Tổ hợp này có đủ không gian sinh hoạt cho 250 quân nhân, và có đủ nhu yếu phẩm để họ có thể tồn tại, cũng như hoạt động trong hơn 1 năm mà không cần tới sự hỗ trợ bên ngoài.
Căn cứ ở Kotelny có vị trí địa lý gần với Alaska hơn Moscow. Hạm đội phương Bắc của Nga đã chuyển tới đóng quân tại đây vào năm 2016.
Căn cứ quân sự Nga ở Bắc Cực . Nguồn: CNN
Tại căn cứ Northern Clover, các binh sĩ không phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt của Bắc Cực, trừ phi làm nhiệm vụ. Căn cứ với thiết kế "vòng tròn khép kín" có các khu vực sinh sống và hoạt động được nối với nhau. Tòa nhà độc lập duy nhất ở đây là một nhà thờ nhỏ, cách trung tâm căn cứ khoảng 20m.
"Căn cứ của chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát, giám sát không phận, bảo vệ tuyến đường biển Bắc và loại bỏ các yếu tố đe dọa môi trường" – Thiếu tá Vladimir Pasechnik, chỉ huy nhóm chiens thuật Northern Clover trên đảo Kotelny cho hay.
Căn cứ này đã được trang bị các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển và hệ thống pháo/tên lửa đất-đối-không tầm trung phiên bản Bắc Cực Pantsir, có khả năng hoạt động trong điều kiện nhiệt độ -50 độ C.
Một nhóm nhà báo được Bộ Quốc phòng Nga mời tới hòn đảo này hôm thứ Tư đã được chứng kiến các xe phóng tên lửa chống tàu Basiton tham gia một cuộc tập trận gần bờ biển và hệ thống phòng không Pantsir-S1 thực hành bắn mục tiêu.
Hệ thống phòng không Pantsir phiên bản Bắc Cực thực hành bắn mục tiêu. Ảnh: AP
Quân đội Nga cũng đang lên kế hoạch củng cố vị thế tại Bắc Cực bằng cách thử nghiệm phiên bản Bắc Cực của hệ thống phòng không S-400 và tăng cường thêm các tổ hợp phòng không tại một căn cứ không quân trên đất liền gần đó.
Nơi đây có nhiệm vụ rõ ràng là bảo vệ các lợi ích của Nga tại khu vực mà đang nhanh chóng trở thành điểm nóng địa chính trị giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với Bắc Cực.
Tuyến đường biển Bắc
Cuộc đua giành Bắc Cực đang nóng lên, khi lượng dầu mỏ và khí gas dự trữ khổng lồ trong khu vực có khả năng trở nên dễ tiếp cận hơn do thời tiết thay đổi, làm tăng tốc độ tan băng.
Tổng thống Putin đã mô tả Bắc Cực "là khu vực quan trọng nhất sẽ cung ứng cho tương lai của nước Nga" và Moscow đã thành lập hẳn Bộ Phát triển Viễn Đông và Bắc Cực mới để phục vụ kế hoạch của mình.
Trong sắc lệnh tổng thống được ban hành không bao lâu sau khi nhậm chức năm 2018, ông Putin đã yêu cầu phải tăng gấp 10 lần lượng giao thông tàu thuyền qua Tuyến đường biển Bắc vào năm 2024.
Căn cứ quân sự Nga ở Bắc Cực. Nguồn: CNN
Nga cũng đang thắt chặt quyền kiểm soát đối với Tuyến đường biển Bắc – nơi nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Nga, và cắt giảm thời gian giao thông tàu thuyền từ Châu Âu tới châu Á xuống còn 40% so với mức đi qua kênh đào Suez.
Tháng này, Moscow thông báo các tàu thuyền nước ngoài đi qua Tuyến đường biển Bắc sẽ phải báo trước 45 ngày, trả mức phí di chuyển cao hơn và phải đồng ý để một phi công Nga lên trên tàu.
Tuy nhiên, cuộc đua Bắc Cực của Nga lại phụ thuộc lớn vào nguồn đầu tư từ Trung Quốc. Hiện Bắc Kinh là khách hàng lớn nhất của Moscow trong các chuyến tàu vận chuyển qua tuyến đường biển Bắc:
Nga đưa các tàu chở khí gas tự nhiên hóa lỏng tới Trung Quốc thông qua vùng biển Bắc Cực lần đầu tiên vào tháng 7/2018, và đã cho Bắc Kinh mượn tàu chở băng để hộ tống một đội tàu chở hàng của Trung Quốc tới châu Âu vào mùa thu năm đó.
Phần lớn các tàu thuyền đi qua tuyến đường biển Bắc đều có nguy cơ bị mắc kẹt trong lớp băng dày và cần có tàu phá băng để dẫn đường cho chúng đi qua vùng biển Bắc Cực.
Nga hiện là quốc gia duy nhất có hạm đội tàu phá băng hạt nhân đang hoạt động. Song, điều đó có thể sẽ sớm thay đổi, bởi vào tháng trước, Trung Quốc tuyên bố họ đang có kế hoạch tự đóng tàu phá băng hạt nhân để thay đổi vị thế của một "quốc gia gần Bắc Cực".
Mỹ theo dõi chặt chẽ
Chính phủ Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Nga về phía bắc. Washington gần đây đã có các cuộc thảo luận về nhu cầu thúc đẩy chiến lược Bắc Cực, và lực lượng tuần duyên Mỹ đang đặt ưu tiên đầu tư là chế tạo một tàu phá băng hạng nặng mới.
Năm ngoái, NATO đã tiến hành cuộc tập trận Trident Juncture với sự tham gia của 40.000 binh sĩ, đây là cuộc tập trận quân sự lớn nhất tại Na Uy trong hơn 1 thập kỷ.
Hồi tháng 1, Bộ trưởng hải quân Richard Spencer cho biết Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch tái mở cửa căn cứ Adak ở Alaska và sẽ lần đầu tiên triển khai tàu chiến mặt nước tới biển Bắc Cực vào mùa hè năm nay.
Về phần mình, Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn vào năm nay. Cuộc tập trận Tsentr-2019 tại quần đảo Novaya Zemlya và đảo New Siberian sẽ có nội dung là "một cuộc kiểm tra nghiêm túc về năng lực chiến đấu" của các lực lượng Bắc Cực Nga.
No comments:
Post a Comment