Tuy vậy sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga tiếp quản vị thế, đồng thời họ cũng gánh những khoản nợ. Nền kinh tế khó khăn đã buộc Nga phải trao cả những vũ khí quốc bảo như T-80 để gán nợ cho Hàn Quốc .
T-80 được xem là một sự tiến hóa mạnh so với người tiền nhiệm T-64, bản thân chiếc xe này cũng đã tạo ra một cuộc cách mạng không nhỏ khi xuất hiện.
T-80 được trang bị giáp phức hợp (composite), vốn xếp các lớp thép và gốm đặc biệt chồng lên nhau, để tạo ra khả năng bảo vệ ưu việt so với thép thuần túy.
Xe được trang bị súng máy phòng không NSV cỡ nòng 12,7mm cho hỏa lực mạnh mẽ.
T-80 được gắn một khẩu pháo chính 2A46 Rapira cỡ nòng 125mm có khả năng bắn tên lửa qua nòng.
Nó cũng được trang bị một hệ thống điều khiển bắn mới, với khả năng bắn tên lửa 9M112 Kobra từ pháo chính.
Mỗi chiếc xe tăng T-80 mang 4 quả tên lửa và 38 viên đạn pháo.
Ngoài ra xe được trang bị một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm PKMT.
Là chiếc xe tăng đầu tiên của của Liên Xô gắn động cơ turbine khí, khiến nó đạt tốc độ 70 km/h và có tỷ suất sức mạnh/trọng lượng hiệu quả, ở mức 25,8 mã lực mỗi tấn.
Sau này Liên Xô đã lắp đặt các động cơ diesel hoặc đa nhiên liệu thay cho động cơ tuốc bin khí vì quá hao nhiên liệu.
Trong suốt thời gian dài T-80 là xe tăng quốc bảo và chỉ được trang bị cho các lực lượng chủ lực của Liên Xô và bị cấm xuất khẩu ra bên ngoài.
Nhưng khi Liên Xô sụp đổ dòng tăng này đã trở thành món hàng ưa thích để mua bán và trao đổi.
Trong khi Ukraine tích cực bán dòng xe tăng này để lấy tiền cho ngân sách thời hậu Xô Viết thì Nga cũng không hơn là bao.
Họ cũng phải "cắn răng" gán nợ dòng xe tăng huyền thoại này cho Hàn Quốc.
Hàn Quốc đã cho Liên Xô vay 1,47 tỷ USD và lượng hàng hóa trị giá 470 triệu USD trước khi liên bang này tan rã vào tháng 12-1991.
Sau đó, Nga và Hàn Quốc đã thỏa thuận rằng sẽ trả nợ bằng cách chuyển giao cho Seoul các loại vũ khí - khí tài hiện đại.
Tổng số xe tăng T-80 đang phục vụ trong quân đội Hàn Quốc là 35 chiếc, trong đó có 33 chiếc T-80U được chuyển giao trong giai đoạn 1996 - 1997, đến năm 2005 Hàn Quốc tiếp tục nhận thêm 2 xe tăng chỉ huy T-80UK.
Vào thời điểm tiếp nhận, đây chính là những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất của Hàn Quốc và vượt trội hoàn toàn so với xe tăng của Triều Tiên.
Đến nay mặc dù Hàn Quốc đã đưa vào trang bị dòng xe tăng nội địa K2 Black Panther hiện đại hơn, nhưng T-80U/UK vẫn giữ vị trí xe tăng có hỏa lực mạnh nhất của Lục quân Hàn Quốc.
Bên cạnh xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U, Hàn Quốc cũng là một trong những khách hàng đầu tiên của dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 tốt nhất của Nga.
Hiện tại số lượng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 đang phục vụ trong quân đội Hàn Quốc là 70 chiếc gồm 33 chiếc chuyển giao trong giai đoạn 1996 - 1997 và thêm 37 chiếc khác chuyển giao trong năm 2005, cùng đợt với các xe tăng chiến đấu chủ lực T-80.
Loại vũ khí tối tân tiếp theo được Nga chuyển giao cho Hàn Quốc là trực thăng Kamov Ka-32 Helix-C. Hàn Quốc đang có trong biên chế 7 chiếc Ka-32, với các biến thể từ quân sự cho tới dân sự.
Ngoài việc nhận chuyển giao vũ khí, Seoul còn muốn đổi nợ lấy các công nghệ tiên tiến của Nga thông qua hình thức hợp tác cùng phát triển mà trường hợp cụ thể là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KM-SAM Chun-Koong - một biến thể của S-350 Vityaz.
Tuy nhiên, cũng nhờ gán nợ bằng vũ khí mà chuyển giao công nghệ Nga cũng đã học hỏi được không ít kỹ thuật phát triển vũ khí từ bên ngoài.
Trong quá trình phát triển radar cho hệ thống phòng không KM-SAM Chun-Koong cũng như trợ giúp cho sự phát triển của hệ thống này, tập đoàn Almaz, Nga đã phát triển một số thành phần vũ khí trên cơ sở ý tưởng của đối tác Hàn Quốc. Cho đến nay, việc phải gán những vũ khí quốc bảo để trả nợ mãi là ký ức muốn quên của Nga sau này.
https://anninhthudo.vn/quan-su/anh-vi-sao-nga-tung-phai-gan-no-xe-tang-quoc-bao-cho-dong-minh-my/807784.antd#p-1
No comments:
Post a Comment