Là cường quốc quân sự, những những gì diễn ra trong vài thập kỷ trở lại đây cho thấy có vẻ Nga không mặn mà lắm với ý tưởng về tàu sân bay cùng các tiêm kích cất, hạ cánh thẳng đứng.
Bằng chứng là trong bao nhiêu năm, Moscow vẫn chỉ duy trì duy nhất tàu sân bay Kuznetsov thường xuyên phải ngừng triển khai để duy tu, bảo dưỡng.
Nga cũng từng phát triển máy bay tiêm kích cất cánh thẳng đứng, tương tự như dòng máy bay Harrier của hải quân Anh, là dòng tiêm kích Yak -141, nhưng không mấy thành công.
Tiêm kích Yak-141
Trong khi có vẻ người Nga đã yên vị với một học thuyết quân sự không chú trọng tàu sân bay thì tin tức mới đây nói Nga lại đang phát triển một loại máy bay cất hạ cánh thẳng đứng và các tàu sân bay mới để làm bệ phóng cho các máy bay mới này.
Cuối năm ngoài, một bài viết trên tờ báo Nga Izvestia dẫn lời hai quan chức Nga nói có thể các máy bay cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL), các tàu sân bay mới sẽ được biên chế vào hải quân Nga.
Ông Denis Manturov, bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nga nói nước này sẽ không đóng các tàu sân bay trực thăng.
"Tôi chỉ có thể tiết lộ rằng chương trình đóng tàu của chúng tôi dự kiến xây dựng các tàu đổ bộ đa năng có thiết bị hỗ trợ hạ cánh đặt bên trong thân tàu hoặc trên boong tàu", ông nói.
Sau đó ông Yuri Barisov, phó thủ tướng phụ trách quốc phòng, nói Nga đã và đang phát triển các máy bay VTOL kể từ năm 2017 và có thể được đưa vào hoạt động trong vòng 7-10 năm.
Nhưng điều thú vị không phải nằm ở tin tức này mà là những bình luận của tờ Izvestia về việc Moscow đang hướng tới điều gì (hoặc Moscow muốn mọi người nghĩ Nga đang hướng tới điều gì).
Bài trên Izvestia cho rằng các tàu sân bay trực thăng thuần túy là di sản của Chiến tranh lạnh.
(Trong vài thập kỷ căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô, Moscow đã cho đóng nhiều tàu sân bay nhưng hầu hết không hẳn là tàu sân bay hoàn chỉnh.Đa số là tàu sân bay mang theo trực thăng chống ngầm-PV).
Sau này, các tàu sân bay trực thăng của Liên Xô được thay thế bởi các tàu sân bay trực thăng tiến công và trực thăng trên tàu làm nhiệm vụ chở quân, và loại còn lại là "tàu đổ bộ đa năng" có thể làm bãi đáp cho tiêm kích VTOL.
Liên Xô đã đóng hai tàu sân bay trực thăng lớp Moskva trong những năm 1960, và sau đó là các tàu sân bay lớp Kiev mang theo máy bay cất cánh đường băng ngắn, hạ thẳng đứng (VSTOL).
Cho đến nay, trong hải quân Liên Xô và sau này là Nga mới chỉ có duy nhất tàu Đô đốc Kuznetsov mang theo các tiêm kích thông thường (MiG-29 và Su-33).
"Trong từng ấy năm, hải quân Liên Xô đã nhận được các tàu sân bay với các máy bay cất hạ cánh thông thường, và tàu đổ bộ đa năng", Izvestia viết. "Tuy nhiên, chưa bao giờ hải quân Liên Xô rơi vào cảnh (như Nga hiện nay):
Tàu Đô đốc Kuznetsov là tàu duy nhất có thể mang theo các tiêm kích thông thường. Trải qua thời gian, các cuộc thảo luận về tàu sân bay Nga cuối cùng cũng dẫn đến chuyện khởi động lại chuyện đóng tàu sân bay.
Tuy nhiên, cuối những năm 2000, chuyện đóng các tàu đổ bộ đa năng lại gặp vấn đề. Và rồi người ta quyết định dựa vào kinh nghiệm nước ngoài bằng việc đặt mua hai con tàu loại này từ Pháp".
Nhưng như đã biết, hợp đồng bán cho Nga 2 tàu đổ bộ Mistral đã bị Pháp hủy bỏ, chấp nhận chịu đền hợp đồng sau việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014.
Và nay, Nga đã quyết theo hướng đóng mới tàu sân bay với các máy bay VTOL.
No comments:
Post a Comment