Trong các cuộc tấn công nhằm vào một số mục tiêu tại Syria hôm 13/4, Không quân Israel được cho là đã triển khai tên lửa hành trình nội địa Rampage – mẫu vũ khí vừa được đưa vào sản xuất hàng loạt đầu năm 2019.
Tên lửa Rampage được phát triển theo một dự án hợp tác giữa Tổ hợp Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Israel (IAI) và Tổ hợp Công nghiệp quân sự Israel (IMI). Nó được xem là bản sửa đổi mở rộng của hệ thống rocket bắn loạt EXTRA (Israel đưa vào biên chế năm 2016).
Các cuộc tấn công hôm 13/4 nhằm vào các nhà máy tên lửa có liên hệ với Iran tại tỉnh Hama. Phòng không Syria tuyên bố đã đánh chặn được phần lớn số tên lửa mà Israel sử dụng.
Kể từ khi tổ hợp phòng không S-200 Syria bắn hạ một chiếc F-16 của Israel hồi tháng 2/2018, các chiến đấu cơ của Israel phần lớn đều tấn công ngoài tầm nhìn, có thể là qua Địa Trung Hải hoặc từ không phận Lebanon.
Tiêm kích F-16 của Israel.
Theo Israel, tên lửa Rampage rất phù hợp để tiến hành các cuộc tấn công ngoài tầm nhìn nhằm vào mục tiêu tại Syria, khiến đối phương khó đánh chặn hơn các thiết kế tên lửa cũ.
Các chiến dịch đang tiếp diễn tại Syria mang lại cho Không quân Israel cơ hội quý báu để thử nghiệm khả năng tác chiến của vũ khí nội địa trước một mạng lưới phòng không tích hợp, đồng thời hạn chế tối thiểu rủi ro cho chiến đấu cơ Israel.
Syria có trong tay một số loại tên lửa đáng gờm có khả năng tấn công chính xác vào các mục tiêu của Israel.
Tuy nhiên, bất lợi lớn về lực lượng không quân khiến Damascus phải tiến hành mọi biện pháp nhằm tránh leo thang thành chiến tranh quy mô lớn với người hàng xóm Israel – quốc gia đang triển khai lực lượng không quân lớn thứ hai tại Trung Đông, chỉ sau Ả Rập Saudi.
Tên lửa Rampage cho phép các chiến đấu cơ Israel "tấn công mục tiêu trong những điều kiện mà chúng ta chưa từng gặp trước đây". Nó được Israel đưa vào biên chế không bao lâu sau khi Nga tuyên bố sẽ giúp Syria nâng cấp mạng lưới phòng không bằng tổ hợp tên lửa S-300PMU-2.
Mặc dù phiên bản S-300 này được phát triển từ những năm 1990 nhưng nó vẫn giúp năng lực phòng không của Syria được tăng cường đáng kể.
Tên lửa Rampage tương thích với các tiêm kích tấn công hạng nặng F-15I nhưng nó cũng có thể được triển khai từ các chiến đấu cơ đa nhiệm hạng nhẹ 1 động cơ F-16 và F-35.
Rampage được cho là có độ chính xác cao - dẫn đường bằng hệ thống GPS và có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 140km ở tốc độ siêu thanh – nhưng tốc độ "vừa đủ" để được gọi là siêu thanh này khiến Rampage gặp bất lợi đáng kể trước các hệ thống tên lửa đối thủ - như YJ-12 của Trung Quốc (tốc độ gấp 3 lần Rampage).
Bên cạnh đó, tầm bắn và đầu đạn của Rampage cũng thua kém tên lửa 3M-54 của Nga.
Hệ thống phòng không S-300PMU-2.
Tốc độ tương đối thấp của Rampage không chỉ tạo điều kiện cho mục tiêu tiêu có thời gian cảnh báo dài hơn mà còn khiến nó dễ bị đánh chặn hơn, ngay cả với các hệ thống phòng không ở cấp độ cơ bản thấp, như tổ hợp S-125 và 2K12 KuB của Syria.
Tuy nhiên, do các mục tiêu tại Trung Đông phần lớn là "mục tiêu mềm" – dễ dàng bị vô hiệu hóa hơn những mục tiêu mà tên lửa hành trình Nga-Trung được thiết kế để đánh chặn – nên Rampage vẫn có thể được xem là hệ thống chi phí thấp, đủ mạnh và phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải dùng tới tên lửa hành trình ngoài tầm nhìn cơ bản.
Chiến đấu cơ F-16 Israel phóng tên lửa hành trình Rampage.
Hiện chưa rõ Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) có ý định tiến tới trang bị các loại tên lửa hành trình có tầm bắn xa hơn, nhanh hơn, mang đầu đạn lớn hơn hay không.
Song, xét tới mối đe dọa ngày càng gia tăng từ phía kho tên lửa hành trình-đạn đạo trên bộ của Iran, cũng như từ các tên lửa phóng từ trên không và tàu ngầm của nước này thì khả năng trên vẫn có thể diễn ra.
No comments:
Post a Comment