Ukraina khoe chiến xa có thể hạ gục "Mãnh hổ" Kraz của Nga Nga thiết kế chiến xa Tiger điều khiển từ xa trang bị súng máy 30mm
Hơn thế nữa, nhiều loại khí tài quân sự dần trở nên lỗi thời. Ngân sách hạn hẹp cũng tác động tiêu cực tới ngành công nghiệp quân sự, dẫn đến kết quả là sản xuất bị thu hẹp. Nhiều công ty và nhà máy quốc phòng phải sản xuất cầm chừng hay đóng cửa hoàn toàn các dự án nghiên cứu đầy triển vọng.
Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh lại không ngừng đầu tư vào sản xuất các sản phẩm truyền thống, đồng thời tích cực ứng dụng công nghệ tân tiến và phát triển các loại sản phẩm thế hệ mới vượt trội hơn hẳn.
Để đối phó với những thách thức này, Chính quyền Mỹ đã tăng cường mua sắm trang thiết bị và thúc đẩy sản xuất quân sự. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Lầu Năm Góc đã yêu cầu một ngân sách kỷ lục 718 tỷ USD trong năm tài khóa 2020, tăng 5% so với số tiền mà Quốc hội phân bổ cho năm 2019.
Đáng chú ý trong các hoạt động đầu tư quốc phòng là quyết định tăng cường phát triển và sản xuất các loại xe tăng mới Abrams.
Theo kế hoạch năm 2019 quân đội Mỹ sẽ nhận được thêm 135 chiếc M1A2 SEP V3, phiên bản nâng cấp tân tiến nhất của dòng xe tăng này. Công việc sẽ được thực hiện tại nhà máy sản xuất xe tăng ở Lima, bang Ohio, nơi từng nhiều lần đứng trước nguy cơ bị đóng cửa sau Chiến tranh Lạnh.
Trong nhiều năm, Trung tâm Sản xuất Hệ thống Chung (JSMC), hay còn gọi là Nhà máy Sản xuất Xe tăng Lima (LATP) ở bang Ohio cùng lực lượng lao động còn lại chỉ tồn tại nhờ việc hiện đại hóa và sửa chữa các xe tăng Abrams.
Chặng đường thăng trầm
LATP là nơi sản xuất và lắp ráp các xe tăng và xe thiết giáp cho quân đội Mỹ từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Năm 2012, nhà máy này phải cắt giảm chương trình lắp ráp xe tăng theo đạo luật của chính phủ.
Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Donald Trump, các hoạt động này đã được khôi phục và hiện mỗi tháng nhà máy sản xuất tới 11 xe tăng với đội ngũ nhân sự khoảng 580 người.
Nhà máy, nơi được xem là một di sản của "kho vũ khí dân chủ" thời Chiến tranh Thế giới lần thứ hai của Mỹ, đi vào hoạt động từ năm 1942 và sớm trở thành địa điểm lắp ráp và thử nghiệm các loại phương tiện dùng để chiến đấu tại các chiến trường Thái Bình Dương và châu Âu.
LATP thuộc biên chế của Quân đội Mỹ và do nhà thầu General Dynamics Land Systems vận hành. Nhà máy xe tăng này trải qua giai đoạn phát triển bùng nổ khi Chiến tranh Triều Tiên bùng phát năm 1950. Quân đội đã xây dựng các hạ tầng cơ sở mới, trong đó có hai nhà kho lớn với tổng diện tích khoảng 10.000m2 mỗi khu.
Nhà máy này là nơi sản xuất các loại xe tăng nổi tiếng như Xe tăng Hạng nhẹ M-5 và mẫu Pershing T-26. Tính đến thời điểm Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc, nhà máy này đã sản xuất khoảng 100.000 phương tiện chiến đấu.
Xe tăng hạng nhẹ M5 là phiên bản tân tiến hơn của M3, còn gọi là Stuart, một loại xe tăng hạng nhẹ của Mỹ, sử dụng nhiều trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Mỹ cung cấp loại xe tăng này cho quân đội Anh và Khối Thịnh vượng Chung theo chương trình cho vay-cho thuê trước khi tham chiến.
Sau đó, chính quân đội Mỹ và lực lượng đồng minh đã sử dụng các loại xe tăng này cho đến khi chiến tranh kết thúc. Tên Stuart của dòng xe tăng này được đặt theo tên tướng J.E.B Stuart. Tại Anh, xe tăng cũng có một biệt danh không chính thức là "Honey".
M26 Pershing là một loại xe tăng hạng nặng của Mỹ đặt theo tên tướng John Joseph Pershing được sử dụng hạn chế trong Chiến tranh thế giới thứ II, chiến tranh Triều Tiên và nội chiến Trung Quốc.
Chỉ có 20 chiếc M26 được sản xuất kịp để tham gia Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, do động cơ yếu và độ tin cậy kém nên mẫu vũ khí này đã ngừng sản xuất năm 1950, và bị thay thế hoàn toàn trong quân đội Mỹ từ 1952. Các "siêu xe tăng" bắt đầu được LATP sản xuất từ thập niên 80 của thế kỷ trước.
Quân đội Mỹ lần đầu tiên giới thiệu mẫu xe tăng M1 Abrams vào năm 1980 và gọi đây là "siêu xe tăng" với tốc độ nhanh hơn, lớp vỏ thiết giáp dày hơn và hỏa lực mạnh hơn những người tiền nhiệm.
Các xe tăng M1 Abrams đời đầu nặng khoảng 60 tấn, được trang bị súng nòng 105mm với tốc độ khai nòng là 30mph (tương đương 13,4m/s). Xe tăng mẫu M1 Abrams đầu tiên được xuất xưởng có tên "Thunderbolt", được đặt theo tên chiếc xe tăng mà Tướng Creighton Abrams đặt trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
"Ngôi sao" của LATP
Năm 2017, Mỹ đã nhận các xe tăng M1A2 SEP V3, phiên bản mới nhất của dòng xe tăng nổi tiếng M1 Abrams. Các xe tăng này chạy thử nghiệm từ tháng 1-2015 và trải qua các bài đánh giá cho thấy chúng hoạt động hiệu quả và tin cậy.
Theo những thông tin được General Dynamics tiết lộ, sau khi nâng cấp cấu hình, xe tăng M1A2 SEP V3 sẽ có màn hình hiển thị LCD màu mới, hệ thống quan sát và ngắm bắn quang ảnh nhiệt, hệ thống công suất phụ trợ và một hệ thống vô tuyến mới để trao đổi thông tin liên lạc giữa xe tăng và bộ binh.
Xe tăng M1A2 SEP V3 sẽ lần đầu tiên được trang bị tổ hợp phòng vệ chủ động Trophy-A nhập khẩu từ Israel. Hệ thống này có nhiệm vụ phát hiện và tự động ngăn chặn các mối đe dọa từ tên lửa chống tăng.
Công nhân đang lắp ráp xe tăng tại LATP.
Về hỏa lực, xe tăng M1A2 SEP V3 sử dụng pháo chính M256 nòng trơn 120mm với tầm bắn hiệu quả tối đa 4km. Loại đạn xuyên giáp động năng APFSDS M829A3 sử dụng thanh xuyên dài hơn và hợp kim uranium nén có tỷ trọng lớn có khả năng xuyên giáp tốt hơn.
M1A2 SEP V3 còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến dựa trên một máy tính kỹ thuật số một trạm vũ khí điều khiển từ xa lắp súng liên thanh nòng 12,7mm và 2 súng máy 7,62mm.
Điểm mới của xe tăng M1A2 SEP V3 là hệ thống kết nối thông tin với đạn ALD cho phép kíp lái chủ động điều khiển thời gian đạn kích nổ để tối ưu khả năng tiêu diệt sinh lực đối phương ẩn nấp sau vật cản hoặc hầm hào. Hệ thống kiểm soát hỏa lực của xe tăng M1A2 SEP V3 cũng được nâng cấp nhằm kết hợp tốt giữa các loại vũ khí.
Trước khi tung hoành trên chiến trường, các xe tăng M1 Abrams đều phải trải qua những công đoạn sản xuất vô cùng nghiêm ngặt. Quá trình sản xuất cỗ xe tăng hạng nặng M1 Abrams bắt đầu từ những tấm thép nhập khẩu đặc biệt.
Các bộ phận của M1 Abrams được thực hiện bằng máy CNC hiện đại, với các cánh tay robot và hệ thống điều khiển kỹ thuật số cầm tay cho phép người vận hành có thể theo dõi chi tiết các thao tác của máy. Việc phun sơn cho các bộ phận của M1 Abrams cũng được thực hiện một cách tự động bằng máy phun kỹ thuật số. Một số công đoạn khác do công nhân lành nghề thực hiện. Tháp pháo được lắp đặt riêng trước khi được ráp vào phần thân.
Sau tất cả các công đoạn lắp ráp, nhân viên kỹ thuật bắt đầu kiểm tra lần cuối sản phẩm để hoàn thiện trước khi các xe tăng M1 Abrams được đưa ra thử nghiệm và điều chỉnh. Nhiều năm qua, xe tăng Abrams được nâng cấp rất nhiều lần và vẫn là trang bị chủ lực của Quân đội Mỹ.
Dù đã có những cải tiến vượt bậc về kỹ thuật, nhưng giới chuyên gia nhận định, xe tăng M1A2 SEP V3 chỉ là bước đệm trong thời gian chờ đợi phiên bản M1A2 SEP V4 hoàn thiện. Xe tăng phiên bản M1A2 SEP V4 được kỳ vọng sẽ có tính năng tương đương với các dòng xe tăng hiện đại T-14 Armata của Nga và Tuýp 99 của Trung Quốc.
Theo thông tin được General Dynamics Systems Land công bố, phiên bản xe tăng M1A2 SEP V4 sẽ được trang bị các khí cụ chiến đấu hoàn toàn mới giúp "lột xác" hoàn toàn xe tăng Abrams. Hệ thống điện tử hoàn toàn mới, cảm biến tinh vi và pháo chính nâng cấp cung cấp khả năng tác chiến bất kể ngày đêm.
Hệ thống cảm biến ảnh hồng ngoại FLIR cải tiến giúp mở rộng tầm giám sát xung quanh xe, cũng như khả năng hoạt động trong điều kiện thời tiết phức tạp. Trên xe tăng M1A2 SEP V4, Mỹ sẽ trang bị tổ hợp phòng thủ chủ động nội địa (MAPS) cung cấp khả năng tự vệ cao hơn trước các dòng vũ khí chống tăng.
Tuy nhiên, xe tăng M1A2 SEP V4 cần tới 4 năm nữa để ra mắt nguyên mẫu đầu tiên và tới năm 2025 mới có thể trang bị đại trà. Trong thời gian đó, General Dynamics và giới chức quân sự Mỹ cần thuyết phục Quốc hội tiếp tục cung cấp tài chính để phát triển dòng xe tăng mới.
Sự dè chừng sai lầm của Mỹ?
Mẫu xe tăng M1 Abrams từng vấp phải một số tranh cãi bởi khi bán cho đồng minh Mỹ đã cắt đi tính năng bọc giáp uranium khiến loại xe tăng này liên tục bị bắn cháy trên chiến trường, điều này đã góp phần hủy hoại danh tiếng của dòng xe tăng này trên thị trường xuất khẩu. Thực tế, nhiều xe tăng M1 Abrams Mỹ bán cho Iraq đã bị lực lượng phiến quân của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo bắn hỏng.
Trong bảng xếp hạng xe tăng, M1 Abrams vẫn được coi là một trong những chiếc xe tăng mạnh nhất hành tinh do sở hữu giáp tốt, hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao. M1 Abrams cùng với T-80 của Nga là hai chiếc xe tăng duy nhất trên thế giới được trang bị động cơ tuốc bin khí.
Ưu điểm của loại động cơ này được đánh giá là nằm ở khả năng tăng tốc cực nhanh, dễ dàng cơ động lẩn tránh hỏa lực đối phương trên chiến trường tuy có nhược điểm ngốn nhiên liệu và khó bảo trì.
Hệ thống điện tử thông tin liên lạc và điều khiển hỏa lực trên xe khá hiện đại, các xe tăng có thể dễ dàng liên kết chia sẻ mục tiêu với nhau, và khai hỏa chính xác vào đối phương, bất kể ngày đêm. Tuy vậy kích cỡ lớn và không được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động là nguyên nhân khiến dòng xe tăng này dễ bị bắn cháy trên chiến trường.
Giới quan sát nhận định, nếu hỏa lực bắn trực diện vào phía trước được trang bị giáp uranium siêu cứng sẽ khó có thể hạ được loại xe tăng này. Vì thế đa phần phiến quân sẽ chọn bắn vào bên hông hoặc đằng sau xe, nơi có giáp mỏng nhất và dễ tổn thương bởi vũ khí chống tăng.
Điểm khác lạ là đa phần các xe tăng do Mỹ sản xuất dù bị bắn cháy cũng không tung tháp pháo ra khỏi thân xe, điều này là do kho đạn của M1 Abrams được thiết kế đặc biệt để giải phóng sức nổ.
Khác với Nga, khi bán vũ khí sẽ tùy theo yêu cầu của khách hàng để gia giảm các tính năng, Mỹ thì chỉ bán vũ khí sau khi đã cắt bớt tính năng.
Khi bán cho đối tác, Mỹ lại quyết định gỡ vỏ giáp siêu cứng thay vì rút tính năng điện tử hay hỏa lực, vì vậy việc M1 Abrams dễ bị loại khỏi vòng chiến đấu trên chiến trường khiến danh tiếng của loại xe tăng này rớt thảm hại.
Ước tính đã có khoảng 20 chiếc xe tăng M1 Abrams đã bị phá hủy kể từ khi xung đột tại Yemen bùng phát.
Điều này khiến cho M1 Abrams trở thành loại tăng bị hủy diệt nhiều nhất trên chiến trường Yemen. Quân đội Iraq đã có kế hoạch trang bị trên 300 chiếc M1 Abrams, nhưng màn thể hiện quá tồi tệ đã khiến họ đổi ý và tìm đến các mẫu vũ khí khác, cụ thể là xe tăng T-90 của Nga.
No comments:
Post a Comment