaliningrad ở biển Baltic, và tại vùng Viễn Đông Khabarovsk.

  • Trung Quốc triển khai xe tăng hạng nhẹ tại vùng núi giáp Ấn Độ

Động thái trên của Nga diễn ra trong bối cảnh Mỹ mới đây tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), ký năm 1987, với cáo buộc loại tên lửa Novator 9M729 mới của Nga (mà NATO gọi là SSC-8) vi phạm hiệp ước này.

Moskva bác bỏ cáo buộc này, đồng thời cho rằng Washington viện cớ rút khỏi hiệp ước để có thể phát triển các loại tên lửa mới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26/12 cho biết, năm 2019, Nga sẽ triển khai tổ hợp tên lửa siêu thanh Avangard có thể mang đầu đạn hạt nhân, theo đó Nga giờ đây đã có một loại vũ khí chiến lược mới.

https://baotintuc.vn/vu-khi-khi-tai/nga-se-trang-bi-cho-quan-doi-he-thong-phong-thu-ten-lua-toi-tan-vityaz-s350-20181230184240357.htm

Báo Mỹ ngưỡng mộ chiến lược hiện đại hóa máy bay chiến đấu của Nga

Báo Mỹ ngưỡng mộ chiến lược hiện đại hóa máy bay chiến đấu của Nga
Báo Mỹ ngưỡng mộ chiến lược hiện đại hóa máy bay chiến đấu của Nga
Điển hình thành công của chiến lược này, theo National Interest, là mẫu máy bay ném bom Tu-22M3M của Nga.

Chiến lược của Nga trong việc hiện đại hóa trang bị không quân gắn với cải thiện hiệu suất của số máy bay thời Xô Viết đang cho thấy những kết quả xuất sắc - Tạp chí National Interest (Mỹ) nhận xét.

Cách tiếp cận có vẻ kỳ quặc như vậy cho phép Nga tiết kiệm kinh phí đáng kể, cũng như tạo điều kiện để trong khoảng thời gian ngắn nhận được lô máy bay hiện đại và có hiệu suất chiến đấu cao nhất.

Điển hình thành công của chiến lược này, theo National Interest, là mẫu máy bay ném bom Tu-22M3M của Nga. Nó rất giống với mẫu Tu-22 cũ của Liên Xô nhưng lại có đầy đủ đặc tính của "cỗ máy tử thần" hiện đại và trong năm tới sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt.

  • Mạnh tới mức khiến Mỹ hoảng sợ, bất lực nhưng tên lửa Avangard từng suýt bị Nga "khai tử"

Trong vấn đề hiện đại hóa loại máy bay này, Nga đã lựa chọn thiên về quyết định dung hòa: Giữ nguyên thiết kế của máy bay "tiền bối" nhưng toàn bộ thiết bị sẽ được thay mới.

Ngoài ra, Tu-22M3M sẽ sở hữu tổ hợp vũ khí mở rộng, cụ thể, nó sẽ được trang bị tên lửa chống hạm hiện đại Kh-32.

Tên lửa mới có phạm vi hoạt động hiệu quả lớn hơn, tốc độ bay cao hơn, đồng thời có thêm bộ bảo vệ chống nhiễu dưới dạng hệ thống dẫn đường quán tính tích hợp.

Tạp chí Mỹ nhấn mạnh rằng chiến lược của Nga về hiện đại hóa trang bị không quân cũng thể hiện rõ với các phiên bản máy bay khác - từ máy bay cảnh báo sớm tầm xa A-50U cho đến máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2, củng cố sự vững tin của lực lượng vũ trang Nga và cho phép liên tục duy trì sức chiến đấu cao.

Trầy trật với Il-476, Nga lấy gì để chế tạo "bản sao An-124"?

Trầy trật với Il-476, Nga lấy gì để chế tạo
Trầy trật với Il-476, Nga lấy gì để chế tạo "bản sao An-124"?
Tổ hợp hàng không Ilyushin của Nga cho biết, họ đã chính thức bắt tay nghiên cứu chế tạo máy bay vận tải siêu nặng Il-106 nhằm thay thế cho chiếc An-124 Ruslan.

Hiện nay nhu cầu của Không quân Nga đối với một loại máy bay vận tải siêu nặng tương tự như chiếc An-124 Ruslan vẫn là rất lớn. Tuy nhiên thực tế mà họ đang phải đối mặt đó là tình trạng kỹ thuật của phi đội An-124 đang ngày càng xuống cấp do thiếu sự bảo dưỡng chính hãng từ Tập đoàn Antonov của Ukraine vì lý do căng thẳng giữa hai nước vẫn không ngừng gia tăng.

Trước tình hình trên, vào tháng 6 năm nay Nga đã có ý định tự đứng ra sản xuất An-124 Ruslan tại nhà máy Aviastar-SP, tuy nhiên những khó khăn về kỹ thuật và đặc biệt là vấn đề bản quyền đã buộc họ phải chấm dứt tham vọng trên.

Nhưng không vì vậy mà Moskva dừng hẳn mong muốn được sở hữu một chiếc vận tải cơ cỡ lớn tương tự An-124, khi mới đây ông Nikolai Talikov - công trình sư trưởng của Tổ hợp chế tạo hàng không Ilyushin thông báo họ đã chính thức bắt tay thiết kế "ngựa thồ hạng nặng" có tên gọi Il-106.

Trầy trật với Il-476, Nga lấy gì để chế tạo bản sao An-124? - Ảnh 1.

Máy bay vận tải An-124 Ruslan của hãng chuyên chở Volga Dnepr

Ông Nikolai Talikov tiết lộ thêm rằng khoang chở hàng của Il-106 sẽ có cùng kích thước với An-124 Ruslan, tải trọng thông thường của máy bay là 80 tấn trong khi tối đa có thể lên tới 110 - 120 tấn, những con số này hoàn toàn tương đồng với An-124, khiến cho nhiều nhận định cho rằng thực chất Il-106 chỉ là một bản sao mà thôi.

Mặc dù vậy, do là một máy bay mới cho nên Il-106 sẽ được lắp đặt động cơ do Nga chế tạo cùng với các thiết bị điện tử hàng không tiên tiến hơn với mục đích hướng đến là nâng cao đáng kể hiệu suất phục vụ của phương tiện.

Nhưng ngay sau khi công bố kế hoạch đầy tham vọng trên, đã có khá nhiều ý kiến nghi ngờ về năng lực của Tổ hợp Ilyushin khi vào thời điểm hiện tại họ còn đang phải trầy trật trong việc chế tạo phiên bản máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD-90A (hay còn gọi là Il-476).

Trầy trật với Il-476, Nga lấy gì để chế tạo bản sao An-124? - Ảnh 2.

Chiếc máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD-90A đầu tiên được chế tạo cho Không quân Nga

Il-76MD-90A là phiên bản hiện đại hóa sâu của Il-76MD, máy bay được lắp đặt hệ thống thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu đề ra cho một chiếc vận tải cơ hiện đại, giúp cải thiện mức độ an toàn cũng như khả năng hoạt động chính xác.

Nhờ động cơ PS-90A-76 mạnh mẽ mà Il-476 có khả năng mang tải tới 60 tấn hàng hóa hoặc chuyên chở 145 - 225 lính dù, tốc độ tối đa 850 km/h, tầm hoạt động 8.500 km. Ngoài ra, cánh và càng đáp cũng được cải tiến để tăng hiệu suất vận hành cho máy bay.

Theo kế hoạch trong giai đoạn 2017 - 2022, Tổ hợp hàng không Ilyushin sẽ bàn giao cho Không quân Nga tổng cộng 36 máy bay vận tải chiến lược cỡ lớn Il-76MD-90A, trong đó 3 chiếc phải được tiếp nhận ngay trong năm 2018.

  • Nguyên nhân thực sự khiến tiêm kích Syria nằm im bất động khi Israel tấn công

Nhưng phải tới tháng 11/2018, chiếc Il-76MD-90A đầu tiên được sản xuất hàng loạt mới tiến hành bay thử nghiệm tại thành phố Ulyanovsk, cho nên kế hoạch trên của Ilyushin dường như đã phá sản.

Nguyên nhân chính được cho là động cơ PS-90A-76 chưa đủ độ tin cậy cũng như các hệ thống mới của máy bay chưa hoạt động thực sự trơn tru, cần phải tiến hành một số chỉnh sửa.

So sánh với Il-106 còn nằm trên giấy thì Il-76MD-90A có kích thước và khả năng chuyên chở khiêm tốn hơn nhiều, nó lại còn là một sản phẩm quá quen thuộc với người Nga khi Ilyushin là cơ sở vừa thiết kế lẫn sản xuất, khác hẳn với An-124.

Quá trình bàn giao chiếc Il-76MD-90A đầu tiên cho Không quân Nga đã bị kéo dài suốt từ năm 2010 cho đến nhanh nhất là đầu năm 2019 mới hoàn thành, do vậy thật khó tin rằng công việc với chiếc Il-106 sẽ được tiến hành một cách trôi chảy và đúng thời hạn.

Máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD-90A bay thử nghiệm

Sunday, December 30, 2018

Pakistan mua 600 xe tăng T-90 của Nga, bố trí dọc biên giới Ấn Độ

Pakistan mua 600 xe tăng T-90 của Nga, bố trí dọc biên giới Ấn Độ
Pakistan mua 600 xe tăng T-90 của Nga, bố trí dọc biên giới Ấn Độ
Pakistan đang lên kế hoạch mua 600 xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga để tăng cường sức mạnh của lục quân, đặc biệt là tại các tuyến biên giới giáp với Ấn Độ.

Truyền thông khu vực dẫn nguồn tin từ cơ quan tình báo và quân đội nước này cho biết Islamabad đang triển khai một kế hoạch đầy tham vọng mua 600 xe tăng chủ lực T-90 của Nga nhằm tăng cường hỏa lực chiến đấu dọc biên giới với quốc gia láng giềng Nam Á sở hữu vũ khí hạt nhân của mình.

Theo hãng thông tấn PTI, phần lớn số xe tăng mà Pakistan đang mua có tầm hỏa lực hiệu quả từ 3-4km và chúng dự kiến được bố trí tại các khu vực dọc Giới tuyến Kiểm soát (LoC) chia cắt Pakistan với Ấn Độ tại Jammu và Kashmir.

  • Kíp lái xe tăng M1 Abrams Mỹ nghĩ gì về xe tăng T-14 Armata Nga: Câu trả lời chân thực?

Tin cho biết thêm, ngoài số xe tăng chiến đấu nói trên, Quân đội Pakistan cũng đang hỏi mua một số lượng lớn vũ khí-khí tài từ Italy.

Bên cạnh đó, Pakistan đang xúc tiến mua xe tăng VT-4 của Trung Quốc và Oplod-P của Ukraine. Quân đội Pakistan đã thử nghiệm của hai loại tăng này.

Quân đội Pakistan đang chủ trương tăng cường lực lượng tăng thiết giáp, hiện đại hóa lục quân, trong bối cảnh khu vực LoC tại Jammu và Kashmir năm qua đã chứng kiến các hành động xung đột leo thang. Binh sĩ Ấn Độ và Pakistan đã nhiều lần "ăn miếng trả miếng" các vụ nổ súng qua biên giới.

Các nguồn tin tình báo nhận định, trong khi quân đội Ấn Độ tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố, quân đội Pakistan đã nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về quân sự trong một cuộc chiến thông thường.

https://baotintuc.vn/quan-su/pakistan-mua-600-xe-tang-t90-cua-nga-bo-tri-doc-bien-gioi-an-do-20181231081707557.htm

Không quân Nga bất ngờ giội bom phiến quân Syria ngay sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ

Không quân Nga bất ngờ giội bom phiến quân Syria ngay sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ
Không quân Nga bất ngờ giội bom phiến quân Syria ngay sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ
Hãng tin AMN dẫn nguồn tin quân sự ở tỉnh Latakia cho hay, hôm nay (31/12), không quân Nga đã bất ngờ tiến hành đợt không kích nhằm vào nhiều vị trí ẩn náu của các nhóm nổi dậy ở Syria hoạt động ở tỉnh Idlib nằm ngay sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Hãng tin AMN dẫn nguồn tin quân sự ở tỉnh Latakia cho hay, không quân Nga đã triển khai đợt không kích nhằm vào các thị trấn đang nằm trong sự kiểm soát của các nhóm nổi dậy Syria là Baksariyah và Marand. Điều đáng nói, 2 thị trấn này nằm cạnh quận Jisr Al-Shughour sát với khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Cũng theo nguồn tin trên, cuộc không kích của không quân Nga nhằm tiêu diệt các tay súng nổi dậy Syria thuộc 2 tổ chức là Hay'at Tahrir Al-Sham a và Đảng Hồi giáo Turkestan.

Hiện chi tiết về cuộc không kích của Nga ở tỉnh Idlib chưa được công bố.

Thông thường, nguyên nhân khiến Nga triển khai các đợt không kích ở Idlib là do họ nhận được thông tin về những động thái bất thường của các tay súng nổi dậy Syria hoạt động trong khu vực. Cuộc không kích vào ngày 31/12 được Nga tiến hành sau nhiều tuần "im hơi lặng tiếng" ở khu vực này.

Trong khi đó, hôm 30/12, ông Sergei Solomatin, một quan chức thuộc Trung tâm Tái hòa giải Syria của Nga cho biết, một binh sĩ quân đội Syria đã thiệt mạng sau đợt pháo kích của lực lượng phiến quân hoạt động ở vùng hạ nhiệt căng thẳng Idlib.

  • Mỹ chọn nhầm tiêm kích thế hệ mới: Có âm mưu bẩn thỉu và sai lầm nghiêm trọng?

"Một binh sĩ chính phủ Syria đã thiệt mạng ở khu vực Kermel thuộc tỉnh Latakia sau khi các tay súng phiến quân ở vùng hạ nhiệt căng thẳng Idlib nã đạn pháo vào khu vực này", TASS dẫn lời ông Solomatin.

Cũng theo ông Solomatin, nhiều công dân Syria tiếp tục được ân xá sau khi trốn nghĩa vụ quân sự. Tính tới ngày 30/12, con số này đã lên tới 21.701 người.

Cùng ngày, các nhân viên thuộc Trung tâm Tái hòa giải Syria của Nga đã tiến hành hoạt động cứu trợ nhân đạo và chuyển số hàng cứu trợ là 2,2 tấn thực phẩm tới khu vực Mazlum thuộc tỉnh Deir ez-Zor.

Tiêm kích Nga xuất kích đánh chặn máy bay do thám và chiến đấu cơ Israel gần Lebanon?

Tiêm kích Nga xuất kích đánh chặn máy bay do thám và chiến đấu cơ Israel gần Lebanon?
Tiêm kích Nga xuất kích đánh chặn máy bay do thám và chiến đấu cơ Israel gần Lebanon?
Một nguồn tin địa phương tại thành phố Tartus (Syria) cũng cho biết họ đã thấy các máy bay quân sự Nga bay về phía bờ biển Lebanon.

South Front dẫn các nguồn tin của phe ủng hộ chính phủ Syria cho hay, các máy bay chiến đấu Nga đã cất cánh từ căn cứ không quân Hmeymim để ngăn chặn một máy bay do thám của Israel , cùng một số chiến đấu cơ đi theo hộ tống, ngoài khơi Lebanon sáng 30/12.

Vào thời điểm đó, chiếc máy bay tình báo tín hiệu Gulfstream G550 Nahshon-Shavit của Không quân Israel đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên vùng biển quốc tế ngoài khơi Syria và Lebanon.

  • Israel tấn công: PK Syria lúng túng, tên lửa S-300 tránh thiệt hại

Một nguồn tin địa phương tại thành phố Tartus (Syria) cũng cho biết họ đã thấy các máy bay quân sự Nga bay về phía bờ biển Lebanon.

Hiện Nga và Israel chưa xác nhận sự việc này. Đây không phải lần đầu tiên có thông tin về việc Nga đánh chặn máy bay chiến đấu Israel gần Lebanon.

Tháng 5 năm nay, một số báo cáo cho biết tiêm kích-bom Su-34 của Nga đã ngăn chặn các máy bay chiến đấu của Israel ở bắc Lebanon. Sau đó, các nhà hoạt động địa phương đã công bố một đoạn video cho thấy tiêm kích Su-30 Nga xuất hiện ở thành phố Tripoli, bắc Lebanon.

Bộ Quốc phòng Nga đe dọa sẽ gây nhiễu bất kỳ vật thể bay "không thân thiện" nào tiếp cận bờ biển Syria sau vụ máy bay trinh sát IL-20 bị bắn rơi hồi tháng 9. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu lực lượng Không quân Vũ trụ Nga có đánh chặn các máy bay quân sự Israel gần bờ biển Syria hay không.

Israel tấn công: PK Syria lúng túng, tên lửa S-300 tránh thiệt hại

Israel tấn công: PK Syria lúng túng, tên lửa S-300 tránh thiệt hại
Israel tấn công: PK Syria lúng túng, tên lửa S-300 tránh thiệt hại
Phát tên lửa khiến toàn bộ PK-KQ Israel tá hỏa: Mở màn cho S-300 Syria ra trận
Phát tên lửa khiến toàn bộ PK-KQ Israel tá hỏa: Mở màn cho S-300 Syria ra trận
Israel không kích khiêu khích S-300, người Kurd muốn tìm thỏa thuận với Damascus
Israel không kích khiêu khích S-300, người Kurd muốn tìm thỏa thuận với Damascus
Syria
Syria "dâng tên lửa S-300 vào miệng sói" Mỹ và liên quân: Sai lầm chết người và trắng tay?
Trong chiến dịch không kích quy mô lớn đêm 25-12 vào Syria đã thể hiện sự tinh ranh với chiến thuật mới, chớp thời cơ nhanh của những nhà cầm quân Do Thái.

Trong đêm 25-12 vừa qua, lần đầu tiên kể sau sự việc máy bay trinh sát điện tử IL-20 của Nga bị bắn hạ trên Địa Trung Hải, Israel đã tổ chức một đợt không kích quy mô nhằm vào các vị trí quân sự nằm ở ngoại vi Thủ đô Damascus.

Trong sự kiện trên, Không quân Israel đã sử dụng chiến thuật tác chiến hoàn toàn mới khiến hệ thống phòng không Syria có phần lúng túng, bị động đối phó.

Tuy nhiên, dù có hành động tấn công bất ngờ, nhưng hiệu quả của đợt không kích Israel tiến hành không được như mong đợi.

Hệ thống phòng không Syria với sự hỗ trợ của các hệ thống điều khiển tự động (ACS) Nga cung cấp không chỉ ngăn chặn tới hơn 80% vũ khí tấn công của Israel, mà còn khiến phi công Israel buộc phải thoát ly để tránh bị phản công.

Israel tấn công: PK Syria lúng túng, tên lửa S-300 tránh thiệt hại - Ảnh 1.

Tiêm kích F-16I của Không quân Israel.

Kịch bản IL-20 được áp dụng lại với… máy bay dân dụng

Trước khi nói về vụ không kích tối 25-12, có thể khẳng định rõ ràng Không quân Israel là lực lượng tinh nhuệ và giàu kinh nghiệm chiến đấu không chỉ ở Trung Đông, mà thậm chí ở cấp độ thế giới.

Khả năng tác chiến của Không quân Israel không chỉ nằm ở khí tài hiện đại, mà còn là cách tổ chức, lập kế hoạch tác chiến, cũng như sự lão luyện và dày dạn kinh nghiệm trận mạc của các kíp phi công.

Trong quá khứ, Không quân Israel đã từng làm lên kỳ tích trong cuộc chiến 6 ngày chống lại khối Ả rập khi đánh gục hoàn toàn không quân của khối Ả rập để làm chủ bầu trời. Điều này còn được thể hiện qua các chiến dịch không kích thành công nằm vào nhà máy điện hạt nhân của Iraq, Syria trong quá khứ.

Trong chiến dịch không kích quy mô đêm 25-12 cũng đã thể hiện sự tinh ranh, chớp thời cơ của những nhà cầm quân Do Thái. Sau sự kiện máy bay IL-20 của Nga bị bắn hạ, không phận Syria và các vùng lân cận đều nằm trong vùng chế áp điện tử của Nga.

Điều này kết hợp với những khí tài phòng không hiện đại Nga chuyển giao cho Syria, trong đó có các tổ hợp S-300PM-2 và ACS đã khiến hoạt động không kích nhằm vào các vị trí nằm sâu trong lãnh thổ Syria bị trì hoãn.

Tuy nhiên, không vì thế mà Israel chùn tay, các kế hoạch không kích đều được chuẩn bị sẵn khi thời cơ đến.

Cơ hội đã đến khi Nga và Syria buộc phải giảm hoạt động áp chế điện tử, để mở hành lang đường không cho các chuyến bay dân dụng theo quy định của ICAO. Nắm được cơ hội này, Không quân Israel đã mở đợt không kích chớp nhoáng nhằm vào Syria.

Đợt không kích với 6 máy bay F-16I Sufa, sử dụng 16 qua bom liệng chính xác cao GBU-39 nhằm vào các vị trí quân sự ở Thủ đô Beriut (Lebanon) và Damascus (Syria).

Israel tấn công: PK Syria lúng túng, tên lửa S-300 tránh thiệt hại - Ảnh 2.

Tiêm kích F-16I của Không quân Israel.

Việc Không quân Israel sử dụng bom liệng GBU-39 thay vì tên lửa hành trình cũng có lý do. Vũ khí hàng không này nhỏ gọn, khó bị phát hiện và đánh chặn hơn tên lửa hành trình.

Khu vực tấn công được sử dụng chính là không phận của Lebanon. Đây vốn là khu vực quen thuộc của Không quân Israel sử dụng để tấn công các mục tiêu nằm ở phía Bắc và miền Trung Syria. Nhiều nhân chứng ở Lebanon đã ghi lại được các hình ảnh của máy bay F-16I leo cao để ném bom và phóng mồi bẫy nhiệt để thoát ly sau đó.

Một điểm đáng chú ý trong đợt không kích đêm 25-12 là các máy bay chiến đấu Israel đã lợi dụng thời điểm 2 máy bay dân dụng đang chuẩn bị cất và hạ cánh tại Beriut và Damascus để làm lá chắn cho đợt tấn công.

Hành động tương tự đã được máy bay Israel áp dụng trong vụ chiếc IL-20 bị bắn rơi vì trúng tên lửa S-200 của phòng không Syria.

Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Nga và cựu Đại sứ Anh tại Syria, Peter Ford, đây có thể coi là chiến thuật hoàn toàn mới của Không quân Israel.

Chiến thuật này có lẽ đã phát huy hiệu quả khi phản ứng hệ thống phòng không Syria có phần lúng túng so với thường lệ. Đã ghi nhận việc đạn tên lửa S-125 Pechora của Syria nhằm vào máy bay chiến đấu Israel rơi xuống khu vực dân cư…

Israel tấn công: PK Syria lúng túng, tên lửa S-300 tránh thiệt hại - Ảnh 3.

Tên lửa S-300 đã được Nga chuyển giao cho Syria.

Vì sự phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ của phòng không Syria, máy bay chiến đấu Israel đã phải nhanh chóng thoát ly. Bằng chứng là những hình ảnh về máy bay Israel phóng mồi bẫy liên tục rồi hạ độ cao thoát ly được ghi lại có thể giúp mình chứng cho điều đó.

Dù phía Israel tuyên bố vụ không kích thành công, nhưng những thông tin sau đó được hãng truyền thống Syria SANA và Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy, vụ tập kích đường không dù được lên kế hoạch tốt, nhưng lại không thể vượt qua hệ thống phòng không Syria đã được cung cố và nâng cấp với sự giúp đỡ của Nga.

Móng tay nhọn có xuyên được vỏ quýt dày?

Sau vụ tấn công của Israel, SANA tuyên bố, phần lớn vũ khí tấn công của Israel nhằm vào các vị trí quân sự trong lãnh thổ Syria đã bị ngăn chặn. Cụ thể, trong số 16 bom liệng GBU-39 được sử dụng, chỉ có 2 quả bom đến được mục tiêu là khu hậu cần của Lữ đoàn 138 đóng quân cách Damascus 7km.

Theo nguồn tin từ Syria và Bộ Quốc phòng Nga, hệ thống phòng không Syria hoạt động hiệu quả cao như trên là nhờ các ACS Nga chuyển giao. ACS đã kết nối các thành phần của hệ thống phòng không Syria vào một mạng lưới hợp nhất và được chia sẻ thông tin nhờ tương thích với hệ thống phòng không-vũ trụ Nga.

Chính ACS đã giúp hệ thống phòng không Syria phản ứng nhanh chóng khi bị tấn công. Các dữ liệu, tham số về mục tiêu do các tổ hợp trinh sát phòng không riêng lẻ được ACS thu thập, tổng hợp và phân tích.

Sau đó, hệ thống sẽ phân phối mục tiêu cho các tổ hợp vũ khí phòng không đối phó. Đối với Syria, đó chính là S-200, Pechora, Buk-M2, Pantsir-S1… Điều này cũng giúp giải thích tại sao máy bay F-16I của Israel phải vội vàng thoát ly, thảm kịch như vụ việc IL-20 không lặp lại và hiệu suất đánh chặn mục tiêu cao của hệ thống phòng không Syria.

Theo nhiều nguồn tin, ACS đã nhận diện được tình huống máy bay Israel sử dụng máy bay dân dụng làm lá chắn. Hệ thống phòng không Syria đã phản ứng kịp, thiết lập hành lang an toàn để không lưu dẫn máy bay dân dụng ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Israel tấn công: PK Syria lúng túng, tên lửa S-300 tránh thiệt hại - Ảnh 4.

Tên lửa S-300 đã được Nga chuyển giao cho Syria.

"Xét về nhiều mặt, quá trình khôi phục và nâng cấp hệ thống phòng không Syria đang đi đúng hướng. Không phận Lebanon không còn an toàn với máy bay chiến đấu Israel. Máy bay F-16 của Israel tham gia tấn công đã phải vội vã phóng bẫy nhiệt và thoát ly.

Nhiều khả năng, phi công đã phải thực hiện các động tác né tránh tên lửa phòng không", chuyên gia quân sự Nga Anton Lavrov đánh giá về vụ không kích.

Trong vụ việc, một câu hỏi được đặt ra là tại sao S-300 của Syria không tham chiến? Câu trả lời được đưa ra là tình huống chiến đấu bất ngờ và phức tạp, S-300 không được tham chiến để tránh thiệt hại ngoài mong muốn.

  • Nguyên nhân thực sự khiến tiêm kích Syria nằm im bất động khi Israel tấn công

  • Phát tên lửa khiến toàn bộ PK-KQ Israel tá hỏa: Mở màn cho S-300 Syria ra trận

  • Debka: Nếu IAF tiếp tục tấn công, tên lửa Nga-Syria sẽ lao thẳng vào trung tâm Israel

Phía Israel chỉ đưa ra tuyên bố, hệ thống phòng thủ tên lửa đã được kích hoạt để ngăn chặn các tên lửa phòng không Syria.

Như vậy, trong vụ không kích đêm 25-12, Không quân Israel đã thể hiện sự tinh quái và chớp thời cơ tấn công nhanh chóng.

Tuy nhiên, khi đối phó với những đối thủ có đủ nền tảng kỹ thuật, kinh nghiệm như Nga và Syria, đòn tấn công chớp nhoáng của Israel có thể đã phá sản. Liệu Tel Aviv có tiếp tục muốn tiếp tục "thử sức" hệ thống phòng không Syria? Câu trả lời có thể là có, nhưng cái giá phải trả sẽ không nhẹ!